Thiết lập quan hệ hợp tác quốc tế về quyền tác giả giữa Việt Nam và các nước.

Một phần của tài liệu Công ước Berne và việc thực hiện trong lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam (Trang 86)

các nước.

Đồng thời với hệ thống pháp luật Việt Nam, hai hiệp định song phương về thiết lập quan hệ quyền tác giả: Hiệp định quyền tác giả Việt Nam - Hoa Kỳ và Hiệp định Sở hữu trí tuệ Việt Nam - Thụy Sỹ đang có hiệu lực thi hành, đã là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền tác giả.

a) Hiệp định quyền tác giả Việt Nam - Hoa Kỳ:

Trong tiến trình bình thường hoá quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam, vấn đề đầu tiên Mỹ đòi hỏi Việt Nam là hai bên cần phải thiết lập một cơ chế hợp tác về quyền tác giả thông qua việc ký kết một hiệp định song phương. Trên cơ sở đó, Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả (Hiệp định quyền tác giả Việt Nam - Hoa Kỳ) ký ngày 27 tháng 6 năm 1997, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 26 tháng 12 năm 1997 và có hiệu lực từ 23 tháng 12 năm 1998. Theo hiệp định này, hai bên cam kết bảo đảm thực hiện bảo hộ quyền tác giả cho công dân hoặc người thường trú tại Việt Nam và ngược lại Hoa Kỳ cũng áp dụng tương tự. Tác phẩm được công bố lần đầu tại Việt Nam mà tác giả không phải là công dân hoặc không thường trú tại Việt Nam và ngược lại Hoa Kỳ cũng áp dụng tương tự. Các bên ký kết phải đảm bảo người được hưởng quyền tác giả sẽ có độc quyền cho phép hoặc cấm: sao chép, phân phối bản sao tác phẩm, sáng tạo dựa trên

tác phẩm đó, trình diễn, trình bày tác phẩm trước công chúng. Hai bên ký kết sẽ quy định cụ thể hoá các quyền và giới hạn những hạn chế và ngoại lệ đối với các quyền mà không cản trở sự khai thác bình thường của tác phẩm cũng như những lợi ích chính đáng của người được hưởng quyền tác giả; có thể đăng ký tác phẩm tại cơ quan có thẩm quyền của một trong hai bên. Việc ký Hiệp định quyền tác giả Việt Nam - Hoa Kỳ đã mở ra bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước và đây là sự kiện đầu tiên Việt Nam tham gia thiết lập quan hệ hợp tác về quyền tác giả với nước ngoài.

b) Hiệp định Sở hữu trí tuệ Việt Nam - Thụy Sỹ:

Ngày 07 tháng 7 năm 1999 tại Hà Nội, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Thụy Sỹ cùng nhau ký Hiệp định về bảo hộ sở hữu trí tuệ (Hiệp định Sở hữu trí tuệ Việt Nam - Thụy Sỹ), có hiệu lực thi hành ngày 08 tháng 6 năm 2000. Trong nội dung bản hiệp định, điều khoản chung là ngăn chặn sự sai lệch thương mại liên quan đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ không thoả đáng; củng cố hệ thống thương mại đa biên thế giới (các công ước đa phương trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ); Bảo hộ được thực hiện đối với quyền tác giả và quyền kế cận bao gồm cả chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý… Thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin bí mật và các đối tượng khác được pháp luật của mỗi bên ký kết bảo hộ. Các bên ký kết phải bảo đảm bảo hộ sở hữu trí tuệ ít nhất phải đạt mức độ quy định trong Hiệp định TRIPs; các bên ký kết sẽ dành cho công dân của nhau sự bảo hộ sở hữu trí tuệ không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử với công dân nước mình. Đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳ một ưu tiên, đặc quyền hoặc miễn trừ nào được một bên ký kết dành cho công dân nước thứ ba thì cũng phải dành cho công dân của bên ký kết kia vô điều kiện; các bên ký kết sẽ tham gia các hiệp định đa phương, đặc biệt là các hiệp định được ký kết dưới sự bảo trợ của WIPO.

Cùng với Hiệp định quyền tác giả Việt Nam - Hoa Kỳ thì đây là hai hiệp định song phương đầu tiên của Việt Nam tham gia ký kết với các nước trên thế giới

về thiết lập quyền tác giả. Về nội dung, mỗi hiệp định có các cam kết cụ thể nhưng chung nhất đều có cam kết về đối tượng tác phẩm được bảo hộ, tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia. Nguyên tắc đối xử quốc gia là nguyên tắc bảo hộ tác phẩm có nguồn gốc từ quốc gia này sẽ được bảo hộ như tác phẩm của công dân ở quốc gia kia. Tác phẩm của công dân Việt Nam được bảo hộ tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hoặc Liên bang Thụy Sỹ theo luật của mỗi nước và theo hiệp định song phương ký kết giữa hai bên và ngược lại, tác phẩm thuộc Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hoặc Liên bang Thụy Sỹ được bảo hộ tại Việt Nam theo luật Việt Nam và theo hiệp định song phương. Hai hiệp định song phương này là những cam kết quốc tế về nghĩa vụ pháp lý mà mỗi tổ chức, cá nhân Việt Nam khi tham gia các quan hệ liên quan đều phải quan tâm, tìm hiểu và thực thi theo đúng quy định. Nhất là trong lĩnh vực xuất bản Việt Nam hiện nay có rất nhiều sách nước ngoài xuất bản tại Việt Nam. Tham gia hai hiệp định trên, việc dịch các tác phẩm thuộc Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Liên bang Thụy Sỹ sang tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam phải thoả thuận với tác giả, chủ sở hữu thuộc các nước trên (giao dịch bản quyền) và ngược lại, một trong hai nước dịch tác phẩm thuộc Việt Nam thì cũng phải xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm là công dân nước Việt Nam.

c) Hợp tác về quyền tác giả giữa Việt Nam với các nước khác:

Ngoài hai hiệp định song phương trên, Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật Việt Nam đã tham gia ký kết hai bản ghi nhớ với Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan (07-11-1996) và Cục Bản quyền quốc gia Trung Hoa (14-9-1998). Mặc dù hai bản ghi nhớ trên chưa đề cập đến việc bảo hộ lẫn nhau đối với các sáng tạo văn học nghệ thuật và khoa học của công dân và pháp nhân hai phía nhưng nó đã đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác thiết lập quyền tác giả, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan mỗi nước.

Các hiệp định và ghi nhớ trên dù chỉ thể hiện sự hợp tác song phương nhưng có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở pháp lý để Việt Nam thực thi bảo hộ quyền tác giả trong nước và hội nhập quốc tế. Đó cũng là một trong những cơ sở cần thiết để Việt Nam tham gia Công ước Berne - Công ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả văn học, nghệ thuật và khoa học.

Chương 3

Tình hình thực hiện công ước Berne trong

Một phần của tài liệu Công ước Berne và việc thực hiện trong lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)