Phƣơng pháp phổ hồng ngoại

Một phần của tài liệu nghiên cứu các đặc trưng và khả năng ứng dụng trong dược hóa của một số loại bentonit việt nam (Trang 52)

Để xác định thêm về cấu trúc tinh thể cũng như các đặc trưng liên kết giữa các nguyên tử và nhóm nguyên tử chúng tôi tiến hành chụp phổ hồng ngoại với 7 mẫu bentonite Thuận Hải trước và sau khi xử lý: BTH, BTH0, BTH1, BTH2, BTH3, BTH5, BTH6. Kết quả được thể hiện trên các hình 3.10, 3.11 (và trong phần phụ lục).

Hình 3.10 : Phổ hồng ngoại của bentonite Thuận Hải sơ chế (BTH)

Với vùng phổ có  = 3500 – 3700 cm-1 và gần 3400cm-1 là đặc trưng cho sét trương nở giàu MMT, cụ thể là  = 3620 – 3629 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm OH trong liên kết Al-OH và Si-OH của MMT. Dao động biến dạng này cũng được thể hiện ở cùng có  = 600 – 700 cm-1. Vạch 920cm-1

đặc trưng cho liên kết Al3+-OH trong bát diện.

Hình 3.11 : Phổ hồng ngoại của bentonite Thuận Hải tinh chế (BTH0)

Đám phổ lớn nhất trên phổ hồng ngoại của các mẫu bentonite tương ứng với dao động hóa trị của liên kết Si-O trong tứ diện nằm trong khoảng 980 – 1100cm-1. Vạch phổ 1426,31cm-1 trong mẫu bentonite sơ chế ban đầu BTH (hình 3.10) đặc trưng cho dao động của liên kết trong ion CO32- thể hiện sự có mặt của cancite.

Vạch phổ 780,68cm-1 đặc trưng cho dao động Si-O trong thạch anh trong mẫu bentonite sơ chế. Cường độ đám phổ này giảm trong mẫu tinh chế BTH0 là772,36cm-1

chứng tỏ trong quá trình tinh chế đã loại bỏ được một lượng lớn tạp chất rắn này, khi hoạt hóa thì tăng nhẹ BTH3 là 778,24cm-1, BTH5 là 788,43cm-1

(hình p.13, p.14 phần phụ lục) là do các thành phần khác giảm dẫn đến hàm lượng tương đối của SiO2 tăng.

Đám phổ rộng nằm trong vùng 3200-3500cm-1 và 1640cm-1 được gán cho dao động hóa trị và biến dạng của nhóm OH trong phân tử nước tự do. Ở tất cả các mẫu bentonite đều xuất hiện đám phổ này cho thấy sự có mặt của các phân tử nước trong các mẫu bentonite.

Với các mẫu hoạt hóa bằng dung dịch HCl hay H2SO4 (hình p.13, p.14 phần phụ lục) đều xuất hiện các vạch đặc trưng cho OH của liên kết Al-OH ở 362, 79cm-1, 3698cm-1, 3627,92cm-1, 3628,92cm-1 lần lượt ở các mẫu BTH1, BTH2, BTH3,

BTH5. Sự thay đổi rõ nhất đối với mẫu hoạt hóa thể hiện ở việc gần như biến mất hoàn toàn vạch phổ ở khoảng trên 1420cm-1 đặc trưng cho liên kết ion CO32- trong cancite, một lần nữa chứng tỏ loại tạp chất rắn này được loại bỏ hoàn toàn nhờ quá trình hoạt hóa.

Cường độ của đám phổ này cũng giảm rõ rệt ở mẫu tinh chế.

Hình 3.12 . Phổ hồng ngoại của các mẫu BTH5, BTH3, BTH6.

Với các mẫu hoạt hóa bằng dung dịch kiềm (kí hiệu là BTH6, hình p.15 phần phụ lục) Khi so sánh các mẫu BTH3, BTH5, BTH6 với nhau (hình 3.12) chúng ta thấy rằng, đỉnh pic đặc trưng cho MMT ở vùng  = 3500 – 3700 cm-1 ,  = 600 – 700 cm-

1

của mẫu BTH3 và BTH5 có cường độ cao hơn, điều này đồng nghĩa với hàm lượng của MMT trong các mẫu này lớn hơn. Các pic của lên kết trong CO32- có  = 1410 - 1450 cm-1 trong mẫu BTH6 vẫn còn trong khi ở mẫu BTH3 và BTH5 không còn xuất hiện, điều này chứng tỏ rằng quá trình hoạt hóa bằng kiềm chưa loại bỏ được tạp chất này.

Nhìn chung, các kết quả phân tích thành phần hóa học phù hợp với kết quả đo XRD, FTIR, có thể khẳng định được sự cải thiện rõ rệt thành phần của bentonite theo hướng sử dụng làm liệu dược phẩm của các mẫu được xử lý (tinh chế và hoạt hóa).

Từ các kết quả xác định thành phần hóa học và qua quá trình xử lý, chúng tôi thấy rằng mẫu bentonite Cổ Định có hàm lượng MMT khá thấp. Quan trọng hơn hàm lượng Fe2O3 trong mẫu này quá cao, ngay cả sau khi xử lý hoạt hóa thì màu sắc của

Một phần của tài liệu nghiên cứu các đặc trưng và khả năng ứng dụng trong dược hóa của một số loại bentonit việt nam (Trang 52)