Sản lượng, chất lượng sữa chu kỳ đầu của đàn con gái và gá

Một phần của tài liệu đánh giá chọn lọc bò đực giống holstein friesian ở việt nam (Trang 116)

giống về tiềm năng cho sữa của các bò đực HF

Để cải tiến nâng cao chất lượng giống bò sữa cũng như muốn phát triển nhanh và bền vững ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam ngoài sử dụng tinh đông lạnh của những bò đực giống HF có chất lượng tinh tốt, tỷ lệ thụ thai cho đàn bò cái cao, khả năng sản xuất sữa, chất lượng sữa ở đàn con gái, cũng như GTG về TNS của bò đực là rất quan trọng, nó phản ánh tiềm năng cho sữa của mỗi đực giống. Đây là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng được mọi người chăn nuôi quan tâm hàng đầu.

107

Để đánh giá khả năng sản xuất sữa cũng như chất lượng sữa thì khả năng sản xuất sữa tiêu chuẩn của bò con gái và đặc biệt là GTG của mỗi bò đực là chỉ tiêu chung nhất phản ánh tiềm năng về sản lượng cũng như chất lượng sữa của mỗi bò đực giống HF có thể truyền lại cho thế hệ sau.

Kết quả nghiên cứu thấy rằng bình quân SLS/ck 305 ngày trên đàn con gái của những đực giống cao, thì tỷ lệ mỡ sữa cũng như tỷ lệ protein sữa thấp và ngược lại điều này phù hợp với quy luật tiết sữa ở bò và cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước.

Qua kết quả về SLS tiêu chuẩn trên đàn bò con gái của 9 đực giống HF chúng tôi thấy khả năng sản xuất sữa tiêu chuẩn của đàn con gái/ck 305 ngày, của bò đực số 286 đạt cao nhất, đạt 5262,1kg, tiếp theo là đàn con gái của đực giống 283 đạt 5013,6 kg, bò số 288 đạt 5010,5 kg, bò 276 đạt 4934kg, bò 281 đạt 4797,2 kg, bò 285 đạt 4750,5kg, bò 284 đạt 4618 kg, bò 275 đạt 4451,4kg, và thấp nhất là đàn con gái của bò 277 chỉ đạt 4251,1 kg.

Thông qua kết quả về sản lượng sữa chu kỳ đầu của đàn con gái, để ước tính GTG của từng bò đực, từ kết quả về GTG giúp cho người chăn nuôi có thể chọn tinh đông lạnh của đực giống, chính xác, phù hợp để ghép đôi giao phối, nhân giống tạo đàn bò sữa có SLS theo mong muốn. Qua kết quả nghiên cứu thấy rằng bò đực số hiệu 286 có GTG về tiềm năng sữa cao nhất đạt +1064,58 kg xếp số 01; tiếp đến là các bò đực 288 xếp thứ 2, xếp thứ 3 là bò 283, xếp thứ 4 là bò 276, xếp thứ 5 là bò 281, xếp thứ 6 là bò 285, xếp thứ 7 là bò 284, xếp thứ 8 là 275 và thấp nhất là bò đực 277 chỉ đạt +36,62 kg xếp thứ 9.

Lợi nhuận kinh tế có thể thu được từ việc sử dụng GTG về TNS của các bò đực giống HF ở trên, GTG cung cấp một cách chính xác và rõ ràng cho các nhà tạo giống, các nhà sản xuất giống trong việc mua – bán giống một cách chính xác. Vì nó cho phép chúng ta xác định được các sai khác về bản chất di truyền tạo nên mà nhìn bằng mắt thường không thể đánh giá được.( Phạm Văn Giới, 2008).

108

Như vậy nếu so sánh độ lệch trung bình về SLS chu kỳ 1 của thế hệ con sinh ra từ bò đực như bò số hiệu 283 có GTG là +809,91kg với bò đực có GTG bằng 0 : Nếu giá sữa là 12.000 đồng Việt Nam/kg, bê con sinh ra từ bò đực số hiệu 283 sẽ có giá trị cao hơn bê sinh ra từ bò bố có GTG về TNS bằng 0 là: 4.859.400 đồng. Điều này chứng tỏ lợi nhuận của việc chọn lọc hoặc mua đực giống hay tinh đông lạnh phải dựa vào GTG, vì vậy người chăn nuôi bò sữa cần hết sức lưu ý quan tâm đến GTG về sản lượng sữa.

Từ các kết quả về chất lượng tinh, khả năng sản xuất tinh đông lạnh và khả năng sản xuất sữa ở đàn bò con gái của mỗi bò đực HF ở trên thấy rằng không phải bò đực có chất lượng tinh tốt, khả năng sản xuất tinh, tỷ lệ thụ thai cao mà có tiềm năng cho sữa cao bởi vì tiềm năng cho sữa của bò đực HF ngoài các yếu tố ảnh hưởng khác tới khả năng cho sữa thì yếu tố di truyền mang tính quyết định đến khả năng cho sữa ở đàn bò con cái vì vậy người chăn nuôi muốn nâng cao SLS ở đàn bò của mình thì nên lựa chọn tinh đông lạnh những bò đực giống HF có GTG cao về tiềm năng sữa để phối giống cho đàn bò cái.

109 CHƯƠNG VI KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

6.1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu mà chúng tôi thu được trên bò đực Holstein Friesian chăn nuôi và sản xuất tinh tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada cho kết quả cụ thể như sau:

- Chất lượng tinh và khả năng sản xuất tinh đông lạnh, tỷ lệ đậu thai tốt nhất và xếp số một là bò đực số hiệu 276, tiếp đến là các bò đực số 288, 283, 286, 284, 277, 285, 281 và xếp thứ 9 là bò 275.

- Giá trị giống ước tính về tiềm năng cho sữa cao nhất và xếp số một là bò đực 286 tiếp đến là bò đực 288, 283, 276, 281, 285, 284, 275 và xếp số 9 là bò đực 277. Do giá trị giống về tiềm năng cho sữa của các đực giống này cao đặc biệt là năm bò đực số hiệu 286,288,283,276 và 281, nên cần khai thác sử dụng tối đa nguồn tinh của chúng để nâng cao sản lượng sữa đời con, góp phần nâng cao sản lượng sữa của đàn bò sữa Việt Nam và tăng được hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa, .

6.2. Đề nghị

- Sử dụng tinh đông lạnh của bò đực số hiệu 276, 288, 286 và 283 để phối giống cho những bò cái Holstein Friesian có chất lượng sinh sản thấp để nâng cao tỷ lệ thụ thai.

- Cần khai thác triệt để nguồn gene của 9 bò đực giống HF số 286, 288, 283, 276, 281, 285, 284, 275 và 277 vì chúng đều có giá trị giống về sản lượng sữa dương, đặc biệt là các bò đực giống HF số 286,288, 283,276 và 281 để tăng sản lượng sữa cho đàn bò sữa Việt Nam trong các thế hệ sau.

110

NHỮNG CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ

1. Lê Bá Quế, Nguyễn Văn Đức và Lê Văn Thông (2013), “Chất lượng và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống Holstein Friesiean nuôi tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada”. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi,Viện Chăn Nuôi, năm thứ 8,Số 40, tháng 2 năm 2013.

2. Lê Bá Quế, Nguyễn Văn Đức và Lê Văn Thông (2013), “Khả năng sản xuất sữa thường và sữa tiêu chuẩn của đàn bò con gái các đực giống Holstein Friesiean tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, Hội Chăn Nuôi Việt Nam, năm thứ 21, Số 6 [171] 2013, tháng 6, năm 2013.

111

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn quốc Đạt. 1997. Thụ tinh nhân tạo gia súc gia cầm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1997.

Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Duy Hoan. 1998. Sinh lý sinh sản gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1998.

Nguyễn Tấn Anh. 2011. Đặc điểm tinh dịch và khả năng xử dụng bò đực Bogo bằng TTNT. Từ: http://www.dairyvietnam.com/vn/Cac-thong-tin- tinh-bo-trong-va-ngoai-nuoc/Dac-diem-tinh-dich-va-kha-nang-su-dung- bo-duc-Bogu-bang-thu-tinh-nhan-tao.html

Nguyễn Ân. 1972. Di truyền học động vật-Trường Đại học Nông nghiệp I, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1972.

Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2003. Tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam, tập V, Tiêu chuẩn chăn nuôi thú y, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tinh bò sữa, bò thịt. Tr: 192-194. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2003.

Đinh Văn Cải. 2003. Khả năng sinh sản và sản xuất sữa của bò HF thuần nuôi tại khu vực TP Hồ Chí Minh. Tr: 23-11. Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi. Số 4/2003.

Đinh Văn Cải. 2008. Một số thông tin về ngành sữa Isreal. Từ: http://www.trungtamqlkdg.com.vn/Index.aspx?urlid=newsdetail&itemid= 1467).

Đinh Văn Cải. 2009. Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam. Từ: http://www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=9128)

Hà Văn Chiêu. 1996. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của một số giống bò cao sản nuôi ở Việt Nam. Tr: 11-19. Tạp chí khoa học-công nghệ và quản lý kinh tế. Số 9/1996.

112

Hà Văn Chiêu. 1999. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học tinh dịch bò (HF, Zebu) và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của chúng tại Việt Nam. Luận án tiến sỹ nông nghiệp. Viện Chăn nuôi, 1999.

Cục chăn nuôi. 2010. Chăn nuôi Việt Nam 2000-2010. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2010.

Lê Xuân Cương. 2002. Những điều cần chú ý khi nuôi bò sữa của Australia. Tr:14-15. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số 4/2002.

Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long và Nguyễn Văn Thanh. 2002. Sinh sản gia súc. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2002.

Lê Đăng Đảnh. 1996. Nghiên cứu tính năng sản xuất sữa bò lai ½, 3/4 và 7/8 máu HF và ảnh hưởng của một số biện pháp chăm sóc. nuôi dưỡng đến năng suất sữa của chúng. Tr: 58-98. Luận án Phó Tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,1996.

Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh Bình. 2005. Khả năng sinh sản và sản xuất của bò Holstein Friesian nhập nội nuôi tại khu vực TP Hồ Chí Minh. Tr 13-16. Tóm tắt báo cáo khoa học 2004-Viện Chăn nuôi tháng 6/2006.

Nguyễn Quốc Đạt. 1999. Một số đặc điểm về giống của bò cái lai (Holstein Friesian x lai Sindhi) hướng sữa nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tr. 65- 68; 84-129. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, Hà Nội, 1999.

Nguyễn Văn Đức, Trần Trọng Thêm, Phạm Văn Giới, Lê Văn Ngọc, Nguyễn Quốc Đạt và Định Văn Cải. 2004. Chọn tạo bò đực giống lai hướng sữa Việt Nam 3/4 và 7/8 máu HF.Tr 1259-1260. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn, số 9/2004.

Nguyễn Văn Đức. 2005. Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến phát triển chăn nuôi bò sữa. Tr. 259-270. Báo cáo nghiệm thu đề tài Độc lập cấp Nhà nước giai đoạn (2003 – 2005).

113

Nguyễn Văn Đức, Phạm Văn Giới, Nguyễn Văn Thưởng và Nguyễn Hữu Cường. 2006. Di truyền giống và dinh dưỡng bò sữa. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2006.

Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương, 1997. Công nghệ sinh sản trong chăn nuôi bò. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1997.

Hoàng Kim Giao và Phan Lê Sơn. 2003. Đánh giá thực trạng sử dụng tinh bò sữa và đực giống hướng sữa tại các vùng chăn nuôi bò sữa phía Bắc. Thông tin KHKT số 4. Từ: http://www.vcn.vnn.vn/Post/khoahoc/2003 /kh2092003_47.pdf

Phạm Văn Giới, Nguyễn Văn Đức và Trần Trọng Thêm. 2006. Hệ số di truyền và tương quan di truyền giữa SLS và TLMS của bò Holstein Friesian nuôi ở Việt Nam. Tr: 99-100. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Số 2/2006.

Phạm Văn Giới, Nguyễn Văn Đức, Trần Trọng Thêm. 2007. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố cố định đến SLS đàn bò HF lai hạt nhân và Cấp I ở Việt Nam. Tr: 64-75. Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi . Số 4/2007. Phạm Văn Giới. 2008. Nghiên cứu đặc điểm di truyền và giá trị giống về sản

lượng sữa của bò Holstein Friesean nuôi ở Mộc Châu và Tuyên Quang. Luận án tiến sỹ nông nghiệp-Viện Chăn nuôi, 2008.

Phạm Văn Giới, Nguyễn Văn Đức và Trần Trọng Thêm. 2010. Nghiên cứu các giải pháp về giống để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa. Báo cáo nghiệm thu đề tài trọng điểm cấp bộ 2006-2010.

Phùng Thế Hải, Lê Bá Quế, Lê Văn Thông, Phạm Văn Tiềm, Hà Minh Tuân, Trần Công Hòa, Võ Thị Xuân Hoa, Nguyễn Thị Thu Hòa và Nguyễn Hữu Sắc. 2009. Khả năng sinh trưởng phát triển và sản xuất tinh của bò đực giống Holstein Friesian sinh ra tại Việt Nam. Tr: 65-71.Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi. Số 7/2009.

114

Phùng Thế Hải, Lê Văn Thông, Nguyễn Văn Đức, Lê Bá Quế; Phạm Văn Tiềm, Hà Minh Tuân, Mai Thị Hà,Trần Minh Đáng và Nguyễn Văn Thanh. 2012. Ảnh hưởng của cá thể, nguồn giống, cơ sở nuôi bò cái và lứa đẻ đến tỷ lệ phối giống lần một có chửa của bò đực Holstein Friesian nuôi tại Moncada. Tr:307-314. Tạp chí Khoa học và phát triển: Tập 10, số 2/2012.

Trần Quang Hạnh và Đặng Vũ Bình. 2007. Một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng sữa của bò Holstein Friesian nuôi tại tỉnh Lâm Đồng. Tr: 45-47. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Số 3/2007.

Trần Quang Hạnh. 2010. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái Holstein Friesian thuần (HF), các thế hệ lai F1, F2 và F3 giữa HF và Lai Sind nuôi tại tỉnh Lâm Đồng. Tr. 22-39; 94-122. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội, 2010.

Nguyễn Xuân Hoàn. 1993. Nghiên cứu sinh học tinh trùng một số động vật kinh tế và công nghệ sản xuất tinh đông viên lợn Đại bạch góp phần giữ quỹ gene quý ở Việt Nam, Luận án Phó Tiến Sỹ sinh lý động vật, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 1993.

Hội Chăn nuôi Việt Nam. 2000. Cẩm nang chăn nuôi gia súc- gia cầm, v tr. 9-17; 53-103. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2000.

Phạm Thế Huệ, Trần Quang Hân. 2003. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sản xuất và sinh học của bò sữa nuôi tại Đắc Lắc. Tr. 4-6. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số 4/2003.

Nguyễn Văn Kiệm. 2000. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu và sức sản xuất góp phần đánh giá thực trạng đàn bò Holstein Friesian tại Mộc Châu- Sơn La. Luận án Tiến sỹ nông nghiệp,Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2000. Nguyễn Đăng Khôi. 2003. Đánh giá năng suất và chất lượng sữa của giống bò

HF nhập nội nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2003.

115

Lương Văn Lãng. 1983. Đánh giá một số đặc điểm về khả năng sinh sản. sinh trưởng và sản xuất sữa của bò Holstein Friesian (Cu Ba) trongquá trình nuôi thích nghi tại trung tâm giống bò sữa Sao đỏ (Mộc Châu-Sơn La), Luận án PTS Nông nghiệp. Đại học Nông nhiệp, Hà nội, 1983.

Lê Văn Liễn 2003. Sữa và các sản phẩm sữa, Bài giảng cao học, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội, 2003.

Dương Đình Long. 1978. Một số vấn đề về tinh dịch gia súc và kiểm tra pha chế môi trường tinh dịch gia súc. Tr: 51-68. Báo các tại hội nghị thụ tinh nhân tạo lợn Việt Nam lần thứ I. Hà nội, 1978.

Dương Đình Long. 1996. Nghiên cứu môi trường pha chế và bảo tồn tinh dịch lợn. Luận án PTS nông nghiệp, Đại học nông nghiệp. Hà Nội, 1996.

Nguyễn Ánh Long. 2011. Kết quả thực hiện dự án “Cải tiến, nâng cao chất lượng giống bò sữa". Từ:

http://vukehoach.mard.gov.vn/Default.aspx?id=1179.

Vương Ngọc Long. 2008. Các giống bò thịt và sữa đã và đang được xử dụng trên thế giới và Việt Nam. Từ :http://www.ascardvn.com/tintuc.php. Nguyễn Hữu Lương, Đỗ Kim Tuyên, Hoàng Kim Giao,Nguyễn Viết Hải, Vũ

Văn Nội, Lê Văn Thảo, Trần Sơn Hà, Vũ Ngọc Hiệu, Nguyễn Sức Mạnh, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thị Dương Huyền, 2006. Nghiên cứu một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của bò sữa Australia nhập nội Việt Nam (2002- 2004)”.Tr: 26-32. Tạp chí KHCN chăn nuôi số 4/2007.

Lê Mai. 2002. Bài học Đắt giá khi nuôi bò HF thuần chủng. Tr: 15-16. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số 4/2002.

Bùi Xuân Nguyên, J.P. Renard, Lê Văn Ty, Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Hữu Ước. 1994. Nghiên cứu sử dụng nguyên lý khử nước hóa học để bảo quản phôi và trứng bằng đông lạnh nhanh và cực nhanh. Báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học toàn quốc về công nghệ sinh học và hóa sinh phục vụ sản xuất và đời sống. Hà Nội, 1995.

Một phần của tài liệu đánh giá chọn lọc bò đực giống holstein friesian ở việt nam (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)