Bentonite Thuận Hải

Một phần của tài liệu nghiên cứu các đặc trưng và khả năng ứng dụng trong dược hóa của một số loại bentonit việt nam (Trang 37)

Các kết quả phân tích về thành phần hóa học của các mẫu bentonite Thuận Hải ban đầu và qua xử lý cho kết quả ở bảng 3.1. Số liệu thành phần hóa học của một mẫu khoáng bentonite kiềm Na điển hình là mẫu Polado của Pháp [9] cũng được đưa thêm vào để so sánh.

Bảng 3.1 : Thành phần hóa học của các mẫu bentonite Thuận Hải (% trọng lượng) Thành phần Bentonite sơ chế Bentonite tinh chế (2%, 24h) BTH1 BTH2 BTPhap ( Polado) SiO2 55.83 53,108 57,165 57,98 59,57 Al2O3 18,04 21,36 20,15 17,85 16,50 Fe2O3 2,85 3,202 2,485 2,46 3,00 CaO 4,536 1,890 1,350 0,95 2,20 MgO 0,086 0,016 0,011 0,045 1,65 K2O 3,745 3,126 3,933 4,028 0,44 Na2O 2,217 1,755 1,355 1,165 2,15 *) Nhận xét

+ Từ bảng 3.1 ta thấy sự có mặt của hầu hết các nguyên tố căn bản cấu thành nên bentonite. Tuy nhiên điểm nổi bật của bentonite Thuận Hải ban đầu chỉ qua sơ chế là lượng canxi oxit lớn. Nó thường nằm dưới dạng cancite CaCO3 có lẫn trong bentonit Thuận Hải (điều này cũng được minh chứng qua kết quả đo XRD).

+ Tỷ lệ Al2O3 : SiO2 của mẫu bentonite Thuận Hải dao động trong khoảng 1: 2-1: 3 là tỉ lệ trung bình so với các bentonite khác.

+ Dễ dàng nhận thấy qua bảng 3.1, thành phần SiO2 qua quá trình tinh chế, lắng gạn, một lượng cát và thạch anh bị loại bỏ ở phần đáy. Như vậy, cát và thạch anh là tạp chất chính trong mẫu bentonite, nó được loại bỏ phần lớn khi làm sạch mẫu bentonite. Hàm lượng SiO2 tăng nhẹ ở các mẫu hoạt hóa là do SiO2 không tan trong HCl trong khi một số thành phần khoáng khác tan và bị loại đi, do vậy hàm lượng tương đối của SiO2 tăng lên.

+ Hàm lượng Al3+

trong mẫu hoạt hóa ở nhiệt độ cao giảm do một phần Al3+ đã bị hòa tan.

+ Hàm lượng CaO giảm rõ rệt đặc biệt đối với các mẫu hoạt hóa chỉ ra rằng quá trình tinh chế đã loại bỏ được phần lớn thành phần khoáng cancite, loại khoáng này bị loại hầu hết qua quá trình tinh chế.

+ Hàm lượng MgO rất nhỏ, chứng tỏ sự thay thế của ion Mg2+ cho ion Al3+ trong mạng lưới là không đáng kể, điều này cũng phù hợp với kết quả đo phổ hồng ngoại như sẽ chỉ ra dưới đây.

+ Hàm lượng Fe2O3 trong mẫu bentonite ban đầu khá cao, có thể ảnh hưởng đến yêu cầu về độ trắng khi dùng làm nguyên liệu trong dược phẩm nên cần phải loại bỏ. Hàm lượng Fe2O3 tăng nhẹ trong mẫu tinh chế, điều này cũng có nguyên nhân tương tự như đối với SiO2 là do tinh chế loại bỏ được phần lớn cancite và một phần SiO2 trong khi sắt không bị loại đi nên hàm lượng tương đối của Fe tăng lên. Đối với các mẫu hoạt hóa, hàm lượng Fe2O3 giảm, nhất là mẫu hoạt hóa ở nhiệt độ 600C cho thấy quá trình hoạt hóa, đã loại được một phần sắt do bị hòa tan vào dung dịch. + Hàm lượng Na2O giảm dần từ sơ chế, tinh chế đặc biệt là ở các mẫu hoạt hóa. do quá trình tạo thành các muối tan trong dung dịch axit của ion Na+. Tuy nhiên lượng K2O hầu như không thay đổi ở tất cả các mẫu có thể do các ion K+ không phải ở dạng ion tự do mà nằm trong thành phần của một số khoáng tạp khác nên không bị hòa tan.

Nhìn chung, so với bentonite Polado của Pháp, thành phần nguyên tố của bentonite Thuận Hải về cơ bản cũng tương tự, tuy có sự sai khác nhưng không quá lớn về tỉ lệ thành phần. Điều này cho phép kết luận sơ bộ bentonite Thuận Hải cũng thuộc loại bentonite kiềm dạng Na.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các đặc trưng và khả năng ứng dụng trong dược hóa của một số loại bentonit việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)