Sự cần thiết của Việt Nam gia nhập Công ước Berne

Một phần của tài liệu Công ước Berne và việc thực hiện trong lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam (Trang 34)

Tại Việt Nam, quyền tác giả là một khái niệm tương đối mới mẻ, mới xuất hiện trong những năm gần đây nhưng cũng đã được Nhà nước Việt Nam ghi nhận rõ ràng trong bản Hiến pháp: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp” [40, tr.156]

Sự ghi nhận đó đã được cụ thể hóa bằng văn bản luật với 36 điều quy định một cách cụ thể, nhằm điều chỉnh hầu hết mối quan hệ dân sự và quyền tác giả và quyền liên quan (Bộ luật Dân sự - 1995). Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, chế định pháp lý về quyền tác giả cũng được củng cố và hoàn thiện dần. Nhưng những quy định về quyền tác giả của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, chỉ áp dụng được trong phạm vi quốc gia, khiến việc sử dụng tác phẩm của tác giả Việt Nam ở nước ngoài và tác phẩm của tác giả nước ngoài ở Việt Nam tự do, dẫn đến tình trạng xâm hại bản quyền dễ dàng xảy ra, là điều bất cập ảnh hưởng đến tiến trình toàn cầu hoá của Việt Nam.

Xu thế hội nhập quốc tế là một yêu cầu tất yếu với mỗi quốc gia, hội nhập quốc tế về văn hóa không thể tách rời. Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đã đề cập đến vấn đề “làm tốt công tác bảo vệ quyền tác giả”.

Trong quan hệ hợp tác quốc tế hiện nay, Việt Nam tham gia và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế ở khu vực và trên thế giới (ASEAN, ASEM, APEC…) và tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam không chỉ là xu hướng phát triển mà nó đã trở thành hiện thực. Theo đó, Việt Nam phải tham gia tất cả những phát sinh từ các điều kiện hội nhập với nền kinh tế đòi hỏi. Trong đó, vấn đề bảo hộ bản quyền tác giả theo những chuẩn mực quốc tế trên quy mô toàn cầu được đặt ra như

một điều kiện không thể thiếu, là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới.

Vì lợi ích lâu dài, vì tương lai bền vững, ngày 26 tháng 7 năm 2004, Việt Nam đã nộp đơn tham gia Công ước Berne cho Tổng giám đốc WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới) và đến ngày 26 tháng 10 năm 2004 (đúng 3 tháng theo thông lệ), Công ước Berne chính thức có hiệu lực tại Việt Nam, công nhận Việt Nam là thành viên thứ 156 của tổ chức này.

Theo văn bản gia nhập Công ước Berne, Việt Nam sẽ có được sự ưu đãi dành cho các quốc gia đang phát triển mà Công ước đã quy định. Bên cạnh đó, Việt Nam tuyên bố áp dụng Điều 32 của Công ước không chấp nhận việc tranh chấp giữa Việt Nam với các nước thành viên của Công ước ở Toà án công lý quốc tế mà chỉ thông qua thương lượng. Tuyên bố này là phù hợp với quy định của Công ước, theo đó chúng ta hy vọng mọi tranh chấp nếu có với các nước hữu quan sẽ được giải quyết thông qua thương lượng, tránh tình trạng phải giải quyết ở Toà án công lý quốc tế. Bên cạnh đó, việc bảo lưu này cũng nhằm đảm bảo tính phù hợp, nhất quán về đường lối chủ trương chung từ trước tới nay của nhà nước Việt Nam trong việc gia nhập các điều ước quốc tế có điều khoản tương tự. Việt Nam cũng tuyên bố sẽ áp dụng chế độ ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo quy định tại Điều II và Điều III của Phụ lục Công ước.

Việt Nam gia nhập Công ước Berne có ý nghĩa quan trọng trong sự chuyển biến tích cực tư duy nhận thức về bảo hộ quyền tác giả của Việt Nam trong thời gian qua, là điều kiện thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền tác giả không chỉ ở trong nước mà còn ở nhiều nước trên thế giới, không những bảo hộ tác phẩm của các tác giả trong nước mà còn bảo hộ tác phẩm của các tác giả nước ngoài. Việc thực hiện văn bản quốc tế trên còn góp phần thúc đẩy và lành mạnh hoá việc giao lưu hợp tác quốc tế về sách và xuất bản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quốc tế.

Chương 2

Ngành Xuất bản Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa về bảo hộ quyền tác giả

Một phần của tài liệu Công ước Berne và việc thực hiện trong lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)