Định hướng thu hút vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015

Một phần của tài liệu Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư tại huyện Mộc Châu (Trang 63)

* Một số lĩnh vực ưu đãi thu hút đầu tư vào địa bàn huyện Mộc Châu Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư

+ Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới

+ Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới

+ Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trýờng sinh thái;

nghiên cứu, phát triển và chế tạo công nghệ cao + Sử dụng nhiều lao động

+ Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục và thể thao: Đầu tư xây dựng cơ sở cai nghiện ma túy, cai nghiện thuốc lá; Đầu tư thành lập cơ sở thực hiện vệ sinh phòng chống dịch bệnh; Đầu tư thành lập trung tâm lão khoa, hoạt động cứu trợ tập trung, chăm sóc người tàn tật, trẻ mồ côi.

+ Những lĩnh vực sản xuất và dịch vụ khác (Đầu tư xây dựng chung cư cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; đầu tư xây dựng ký túc xá sinh viên và xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội)

Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư

+ Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cõ khí chế tạo

+ Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới

+ Sử dụng nhiều lao động (Dự án sử dụng thường xuyên từ 500 lao động đến 5.000 lao động).

+ Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng (Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã và phục vụ đời sống cộng đồng nông thôn; Đầu tư kinh doanh hạ tầng và đầu tư sản xuất trong cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, cụm làng nghề nông thôn; Xây dựng nhà máy nước, hệ thống cấp nước phục vụ sinh hoạt, phục vụ công nghiệp, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước; Xây dựng, cải tạo cầu, đường bộ, cảng hàng không, sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, nơi đỗ xe; Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tập trung ở địa bàn huyện).

+ Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn hóa dân tộc

+Phát triển ngành nghề truyền thống: Xây dựng và phát triển các ngành nghề truyền thống sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm và các sản phẩm văn hóa.

+Những lĩnh vực sản xuất và dịch vụ khác :

o Cung cấp dịch vụ kết nối, truy cập và ứng dụng internet, các điểm truy cập điện thoại công cộng tại địa bàn huyện.

o Phát triển vận tải công cộng bao gồm: vận tải hành khách đường bộ bằng xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên; vận tải bằng phương tiện thủy nội địa chở khách hiện đại, tốc độ cao.

o Đầu tư di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi nội thị.

o Đầu tư xây dựng chợ loại I, khu triển lãm.

o Hoạt động huy động vốn, cho vay vốn của Quỹ tín dụng nhân dân.

o Tư vấn pháp luật, dịch vụ tư vấn về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

o Sản xuất giấy, bìa, ván nhân tạo trực tiếp từ nguồn nguyên liệu nông, lâm sản trong nước; sản xuất bột giấy.

* Dự báo khả năng huy động vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015

Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, phấn đấu huy động vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 khoảng 8.000 tỷ đồng. Trong đó vốn từ NSNN là 1.800 tỷ đồng; vốn từ doanh nghiệp và dân cư là 6.200 tỷ đồng. Riêng năm 2011 phấn đấu huy động vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 1.400 tỷ đồng. Trong đó vốn từ NSNN là 350 tỷ đồng; vốn từ doanh nghiệp và dân cư là 1.050 tỷ đồng.

* Định hướng về đầu tư phát triển

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng. Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng; kịp thời phân bổ và thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn. Kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn NSNN tập trung cho các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo. Thanh toán nợ xây dựng cơ bản, ưu tiên vốn cho các công trình đã có khối lượng hoàn thành, các dự án sẽ hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong năm 2011. Thực hiện khẩn trương theo kế hoạch các dự án đường từ huyện đến xã bảo đảm đi được 4 mùa; đường đến với các bản chưa có đường; các dự án xây dựng, nâng cấp khu đô thị, khu hành chính mới Mộc Châu, nâng cấp trụ sở các xã kết hợp với xây dựng nhà công vụ.

Tiếp tục tranh thủ nguồn vốn NSNN để đầu tư cho phát triển, nâng cấp hạ tầng cho khu trung tâm du lịch Mộc Châu, khu du lịch Rừng thông bản Áng xã Đông Sang( đường giao thông, cấp điện, cấp nước…). Dự kiến thu

hút vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng du lịch năm 2011( Vốn NSNN + vốn Doanh nghiệp) khoảng 300 tỷ đồng.

Tập trung đầu tư vào hệ thống cơ sở lưu trú: Khách sạn loại 2 - 3 sao ở Trung tâm du lịch sinh thái Mộc Châu, Khu du lịch Rừng thông Bản Áng, thị trấn Nông Trường và thị trấn Mộc Châu; Khách sạn cao cấp loại 4 - 5 sao ở Trung tâm Vui chơi giải trí cao cấp và Trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp; Biệt thự du lịch ở Khu trung tâm; Khu vui chơi giải trí cao cấp; Khu nghỉ dưỡng cao cấp; Khu du lịch Thác Dải Yếm.Các cơ sở lưu trú theo mô hình home stay phát triển ở các khu, điểm du lịch vệ tinh, các trung tâm dịch vụ.

Hệ thống các cơ sở vật chất kỹ thuật khác: Hệ thống cơ sở Vui chơi giải trí; Hệ thống các cơ sở phục vụ ăn uống; Hệ thống các cơ sở phục vụ hội nghị, hội thảo; Hệ thống cơ sở phục vụ nhu cầu thể thao.

Các tuyến giao thông tập trung đầu tư nâng cấp trong giai đoạn 2010 - 2015: Tuyến quốc lộ 6 mới; Tuyến quốc lộ 43 (đi cửa khẩu Lóng Sập); Tuyến quốc lộ 6 cũ; Tuyến thị trấn Nông Trường - Chờ Lồng - Tân Lập; Tuyến Lóng Luông - Chiềng Yên; Tuyến thị trấn Mộc Châu - Đông Sang; Tuyến Vân Hồ - Phiêng Luông.

Các tuyến giao thông tập trung đầu tư nâng cấp trong giai đoạn 2015 – 2020: Tuyến Vân Hồ - Xuân Nha; Tuyến Xuân Nha, - Tân Xuân - Chiềng Xuân - Chiềng Ve; Tuyến Chiềng Khoa - Tô Múa - Mường Tè - Quang Minh; Tuyến Quốc lộ 43 (đoạn Phiêng Luông - Hua Păng; các cảng du lịch sông Đà tại vị trí các xã Tân Hợp, Quy Hướng, Quang Minh; Xây dựng sân bay dành cho máy bay nhỏ (air-taxi), máy bay trực thăng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cao cấp từ Hà Nội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư tại huyện Mộc Châu (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w