giống HF
Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh cọng rạ của từng bò đực giống HF, trên đàn bò cái HF là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chung nhất về chất lượng tinh dịch cũng như chất lượng tinh đông lạnh của mỗi bò đực giống. Qua nghiên cứu đánh giá tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh cọng rạ của các đực giống HF, chúng tôi thu được kết quả khá tốt và được trình bày tại bảng 3.11.
Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của 9 bò đực giống HF nuôi tại Trạm Moncada trên đàn bò cái HF, thấy rằng bình quân tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu đạt 60,22%, cao nhất ở bò đực giống HF số hiệu 276, đạt 69,33% tiếp đến là bò đực số hiệu 288, 286, 283, 284, 285, 275, 281 và thấp nhất ở bò đực giống HF số hiệu 277, chỉ đạt 56,33%.
76
Bảng 3.11: Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu (%) của từng bò đực giống HF
SHĐG n Mean SE 276 60 69,33a 1,36 288 60 64,00b 0,77 286 60 61,33bc 0,96 283 60 60,00bc 0,81 284 60 58,33c 0,87 285 60 58,00c 0,73 275 60 57,67c 0,70 281 60 57,00c 0,74 277 60 56,33c 0,93 TB 540 60,22 0,87
Ghi chú: Các giá trị Mean nếu có các chữ cái nhỏ ở góc phải phía trên khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa về thống kê (p<0,05).
Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Kim Giao và Phan Lê Sơn (2003) cho thấy, sử dụng tinh bò đông lạnh thương hiệu VINALICA sản xuất tại Trạm Moncada phối giống cho đàn bò cái ở các vùng chăn nuôi bò sữa phía Bắc tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu dao động từ 43 đến 65%. Nghiên cứu trên đàn bò cái HF Ngô Thành Vinh và cs. (2005) cho biết, tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu trên đàn bò cái HF tại Ba Vì dao động từ 48,75 đến 60%. Nghiên cứu về tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu trên đàn bò cái HF ở Lâm Đồng, Nguyễn Xuân Trạch và Phạm Phi Long (2008) công bố, tỷ lệ này là 56%.
Khi so sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả của các tác giả nêu trên thấy rằng kết quả của chúng tôi cao hơn, nguyên nhân có thể là do một số nghiên cứu của các tác giả ở trên, trên đàn bò nuôi tại các khu vực có nhiệt độ môi trường cao hơn ở Mộc Châu và Đức Trọng từ đó bò cái chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao nên tỷ lệ thụ thai thấp hơn, Mặt khác, kết quả của
77
chúng tôi cũng cao hơn một số tác giả cũng nghiên cứu trên đàn bò HF nuôi tại Đức Trọng, nguyên nhân có thể là do chất lượng tinh đông lạnh trong nghiên cứu của chúng tôi tốt hơn, hoặc đàn bò HF hiện nay tại Đức Trọng có chất lượng giống, chất lượng sinh sản cao hơn, mặt khác gần đây giá sữa trên thị trường cao và ổn định nên chất lượng thức ăn cho đàn bò được đầu tư tốt hơn từ đó chất lượng sinh sản và tỷ lệ thụ thai cao hơn.
Theo Nguyễn Xuân Trạch (2004), khi nghiên cứu trên đàn bò HF nuôi ở Mộc Châu cho biết, tỷ lệ thụ thai từ 56% đến 65%. Tại Lâm Đồng, Phạm Ngọc Thiệp và Nguyễn Xuân Trạch (2004) công bố, tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu từ 56% đến 65%. Phùng Thế Hải và cs. (2012) nghiên cứu tại Mộc Châu và Lâm Đồng cho biết tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của bò đực HF là 60,2%. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.
Andersson và cs. (2004), nghiên cứu trên đàn bò cái tại Phần Lan cho biết tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu dao động từ 42,2 đến 46,4%. Hoflack và cs. (2006) công bố, tỷ lệ thụ thai khám lúc 60 ngày sau phối giống dao động từ 52,2 đến 76,0% trên đàn bò cái HF ở Thụy Điển. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu ở Phần Lan và tương đương nghiên cứu của Hoflack và cs. (2006) ở Thụy Điển. Nhưng một điều khác với Hoflack và cs. (2006) là kết quả của chúng tôi đánh giá khi bò có chửa 90 ngày, còn Hoflack và cs. (2006) đánh giá khi bò có chửa lúc 60 ngày, nên kết quả của chúng tôi có thể cao hơn nghiên cứu của Hoflack và cs. (2006) tại Thụy Điển đã công bố. Bởi vì trong giai đoạn bò có chửa từ 60-90 ngày thì có thể, có bò bị sảy thai, vì trong lúc này bào thai chưa bám chắc chắn vào tử cung, mọi tác động bên ngoài lên cơ thể bò cũng rễ gây ra hiện tượng sảy thai. Đối với bò sữa, theo quy luật thì SLS càng cao thì sinh sản của bò sữa cũng giảm đi, nên tỷ lệ thụ thai giảm đáng kể, SLS của đàn bò HF ở Thụy Điển bình quân 9724 kg/ck305 ngày (ICAR, 2011), cũng như Phần Lan bình quân đạt 9436kg/ck 305 ngày (ICAR, 2011) cao
78
hơn nhiều so với bình quân SLS của đàn bò nuôi ở Mộc Châu và Đức Trọng nên tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu thấp hơn trong nghiên cứu của chúng tôi.