Những thách thức đặt ra trong việc thực hiện Công ước Berne trong lĩnh vực xuất bản thời gian qua

Một phần của tài liệu Công ước Berne và việc thực hiện trong lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam (Trang 106)

vực xuất bản thời gian qua

Mặc dù, thời gian qua, lĩnh vực xuất bản đã chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn từng bước hội nhập vào Công ước Berne một cách tích cực, đạt hiệu quả cao trong thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã gặp những thách thức cụ thể sau:

a) Về hệ thống pháp luật Việt Nam:

Trong quá trình thực hiện, mặc dù chế độ bảo hộ quyền tác giả Việt Nam đã có hiệu quả thiết thực nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Hệ thống pháp luật chưa được hoàn thiện đầy đủ về mặt nội dung, không cụ thể hoá với từng lĩnh vực chuyên ngành mà quy định chung chung, nên khi giải quyết vấn đề rất khó khăn cho việc xác định tình trạng vi phạm như thế nào.

Một số khái niệm chưa chuẩn mực, một số quy định thiếu tính thống nhất cũng là yếu tố gây khó khăn cho việc quản lý, điều hành và hoạt động thực thi của pháp luật.

Việt Nam đã và đang thực thi Công ước Berne và cũng đã áp dụng các điều luật quốc tế của Công ước. Vấn đề thách thức đặt ra là so với sự phát triển của đất nước và với những chuẩn mực quốc tế thì một số quy định pháp luật của Việt Nam còn chưa phù hợp, chưa thực sự đi vào hoạt động sản xuất nhất là lĩnh vực xuất bản.

b) Về bộ máy thực thi quyền tác giả:

Sau khi gia nhập Công ước Berne, hoạt động của bộ máy thực thi quyền tác giả đã có biến chuyển, cơ bản đã được hình thành, phát triển rộng rãi. Nhưng mới chỉ dừng lại ở bề ngoài, chưa thực sự phát triển về bề sâu. Không có sự phối hợp đồng bộ trong hệ thống thực thi, quản lý điều hành còn có sự chồng chéo. Các hoạt động xử lý vi phạm mới chỉ ở mức răn đe, cảnh cáo nên chưa phát huy tác dụng ngăn chặn được các hành vi trái pháp luật. Hoạt động tố tụng kéo dài, không dứt

điểm. Vấn đề kiểm tra xử lý không thường xuyên, không nghiêm minh, do đó việc in lậu, in nối bản, sách dùng sai tên tác giả còn xảy ra phổ biến, tràn lan.

Sự quan tâm của cấp chính quyền và các ngành chức năng chưa thực sự đầy đủ và quyết tâm, chưa nhận thức được tính cấp bách của vấn đề. Vẫn còn tình trạng tâm lý đùn đẩy, nặng cơ chế “xin - cho” trong thực thi nhiệm vụ xử lý hành vi vi phạm. Các trung tâm bảo vệ quyền tác giả văn học nghệ thuật chưa chuyên nghiệp; thiếu kinh nghiệm thực tế; cơ sở vật chất hạn chế, cán bộ làm công tác nghiệp vụ chưa chuyên nghiệp, kiêm nhiệm, chưa xác định được rõ chức năng quyền hạn và nhiệm vụ.

c) Việc khai thác bản thảo vẫn gặp khó khăn từ hai phía:

Các nhà xuất bản chuyên về sách văn học nghệ thuật - khoa học vẫn phải đối mặt với những khó khăn về tình trạng thiếu hụt bản thảo, các nhà xuất bản Việt Nam khó tiếp cận với tác giả, người sở hữu tác phẩm là người nước ngoài, có trường hợp liên hệ được thì thời gian thương thuyết trao đổi kéo dài nhiều tháng, thậm chí không nhận được hồi âm, không nhận được hợp đồng sau nhiều lần thư từ qua lại. Có trường hợp đối tác liên hệ trực tiếp đến nhà xuất bản trong nước nhưng lại thay đổi liên tục trong quá trình ký kết hợp đồng. Trường hợp ngược lại, khi liên hệ được đối tác cần giao dịch rồi thì hầu hết các nhà xuất bản trong nước lại không có khả năng đáp ứng yêu cầu của đối tác: số lượng in lớn, tiền đặt cọc cao, định mức phần trăm tác quyền cao (8% lần đầu sau đó tăng dần, tỉ lệ này ở Việt Nam thường chỉ ở mức 6 - 7%). Hoặc họ không đồng ý cho các nhà xuất bản Việt Nam chia tách tập ra nhiều tập nhỏ để dễ tiêu thụ, nhất là sách dành cho thiếu nhi. Hiện nay các nhà xuất bản Việt Nam đa phần thiếu kiến thức về tình hình giá bản quyền trên thế giới, thiếu kinh nghiệm trong thương lượng, yếu kém về tài chính nên nếu khai thác bản quyền hợp pháp thì chi phí bản quyền sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm sẽ tăng cao, lượng tiêu thụ sẽ thấp và chậm, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh. Với tiềm lực nhỏ như vậy, các nhà xuất bản trong nước sẽ không thu hút được sự chú ý của đối tác nước ngoài, thường bị từ chối vì số bản in quá ít, không đảm bảo giá trị tác phẩm được giữ nguyên. Trong ngành Xuất bản Việt Nam

hiện nay, lượng nhà xuất bản trong nước đủ sức tìm mua bản quyền không nhiều, đa phần thông qua công ty môi giới tìm đầu sách nếu mình cần. Do đó, vấn đề khai thác bản thảo cũng là vấn đề quan trọng, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn càng sớm càng tốt.

d) Thực trạng vi phạm bản quyền trên mạng toàn cầu ở mức báo động:

Mạng thông tin điện tử là sự tiến bộ của nhân loại về công nghệ, đồng thời là một hiện tượng văn hoá mới. Môi trường internet với tính năng ưu việt trong việc truyền đạt, lưu trữ các loại hình tác phẩm đang là nỗi lo của các nhà xuất bản, đầu tư và của tác giả. Các tác phẩm được đăng tải trên mạng với số lượng lớn phần lớn không có bản quyền. Đây cũng là vấn đề xâm phạm bản quyền gây nhiều tranh cãi, phức tạp, chưa có hình thức xử phạt. Do đó tình trạng này ngày càng công khai. Nhà văn Nguyễn Nhật ánh là một trong những trường hợp đó, bên cạnh những tiếng tăm là nhà văn được thiếu nhi ưa thích nhất ở Việt Nam thì nhà văn còn là tác giả bị xâm phạm bản quyền trên mạng nhiều nhất. Nhưng hầu như không có bất kỳ trang web nào có ý kiến hỏi đến nhà văn về chuyện bản quyền dù chỉ là xin phép. Nhà văn biết giải quyết vấn đề này thực sự không dễ vì thời gian theo kiện cũng mất khá nhiều. Nhà văn cũng không có tư tưởng chạy theo bảo vệ bản quyền của những đứa con tinh thần đó vì còn phải tập trung vào sáng tác, săn tìm ý tưởng, tư liệu. Chuyện bản quyền đành trông chờ vào nhà xuất bản hoặc các cơ quan có chức năng pháp luật.

Nhà văn nhờ vào nhà xuất bản nhưng nhà xuất bản cũng bất lực, không dễ gì tìm ra cách giải quyết. Hai năm sau sự kiện cuốn sách Harry Potter tập 6 bị in lậu trên mạng. Nhà xuất bản Trẻ - đơn vị sở hữu bản quyền dịch tiếng Việt tác phẩm này cũng đành phải chấp nhận “sống chung với vi phạm” khi tập 7 vừa qua lại tiếp tục bị vi phạm bản quyền trên mạng. Không chỉ Harry Potter, gần như tất cả các tác phẩm có bản quyền của Nhà xuất bản Trẻ đều được đưa lên mạng như Pendrgan, Egaron, Thế giới phẳng... Năm 2007, Nhà xuất bản Trẻ là đơn vị có 5/10 đầu sách bán chạy nhất nước và cũng là nhà xuất bản có nhiều đầu sách bị vi phạm bản quyền nhiều nhất trong nước, từ sách in cho đến sách điện tử.

Hiện nay, tình trạng sách lậu tràn ngập, chèn ép sách thật vẫn đang phổ biến rộng rãi trên thị trường. Không chỉ riêng Nhà xuất bản Trẻ gánh chịu mà tất cả những đầu sách ăn khách nhất trong năm vừa qua của các nhà xuất bản trong nước đều nằm trong danh mục sách bị vi phạm bản quyền.

e) Các hoạt động sử dụng kinh doanh tác phẩm trái pháp luật vẫn diễn ra:

Việc in, nhân bản, sao chép không có giấy phép, không có hợp đồng sử dụng tác phẩm, tình trạng in nối bản, in quá số lượng vẫn tràn lan trên thị trường. Các sách có giá trị hầu như bị sao chép, nhân bản ngay sau khi phát hành.

Mặc dù vấn đề bản quyền văn học nghệ thuật của các tác giả nước ngoài bước đầu thực thi đã có ý thức lớn, tuy vẫn còn nhiều thách thức thì trong nước, vấn đề vi phạm bản quyền của chính tác giả văn học nghệ thuật Việt Nam vẫn diễn ra khá phổ biến và nghiêm trọng. Nhà nước Việt Nam đã có hai cơ quan chuyên trách về quyền tác giả nhưng cũng không thể giải quyết được tình trạng phức tạp này. Hiện tượng phổ biến nhất là các tác phẩm văn học vẫn được sử dụng tự do… không được trả tiền nhuận bút (in lậu, in quá số lượng cho phép xuất bản, in nối bản), không xin phép tác giả. Hoặc nhận tiền nhuận bút thấp so với giá trị và lợi nhuận kinh doanh của nhà hoạt động sản xuất. Tình trạng in nối bản, số lần tái bản, đạo văn… vẫn tràn lan gây nhiều tranh cãi. Nguyên nhân của sự tồn tại bất cập trên cũng có phần do tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Hầu như các tác giả còn xuề xoà, dễ dãi bỏ qua khi biết tác phẩm của mình bị vi phạm bản quyền bởi một số do thiếu kiến thức và tập quán thực thi chuyện bản quyền, một số do thiếu hiểu biết về nghiệp vụ và pháp luật nên còn xảy ra nhiều chuyện đáng tiếc giữa bên xử lý và bên tác giả. Đó là vấn đề nhận thức của cá nhân về quyền tác giả. Nhưng nhiều cơ quan nhà nước, ngay cả trong lĩnh vực chuyên ngành vẫn chưa gương mẫu chấp hành hoặc chưa thực hiện đầy đủ quyền tác giả khi sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật, nhất là những trường hợp sử dụng với mục đích thương mại. Tất cả tồn tại này đang rất cần sự quan tâm của chính quyền các cấp.

f) Quyền tác giả về sách dịch cũng đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi:

Giới dịch sách thì cho rằng mức trả nhuận bút cho tác phẩm dịch như hiện nay chưa công bằng, thậm chí vô lý. Vì không chỉ biết ngoại ngữ là dịch được mà

còn phải có sự hiểu biết sâu sắc về văn phong tiếng Việt cùng vốn tri thức văn hoá, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo... đòi hỏi nhiều công sức. Trong khi đó thực trạng về văn học dịch hiện nay còn nhiều vấn đề quan tâm: nhiều nội dung sách dịch không phù hợp với thuần phong mỹ tục của nền văn hoá Việt Nam, đa số sách dịch chạy theo thị trường, sai sót nhiều về ngữ nghĩa, nội dung dịch bản tiếng Việt không đúng với nội dung bản nguyên mẫu (bản gốc), tình trạng dịch ẩu, kém chất lượng, cắt xén, thêm bớt nội dung, dịch thuê, dịch theo đơn đặt hàng, đội ngũ dịch không chuyên nghiệp bùng phát phần lớn do sự dễ dãi trong việc kiểm duyệt, thẩm định chất lượng bản dịch... Đến khâu biên tập sách dịch thì biên tập viên cắt xén, thêm bớt nội dung gây hỏng tuyến truyện...

Tình trạng biên tập, biên dịch sách cũng đang là vấn đề nhức nhối. Các dịch giả bức xúc về nhà xuất bản in sách không ghi tên người dịch, không trả nhuận bút, nhuận bút thấp, tác phẩm bị biên tập viên cắt xén nội dung... Nhà xuất bản không thẩm định kỹ càng nội dung sách, tình trạng dịch sai, nội dung xấu vần được các nhà xuất bản bỏ qua... Thị trường sách dịch không đáp ứng được nhu cầu bạn đọc, ít sách có giá trị cao...

Trên đây là một số những thách thức mà ngành Xuất bản Việt Nam đang phải đối mặt. Nhìn chung, những thách thức này không phải là nguy cơ kéo dài hoặc không có biện pháp khắc phục nếu tất cả chúng ta cùng nhau nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc, thi hành triệt để công cụ chế tài của Nhà nước và đẩy mạnh hoạt động thực thi Công ước Berne hơn nữa sẽ có thể giải quyết được nhũng mặt tồn tại trên.

Một phần của tài liệu Công ước Berne và việc thực hiện trong lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam (Trang 106)