Một số biện pháp nhằm khắc phục những thách thức trong việc thực hiện Công ước Berne của ngành Xuất bản Việt Nam

Một phần của tài liệu Công ước Berne và việc thực hiện trong lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam (Trang 110)

Công ước Berne của ngành Xuất bản Việt Nam

Việt Nam gia nhập Công ước Berne, nghĩa là bước vào sân chơi toàn cầu về bảo hộ quyền tác giả. Do đó, cần tiếp tục cụ thể hoá, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tác giả nhằm đảm bảo yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội và hội nhập quốc tế. Cần phải có chế tài mạnh hơn, cần thiết và cụ thể để giải quyết tình trạng vi

phạm hiện nay. Cần nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tác giả, ban hành điều luật riêng về quyền tác giả và quyền liên quan theo thông lệ của phần lớn các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, Bộ luật Dân sự qua thời gian thi hành đã có một số điều không còn phù hợp với thực tế và chuẩn mực thế giới. Vì vậy, cần sớm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện Bộ luật Dân sự về quyền tác giả tạo hành lang pháp lý an toàn nhằm thực hiện Công ước Berne đạt hiệu quả cao, tiến nhanh trong lộ trình hội nhập quốc tế.

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật về Công ước Berne với các hình thức và phương thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức và tri thức về quyền tác giả, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật theo quy định của Công ước Berne trong cộng đồng nói chung, trong những tổ chức cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan nói riêng. Tận dụng tối đa các phương tiện truyền thông đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí) trong hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật về Công ước Berne. Tổ chức xuất bản sách, báo, tài liệu về Công ước Berne và quyền liên quan nhằm trang bị công cụ cho bộ máy thực thi quyền tác giả. Tiếp tục tổ chức các hội thảo chuyên đề, các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về sở hữu trí tuệ, về pháp luật quyền tác giả, nhất là quyền lợi và nghĩa vụ trong việc thực thi Công ước Berne cho các đối tượng khác nhau từ đội ngũ lao động sáng tạo văn học nghệ thuật, các tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng tác phẩm đến các nhà quản lý hành chính và tư pháp.

Tăng cường bộ máy thực thi, từ hệ thống Chính phủ, các cơ quan quản lý hành chính đến các cơ quan tư pháp. Phát triển bộ máy, đội ngũ cán bộ và các điều kiện, phương tiện vật chất cần thiết. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách, tránh kiêm nhiệm, chồng chéo. Tăng cường bố trí cán bộ quản lý quyền tác giả phù hợp với yêu cầu và thực tế tại địa bàn lãnh thổ, tăng cường và củng cố hoạt động của hệ thống quản lý tập thể quyền tác giả, nhất là hai trung tâm bảo hộ quyền tác giả là Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật và Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên việc thi hành các quy định pháp luật về quyền tác giả, việc thực thi Công ước Berne. Cần xử lý nghiêm, kịp thời theo các quy định pháp luật đối với các hành vi vi phạm. Cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh, chế tài mạnh mẽ đối với các hành vi vi phạm bản quyền trong việc sao chép, in lậu gây hậu quả nghiêm trọng.

Khoa học và công nghệ đã có những tiến bộ mới gắn liền với các hoạt động sáng tạo, công bố, phổ biến, khai thác, sử dụng tác phẩm. Cần đặt ra những chế tài xử phạt nghiêm minh với những hành vi vi phạm quyền tác giả trong lĩnh vực này. Việc xâm phạm bản quyền trên mạng toàn cầu là một hình thức vi phạm mới, phạm vi ảnh hưởng rộng, hình thức công khai đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng với sự hỗ trợ của các văn bản phù hợp.

Hiện nay, việc xử phạt các vi phạm bản quyền chỉ dựa theo Nghị định 56 với mức xử phạt hành chính, cảnh cáo, hoàn toàn không có tính răn đe nên tình trạng vi phạm bản quyền tràn lan là điều dễ dàng xảy ra. Do đó, nên thay thế nghị định trên bằng một quy định pháp lý mạnh hơn nhằm xử lý các trường hợp vi phạm cụ thể. Chế độ nhuận bút hiện nay chưa phù hợp, gây nhiều thắc mắc cho giới lao động sáng tạo nghệ thuật và làm công tác dịch thuật, cần ban hành chế độ nhuận bút phù hợp với cơ chế quản lý mới nhằm khuyến khích phát huy tiềm năng sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị.

Trên đây chỉ là một số ý kiến đóng góp cho những hoạt động thực thi Công

Một phần của tài liệu Công ước Berne và việc thực hiện trong lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)