Các hình thức hợp tác văn hóa giữa hai nƣớc

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục và xã hội từ 1995 đến nay (Trang 47)

Cũng giống nhƣ những quốc gia khác, Việt Nam và Hoa Kỳ có những khác biệt về văn hóa. Hơn nữa, thời kỳ sau chiến tranh, tâm lý nghi kỵ vẫn còn phổ biến và những hiểu biết về nhau cũng chƣa thật đầy đủ, do đó không tránh khỏi những khó khăn trong quá trình hợp tác. Vì vậy, nhu cầu trao đổi văn hóa là cần thiết. Các hoạt động văn hóa sẽ làm cho hai dân tộc hiểu nhau và xích lại gần nhau hơn. Nếu nhƣ trao đổi giáo dục đƣợc thực hiện trƣớc khi hai nƣớc bình thƣơng hóa quan hệ thì trao đổi văn hóa chỉ đƣợc diễn ra khi quan hệ hai nƣớc đã đƣợc thiết lập. Các chƣơng trình trao đổi văn hóa giữa hai nƣớc diễn ra dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: trao đổi các đoàn biểu diễn nghệ thuật, các cuộc triển lãm tranh ảnh, triển lãm sách, hội chợ văn hóa, hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa…nhƣng tựu chung lại, có những hình thức chính sau.

Thứ nhất là các chƣơng trình hợp tác thông qua chính phủ và Bộ ngoại giao hai nƣớc. Cũng giống nhƣ Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là cơ quan đầu mối trong các quan hệ của Hoa Kỳ với các Chính phủ nƣớc ngoài, các tổ chức quốc tế và với nhân dân các quốc gia trên thế giới. Đối với Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao nắm giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Nó có nhiệm vụ thực thi chính sách đối ngoại của Tổng thống và phổ biến các giá trị của Hoa Kỳ ra thế giới thông qua các Đại sứ quán đặt tại các nƣớc. Hiểu đƣợc rằng không có quốc gia nào trên thế giới lại không chịu sự ảnh hƣởng của Hoa Kỳ dù là ở bất cứ lĩnh vực nào, Hoa Kỳ càng tăng cƣờng các khả năng và

nỗ lực để có thể phổ biến và khuyếch trƣơng các giá trị của mình ở mức độ cao nhất. Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin cho độc giả nƣớc ngoài, thông qua các chƣơng trình truyền hình, băng video, các sản phẩm in ấn và Intenet hay tổ chức các cuộc gặp gỡ và giao lƣu trên phạm vi toàn cầu. Do vậy, văn hoá cũng là một lĩnh vực ƣu tiên trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Hàng năm, Bộ Ngoại giao bảo trợ cho khoảng 35.000 cuộc giao lƣu văn hoá, giáo dục, trong đó có những du khách đến nƣớc Mỹ và ngƣời Mỹ cũng đi thăm các nƣớc ngoài. Những chƣơng trình giao lƣu này giúp cho du khách nƣớc ngoài có đƣợc kinh nghiệm thực tế về con ngƣời, văn hoá và nghệ thuật của Hoa Kỳ, và ngƣời Mỹ cũng có cơ hội tìm hiểu những nền văn hoá khác, những ý tƣởng và kinh nghiệm khác. Thậm chí Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ còn thành lập Cục Văn hoá - Giáo dục để chuyên giải quyết các vấn đề liên quan tới trao đổi văn hoá, giáo dục với các nƣớc trên thế giới. Hàng năm Cục Văn hoá và Giáo dục trực thuộc bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ cho khoảng 30.000 các hoạt động trao đổi học giả, chuyên gia, văn hoá, thể thao nhằm tăng cƣờng hiểu biết và thể hiện sự tôn trọng giữa nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân các nƣớc trên thế giới. Thông qua Đại sứ quán tại các nƣớc, các chƣơng trình và sáng kiến của Chính phủ Hoa Kỳ về lĩnh vực văn hoá đƣợc thực thi tại các nƣớc. Rất nhiều các sáng kiến, chƣơng trình đƣợc đƣa ra và đƣợc thực hiện thông qua các Đại sứ quán Mỹ ở các nƣớc nhƣ sáng kiến văn hoá toàn cầu của Đệ nhất phu nhân Laura Bush đƣa ra vào ngày 25/9/2006 nhằm tăng cƣờng khả năng của Bộ ngoại giao trong việc trình bày và biểu diễn nghệ thuật thông qua việc hợp tác với khu vực tƣ nhân. Ngoài ra còn một số chƣơng trình khác nhƣ sáng kiến trƣng bày nghệ thuật, bảo tồn tài sản văn hoá quốc tế hay các chƣơng trình biểu diễn nghệ thuật.

Trong quan hệ văn hóa song phƣơng Việt Nam - Hoa Kỳ, nổi bất nhất là các chƣơng trình sau.

Chƣơng trình Nghệ thuật trong Đại sứ quán. Chƣơng trình này do Bộ Ngoại giao Mỹ lập ra năm 1964, là một bảo tàng toàn cầu trƣng bày các tác phẩm nghệ thuật nguyên gốc của các công dân Mỹ tại phòng khách của khoảng 180 dinh thự ngoại giao của Mỹ trên thế giới. Các cuộc triển lãm này, với các tác phẩm mƣợn của các phòng trƣng bày, các triển lãm, các nghệ sỹ, các bộ sƣu tập của các công ty và các cá nhân, đóng một vai trò quan trọng trong nền ngoại giao nhân dân của Hoa Kỳ. Chúng giúp cho ngƣời xem có khái niệm về chất lƣợng, quy mô và tính đa dạng của nghệ thuật và văn hoá Hoa Kỳ thông qua thành quả của các nghệ sỹ Mỹ. Nhận xét về chƣơng trình này, Ngoại trƣởng Mỹ Condolezza Rice đã từng nói: “ngoại giao Hoa Kỳ có nghĩa vụ phải kể lại câu chuyện của những ngƣời dân Mỹ, sự cam kết của chúng ta đối với sự tự do thể hiện sự đa dạng và mở rộng ra toàn thế giới. Không ai có thể kể lại câu chuyện này một cách sống động hơn những họa sĩ Mỹ và thông qua những tác phẩm của họ. Với việc chia sẻ sự đa dạng văn hóa của chúng ta với nhân dân toàn thế giới, chƣơng trình nghệ thuật trong đại sứ quán Mỹ đóng một vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bằng việc tăng cƣờng sự hiểu biết quốc tế về văn hoá và các giá trị của Hoa Kỳ” [60]. Việt Nam đã từng có lần giao lƣu trong khuôn khổ chƣơng trình này. Đó là chƣơng trình làm việc của nữ nghệ sĩ Mỹ Arlene Shechet tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ ngày 20-25/3/2006. Nghệ sĩ Shechet là ngƣời ba lần đƣợc nhận giải thƣởng của Quỹ nghệ thuật New York và một học bổng dành cho “Nghệ sĩ tài năng quốc gia”. Trong chƣơng trình làm việc, bà có buổi thuyết trình tại trƣờng Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội về các tác phẩm của bà, cũng nhƣ về xu hƣớng nghệ thuật ở Hoa Kỳ và trên thế giới. Cùng với năm nghệ sĩ Mỹ khác, bà đã trƣng bày các tác phẩm của mình tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội. Sau một số hoạt động tại Hà Nội nhƣ góp tác phẩm “Những đôi mắt khác” (thể hiện bằng thạch cao, acrylic và da sơn) vào triển lãm tranh trong nhà riêng Đại sứ Mỹ, gặp gỡ các nghệ sĩ trẻ tại chƣơng

trình do đại sứ quán Mỹ, quỹ Dong Son Today và Ryllega Gallery tổ chức ở “Nhà sàn Nguyễn Mạnh Đức”, nữ họa sĩ Shechet vào thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 25/3/2006 để tiến hành một số cuộc giao lƣu tƣơng tự.

Quỹ của Đại sứ dành cho Bảo tồn Văn hoá thuộc chính phủ Mỹ. Quỹ của Đại sứ dành cho Bảo tồn Văn hoá (AFCP) đƣợc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thành lập năm 2001 để giúp các nƣớc đang phát triển bảo tồn di sản văn hoá và thể hiện sự tôn trọng của Hoa Kỳ đối với các nền văn hóa khác. Tính đến nay, đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ đã tài trợ 9 dự án với tổng trị giá 250.000 USD cho Việt Nam. Khoản tài trợ lớn nhất, trị giá 74.500 USD, dành cho dự án bảo tồn di tích lịch sử Ô Quan Chƣởng, và đây là một trong những công trình hƣớng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và ghi dấu 15 năm quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam [61].

Chƣơng trình Trao đổi Phi Học thuật. Thông qua nhiều chƣơng trình khác nhau, đặc biệt là các chƣơng trình Khách Thăm quan Quốc tế và Khách Thăm quan Tự nguyện, Đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ đã đƣa hơn 500 ngƣời Việt Nam tới Hoa Kỳ tham gia các chuyến thăm quan học tập ngắn hạn. Họ đại diện cho mọi thành phần: quan chức cấp cao chính phủ, chuyên gia cố vấn, nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, nhà báo viết về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, nhà hoạt động nhân quyền, nhà hoạt động dân chủ, các chuyên gia về hệ thống luật và pháp lý. Các chƣơng trình này ủng hộ cải cách luật pháp, cải cách kinh tế, bảo vệ môi trƣờng, các vấn đề phụ nữ, xã hội dân sự, các vấn đề dân tộc và phát triển cộng đồng, các tiêu chuẩn và kiểm soát chất lƣợng, giáo dục đại học. Những chƣơng trình này giúp các công dân có tầm ảnh hƣởng của Việt Nam hiểu đúng về Hoa Kỳ, có nhận thức đúng về ngƣời dân Mỹ, về xã hội, các giá trị và thể chế của Hoa Kỳ.

Ngoài các chƣơng trình trên, hai nƣớc cũng trao đổi nhiều cuộc triển lãm giới thiệu về nền văn hóa, lịch sử, đất nƣớc, con ngƣời. Các cuộc triển lãm nghệ thuật đã giới thiệu hàng trăm tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của các họa sĩ Việt Nam và Hoa Kỳ tới công chúng của hai nƣớc. Ngoài ra, hai nƣớc cũng thƣờng xuyên có các cuộc biểu diễn nghệ thuật. Phía Việt Nam là các đoàn nghệ sĩ múa rối Hà Nội, hoặc ca nhạc dân tộc truyền thống, tham gia hội chợ văn hóa, trình diễn nghệ thuật ẩm thực dân tộc. Phía Hoa Kỳ là sự tham gia của các ban nhạc Híp Hốp, các vũ đoàn biểu diễn các thể loại múa đƣơng đại hoặc ba lê, các nghệ sĩ nhạc Jazz, nhạc đồng quê. Đáng chú ý nhất trong các sự kiện trao đổi văn hóa là lễ hội âm nhạc Thăng Long và trao đổi văn hóa do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ nhân dịp kỷ niệm 15 năm bình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ và 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đây là sự kiện trao đổi văn hóa lớn nhất trong lịch sử hai nƣớc từ trƣớc đến nay. Chƣơng trình này diễn ra trong 6 tuần, từ tháng 3/2010, đến tháng 5/2010. 19 thành viên trong đoàn nghệ sĩ của Hoa Kỳ đã đến Việt Nam và biểu diễn 05 buổi tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (4 buổi tại Hà Nội và 01 buổi tại thành phố Hồ Chí Minh).

Ngoài các chƣơng trình trên, Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng thƣờng xuyên tổ chức những buổi trình chiếu phim nhằm giới thiệu và quảng bá nền điện ảnh Hoa Kỳ. Sau buổi trình chiếu, Đại sứ quán cũng tổ chức những buổi thảo luận về những bộ phim đó. Những buổi thảo luận này cũng là một cách thức để Chính phủ Hoa Kỳ giới thiệu những giá trị văn hoá và lối sống Mỹ trên phạm vi thế giới và ở Việt Nam. Đáng chú ý là tuần lễ phim Mỹ đầu tiên tại Việt Nam diễn ra từ ngày 3/5/2007 đến ngày 10/5/2007. Cục Điện ảnh, Bộ Văn hoá thông tin Việt Nam đã phối hợp với Viện hàn lâm khoa học và nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ trình chiếu 8 bộ phim của Hollywood. Đây là chƣơng trình giới thiệu phim Mỹ lớn nhất tại Việt Nam từ trƣớc đến nay. Điều đó cho

thấy Việt Nam nói chung và điện ảnh Việt Nam nói riêng đang là một địa điểm hấp dẫn và thu hút các nhà đầu tƣ Hoa Kỳ. Các cơ quan văn hóa Việt Nam cũng tổ chức giới thiệu phim Mỹ. Ngoài những phim Mỹ đƣợc chiếu trên một số chƣơng trình truyền hình của Việt Nam, Cục Điện ảnh Việt Nam cũng giới thiệu phim Mỹ với khán giả Việt Nam.

Nếu nhƣ thông qua các chƣơng trình văn hoá đã đƣợc cụ thể hoá, chính phủ Hoa Kỳ có thể tăng cƣờng hiểu biết, giao lƣu và qua đó quảng bá và áp đặt những giá trị văn hoá, dân chủ, tự do của Hoa Kỳ trên phạm vi toàn thế giới thì chính phủ Việt Nam lại có những cách quảng bá khác. Không giống nhƣ chính phủ Hoa Kỳ, chính phủ Việt Nam vẫn chƣa có đƣợc những chƣơng trình với quy mô lớn nhƣ của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, với phƣơng châm coi văn hoá là cầu nối đẩy mạnh hợp tác quốc tế, Việt Nam đang ngày càng nỗ lực quảng bá hơn nữa hình ảnh của Việt Nam. Những tuần văn hoá, những đêm văn hoá hay những buổi giới thiệu phim Việt Nam tại Hoa Kỳ là những nỗ lực lớn của chính phủ Việt Nam nhằm giới thiệu nền văn hoá Việt Nam tới công chúng Mỹ. Qua những hoạt động nhƣ vậy, bà con Việt kiều tại Hoa Kỳ, sinh viên Việt Nam đang du học ở Hoa Kỳ và thậm chí cả những công dân Mỹ sẽ có điều kiện để chiêm ngƣỡng tận mắt vẻ đẹp của văn hoá Việt Nam, thƣởng thức hƣơng vị phong phú của các món ăn dân gian Việt Nam mà họ mới chỉ đƣợc nhìn và tìm hiểu qua sách báo. Những buổi giới thiệu văn hóa Việt Nam nhƣ vậy tạo một ấn tƣợng mạnh cho du khách và những ngƣời tham dự. Tất cả sẽ tạo nên những cơ hội để xoá bỏ khoảng cách và hiểu lầm giữa nhân dân hai nƣớc. Thậm chí, có những ngƣời dân Mỹ sau khi tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam còn thể hiện sự hối hận đối với những gì đã làm trƣớc đây, nhƣ lời nói đầy cảm động của một cựu sĩ quan đặc công Hải quân Mỹ từng tham gia cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam “trƣớc cái độc đáo của nghìn năm văn hiến Việt Nam và tinh thần cao thƣợng của con ngƣời

Việt Nam, tôi càng cảm thấy hối hận vì những gì chúng tôi đã làm ở Việt Nam trƣớc đây” hay nhƣ ngƣời dân Mỹ nhận xét trong buổi khai khai mạc triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ thì “chúng tôi muốn trở lại không chỉ xem cuộc trƣng bày này một lần nữa mà muốn đến thăm Việt Nam, vì chúng tôi đã hiểu ra một Việt Nam khác và mới” [48]. Hay theo nhƣ lời Đại sứ Mỹ Pete Peterson đã từng nói trong một buổi triễn lãm tranh của Việt Nam tại Hoa Kỳ thì “văn hoá, nghệ thuật là một thứ ngôn ngữ không cần phiên dịch. Nó sẽ là một cây cầu hữu hiệu giúp cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia. Trong khi Việt Nam và Hoa Kỳ đang có những bƣớc tiến tốt đẹp về quan hệ kinh tế, thƣơng mại thì văn hoá là cơ hội có một không hai để cùng nhau hƣớng về tƣơng lai...Có lẽ chính văn hoá là tiếng gõ cửa đầu tiên, là chìa khoá mở mọi ổ khoá” [72].

Thứ hai là các chƣơng trình hợp tác văn hóa thông qua các tổ chức phi chính phủ. Văn hoá tuy không phải là lĩnh vực nổi bật trong các chƣơng trình hoạt động của các tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhƣng các tổ chức phi chính phủ đã giúp đỡ rất nhiều đối với vấn đề quảng bá văn hoá Việt Nam bằng cách xuất bản sách, báo, giúp đỡ bảo tồn và tu sửa các di tích lịch sử văn hoá Việt Nam. Trong các tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ tại Việt Nam, nổi bật nhất là Quỹ Ford với ngân sách cho Việt Nam trung bình hàng năm lên tới 7 triệu USD (chƣa kể chi phí hành chính) [63]. Ngoài việc tài trợ trong các lĩnh vực giáo dục, phát triển cộng đồng, Quỹ Ford cũng tài trợ trong lĩnh vực văn hoá tại các thành phố lớn ở Việt Nam nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế. Ví dụ Quỹ Ford đã từng tài trợ 100.000 USD cho các dự án hỗ trợ các chƣơng trình nghệ thuật tại Festival Huế 2008 và nâng cao năng lực cho trung tâm Festival Huế. Số tiền này đƣợc dành cho công tác nghiên cứu, sƣu tầm và phục dựng các lễ hội cung đình nhƣ lễ lên ngôi vua, dạ tiệc hoàng cung, các lễ hội trong Festival 2008 nhƣ lễ hội Nguyễn Huệ lên

ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung, lễ hội thi tiến sĩ võ dƣới triều Nguyễn, lễ tế đàn Xã Tắc, nâng cao năng lực tổ chức, dàn dựng, biểu diễn của các chƣơng trình nghệ thuật truyền thống Huế nhƣ ca Huế, nhã nhạc. Trong lĩnh vực văn hoá, hoạt động của Quỹ Ford chủ yếu là hỗ trợ cho các cá nhân và các cơ quan trong việc bảo tồn và thích ứng với các hình thức mới và đáp ứng yêu cầu của dân tộc trƣớc áp lực của sự đổi thay nhanh chóng về kinh tế và xã hội.

Thứ ba là thông qua các kênh truyền hình, phát thanh. Khi nhắc đến

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục và xã hội từ 1995 đến nay (Trang 47)