XUẤT GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp nâng cấp hệ thống tiêu trạm bơm yên lệnh (Trang 70)

TIÊU NƯỚC VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 3.2.1. Đề xuất giải pháp

Giải pháp 1: Thực hiện tiêu nước đệm

Như đã đề cập đến ở phần nguyên tắc chung: Tiêu nước đệm là một trong những giải pháp thực hiện phương châm tiêu nước truyền thống - tháo nước có kế hoạch.

Khi có dự báo sắp xuất hiện trận mưa lớn, có tần suất xuất hiện thấp cần tiến hành tiêu nước đệm để giảm mực nước trên toàn bộ hệ thống kênh tiêu, hồ điều hòa xuống mực nước thiết kế thấp nhất. Thời gian tiêu nước đệm phụ thuộc vào tổng lượng nước trữ trong kênh mương và hồ điều hòa có thể tiêu được và năng lực tiêu của các công trình đầu mối tiêu.

Giải pháp 2: Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức của nhân dân về nghĩa vụ chấp hành pháp luật đặc biệt là Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Do tình trạng vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi là nguyên nhân phổ biến dẫn đến ách tắc dòng chảy nên phải tích cực tuyên truyền vận động người dân trên vùng tiêu hưởng ứng, chấp hành Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Tuyên truyền vận động nhân dân đặc biệt là các hộ dân sinh sống dọc hai bên bờ kênh không lấn chiếm lòng kênh, bờ kênh sử dụng vào các mục đích sản xuất kinh doanh hoặc xây dựng công trình phục vụ cho một nhóm lợi ích nào đó làm ảnh hưởng đến vận hành, khai thác kênh mương.

Cần thực hiện việc vớt bèo rác, khơi thông dòng chảy thường xuyên, đặc biệt là trước các trận mưa lớn để không làm cản trở dòng chảy, giúp việc tiêu thoát nước được dễ dàng và nhanh chóng.

Giải pháp 3:Xây dựng quy trình vận hành hợp lý cho toàn hệ thống

Đây cũng là một trong những giải pháp thực hiện phương châm tiêu nước truyền thống đã nêu tại mục 3.1.3

Để tăng hiệu quả tiêu nước của các trạm bơm đầu mối cần xây dựng quy trình vận hành chung hợp lý cho các trạm bơm tiêu đầu mối Yên Lệnh, Bảy Cửa, các trạm bơm tiêu nội đồng tiêu ra các trục tiêu chính để đưa nước về các trạm bơm đầu mối tiêu.

Giải pháp 4:Đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ kỹ thuật quản lý, khai thác công trình thủy lợi

Đơn vị quản lý cần cho cán bộ kỹ thuật thường xuyên được tham dự các khóa đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng quản lý, vận hành khai thác công trình thủy lợi.

Ngoài ra các cơ quan, đơn vị quản lý hệ thống công trình thủy lợi của tỉnh Hà Nam nói chung và của huyện Duy Tiên nói riêng phải không ngừng đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại, các phần mềm dự báo, phương tiện và cơ sở hạ tầng phục vụ

công tác quản lý điều hành hệ thống vừa phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới, vừa phù hợp với năng lực quản lý của cơ quan mình.

3.2.2. Cơ sở khoa học của các giải pháp đề xuất

Cơ sở 1: Cơ sở về hiện trạng các công trình thủy lợi đã có trên lưu vực tiêu của Yên Lệnh:

Lưu vực tiêu Yên Lệnh với hệ thống kênh mương có tổng chiểu dài 22,14km, độ sâu lớn, chiều rộng mặt kênh từ 3-5 m, đặc biệt là hệ tiêu chính với chiều rộng mặt thoáng 9 – 10 m, liên thông lẫn nhau nên ta có thể lợi dụng để trữ nước trên các trục tiêu này khi dự báo có mưa lớn bằng việc thực hiện việc tiêu nước đệm, đảm bảo mực nước trên toàn hệ thống bao gồm hệ thống kênh mương, hồ điều hòa được hạ tới mức thấp nhất, làm giảm yêu cầu tiêu nước khi bước vào các trận mưa thiết kế.

Với giải pháp tiêu nước đệm trước mỗi trận mưa lớn, kết quả tính toán sơ bộ cho thấy nếu mực nước trên toàn bộ hệ thống kênh mương hiện có trên lưu vực được bơm cạn xuống 1,0 m trước khi xuất hiện các trận mưa lớn thì nó có khả năng trữ được khoảng 120.000 m3 nước, tương đương với việc trữ nước trong một hồ điều hòa có diện tích mặt nước 12 ha và độ sâu điều tiết 1,0 m; hệ số tiêu trung bình của lưu vực giảm khoảng 0,46 l/s/ha (áp dụng theo công thức 2-22) vì vậy việc tiêu nước đệm là thật sự cần thiết để làm giảm hệ số tiêu, giảm áp lực tiêu nước cho toàn bộ lưu vực Yên Lệnh.

Cơ sở 2: Cơ sở về hiện trạng các vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên lưu vực tiêu Yên Lệnh

Do đặc điểm của hệ thống công trình thủy lợi trên lưu vực đan xen với khu dân cư và khu vực tập trung đông người, hoặc liền kề với đường giao thông nên tình trạng vi phạm Pháp lệnh khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn lưu vực tiêu Yên Lệnh xảy ra tương đối nhiều, tình trạng lấn chiếm lòng kênh để phục vụ mục đích dân sinh như làm nơi kinh doanh, buôn bán, xây nhà tạm, tự ý xây kè lấn đất trên mái kênh, xây cầu cống tự phát trên kênh khiến lòng kênh bị thu hẹp, không còn đúng với thiết kế.

Tình trạng vứt rác thải xuống lòng kênh, thả đăng, đó, vó, bè và bèo phát triển nhanh khiến khả năng truyền tải nước của kênh bị giảm xuống dẫn đến việc khi xảy ra úng ngập trạm bơm hoạt động không hết công suất thiết kế do bị thiếu nước, chỉ bơm tiêu cầm chừng trong khi đó, ruộng vẫn bị ngập gây thiệt hại kinh tế cho đơn vị quản lý, nhưng vẫn không giải quyết được úng ngập.

Theo thống kê của Công ty thủy lợi Duy Tiên, đơn vị trực tiếp quản lý và điều hành các công trình trên lưu vực tiêu Yên Lệnh, trên địa bàn toàn lưu vực xảy ra rất nhiều trường hợp vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Cụ thể như sau: phát hiện và xử lý 958 vụ ngâm tre, luồng, nứa, cắm đăng, đó, vó bè, trồng rau, thả bèo, sen; 248 vụ lấn chiếm xây dựng nhà cửa, lều lán; 158 vụ phá hoại công trình thủy lợi; 457 vụ đổ, xả chất thải, rác thải xuống lòng kênh; 104 vụ nuôi trồng thủy sản trái phép. Tất cả các vụ vi phạm đều lập biên bản và yêu cầu giải tỏa.

Tuy nhiên do chế tài xửa phạt thiếu tính răn đe nên sau khi xử lý, các vi phạm vẫn tiếp tục xảy ra.

Vì vậy cần phải phối hợp với các cấp chính quyền tại địa phương thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra giải tỏa các vi phạm Pháp lệnh khai thác công trình thủy lợi và có chế tài xử phạt thích đáng cho từng trường hợp, không chỉ dừng ở lập biên bản để mang tính răn đe.

Tích cực tuyên truyền vận động người dân trên địa bàn lưu vực hưởng ứng, chấp hành Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Cơ sở 3: Cơ sở về hiện trạng công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi trên lưu vực tiêu

Thực tiễn trong công tác tổ chức quản lý, khai thác các hệ thống thủy lợi ở nước ta hiện nay nói chung và huyện Duy Tiên nói riêng cũng như kết quả nghiên cứu của các cơ quan khoa học và cơ quan quản lý đều cho thấy hiệu quả khai thác công trình và hệ thống các công trình thủy lợi hiện nay chưa tương xứng với nguồn vốn đã đầu tư xây dựng.

Công tác quản lý và khai thác có nhiều bất cập cả về con người như trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý, vận hành... và phương tiện phục vụ quản lý chưa

tương xứng với tiềm năng của nó, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa các hệ thống thủy lợi.

Vì vậy việc cán bộ quản lý cần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để vận hành và khai thác hết khả năng của các công trình thủy lợi đang có là việc làm cần thiết.

Tóm lại, các giải pháp phi công trình đã đề xuất trong luận văn này là hợp lý và là một trong các công việc cần phải làm để nâng cao hiệu quả tiêu nước trên lưu vực.

3.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU NƯỚC VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NƯỚC VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

3.3.1. Đề xuất giải pháp

Giải pháp 1: Xây dựng thêm các trạm bơm tiêu đầu mối tiêu nước ra sông Hồng và sông Châu Giang

Để đáp ứng yêu cầu tiêu nước của lưu vực cần phải xây dựng bổ sung thêm công trình đầu mối tiêu để bổ sung thêm năng lực tiêu cho hệ thống. Một số giải pháp công trình sau đây được đề xuất xem xét:

1. Quy mô công trình và tên các công trình bổ sung:

Phương án 1: Xây dựng bổ sung trạm bơm Bảy Cửa 4 với lưu lượng Q= 7,88 m3/s cùng với 2 trạm bơm Bảy Cửa đã có, tiêu cho 920,5 ha..

Xây dựng trạm bơm Yên Lệnh II với lưu lượng Q= 11,4 m3/s, cùng với trạm bơm Yên Lênh đã có tiêu cho 2103,5 ha.

Phương án 2: Phá bỏ 2 trạm bơm Bảy Cửa đã có, xây dựng trạm bơm Bảy

Cửa I để tiêu cho toàn bộ 920,5 ha lưu vực tiêu Bảy Cửa, với lưu lượng Q= 14,83 m3/s ( xem Qyc ở bảng 2.20 ).

Xây dựng trạm bơm Yên Lệnh II với lưu lượng Q = 11,4 m3/s, cùng với trạm bơm Yên Lênh đã có đảm bảo tiêu nước cho 2103,5 ha của lưu vực Yên Lệnh.

Phương án 3: Giữ nguyên quy mô 2 trạm bơm Bảy Cửa, cải tạo lại hai trạm bơm hoạt động đúng công suất thiết kế, xây mới trạm bơm Yên Lênh 2 có lưu

lượng trạm Q = 19,28 m3

/s. Trạm bơm Yên Lệnh II cùng với trạm bơm Yên Lệnh đã có đảm nhận lưu vực tiêu 2593 ha.

Việc chọn lựa phương án nào để đầu tư xây dựng cần được nghiên cứu kỹ trong giai đoạn lập dự án để phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cũng như khả năng cấp vốn đầu tư cho dự án. Tuy nhiên dù có chọn phương án nào thì vẫn phải đảm bảo tiêu hết lượng nước cần tiêu trong thời gian tiêu cho phép và việc xây dựng thêm công trình tiêu đầu mối là rất cần thiết.

2. Vị trí đặt trạm bơm và hướng tiêu của các trạm bơm xây dựng mới để bổ sung năng lực tiêu cho lưu vực

- Vị trí xây dựng trạm bơm Yên Lệnh II dự kiến đặt tại khu vực gần đê sông Hồng, lấy kênh A4-13-11 làm trục tiêu chính đưa nước từ kênh A4-13 vào bể hút trạm bơm. Hướng tiêu chính của trạm bơm Yên Lệnh II là tiêu ra sông Hồng.

- Vị trí xây dựng trạm bơm Bảy Cửa mới dự kiến đặt ở khu vực gần 2 trạm bơm Bảy Cửa đã có và lấy kênh A4-13 làm trục tiêu chính.

Vị trí chính xác đặt trạm bơm Bảy Cửa mới sẽ được nghiên cứu, đề xuất trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Giải pháp 2: Xây dựng cống điều tiết trên kênh A4-13

Cống điều tiết phân chia tạm thời lưu vực hai cụm trạm bơm Yên Lệnh và Bảy Cửa dự kiến đặt tại vị trí kênh A4-13 giao cắt với Quốc lộ 38. Cống điều tiết này có nhiệm vụ như sau:

1. Cho phép toàn bộ lượng nước cần tiêu của 2.103,5 ha lưu vực phía thượng lưu cống chảy qua để tiêu tự chảy ra sông Châu Giang qua cống A4-13 khi mực nước ngoài sông Châu Giang thấp hơn mực nước cần duy trì ở trong đồng hoặc để cho các trạm bơm Bảy Cửa tiêu ra sông Châu Giang khi cần thiết và điều kiện cho phép.

2. Cho phép toàn bộ lượng nước cần tiêu của 920,5 ha lưu vực phía hạ lưu cống ( lưu vực tiêu của các trạm bơm Bảy Cửa) tiêu về công trình đầu mối tiêu là các trạm bơm Yên Lệnh trong trường hợp chỉ cần vận hành trạm bơm Yên Lệnh

(Yên Lệnh I hoặc Yên Lệnh II hoặc cả 2 trạm bơm Yên Lệnh) còn các trạm bơm Bảy Cửa không hoạt động.

3. Cho phép các phương tiện vận tải thủy qua lại phù hợp với quy hoạch giao thông của địa phương.

Giải pháp 3: Xây dựng các hồ điều hòa

Xây mới 90 ha hồ điều hòa trên cơ sở chuyển đổi mục đích sử dụng đất của 63,4 ha diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả và 26,6 ha ao hồ tự nhiên ở gần khu vực đầu mối trạm bơm Yên Lệnh và Bảy Cửa. Các hồ điều hòa có chiều sâu trữ nước không nhỏ hơn 2,0 m trong đó chiều sâu điều tiết nước không nhỏ hơn 1,0 m.

Giải pháp 4: Xây dựng công trình tiêu nội đồng

Dựa vào điều kiện tự nhiên, điều kiện cân bằng nước đã nêu ở trên, luận văn đề xuất xây dựng trạm bơm Bút 3 ở cạnh trạm bơm Bút 1, có lưu lượng thiết kế Q= 6,09 m3/s, tiêu nước ra kênh A4-13-8 đồng thời tiến hành nạo vét kênh A4-13-8 để đảm bảo lưu lượng chuyển nước.

Giải pháp 5: Cải tạo, nâng cấp đồng bộ thống kênh mương và công trình trên kênh đáp ứng yêu cầu tiêu nước và phát triển nông thôn mới bao gồm các công việc sau:

1. Nạo vét, cải tạo toàn bộ hệ thống kênh tiêu trong vùng tiêu theo mặt cắt thiết kế đảm bảo tiêu được hệ số tiêu theo thiết kế.

Trong quá trình cải tạo nâng cấp kênh không làm mâu thuẫn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Một số tuyến kênh đồng thời ngoài việc nạo vét mở rộng lòng kênh dẫn có thể kết hợp với làm đường giao thông, đáp ứng yêu cầu giao thông thủy và giao thông bộ.

2. Cải tạo nâng cấp các công trình trên kênh như cầu, cống điều tiết nước cho phù hợp với yêu cầu nạo vét, cải tạo kênh mương.

3. Xây dựng bổ sung thêm công trình còn thiếu như cống điều tiết, cầu và đường giao thông nông thôn kết hợp với cống điều tiết và mở rộng bờ kênh, vừa đáp ứng được yêu cầu tiêu nước, vừa đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

3.3.2. Cơ sở khoa học của các giải pháp đề xuất Cơ sở 1:Căn cứ kết quả cân bằng nước Cơ sở 1:Căn cứ kết quả cân bằng nước

Kết quả tính toán cân bằng nước cho toàn vùng tiêu và cho các tiểu vùng tiêu động lực như đã đề cập ở chương 2 cho thấy:

- Các công trình đầu mối tiêu đã có mới chỉ đáp ứng được 60 % yêu cầu tiêu nước đến năm 2020 và còn 19,28 m3/s chưa có công trình tiêu.

- Tiểu vùng 1 tiêu bằng động lực ra kênh chính của trạm bơm Yên Lệnh cũng còn thiếu 6,09 m3/s mới đáp ứng được yêu cầu tiêu nước năm 2020.

Viêc đầu tư xây dựng thêm các công trình đầu mối tiêu nước và trạm bơm tiêu nội đồng với các phương án và quy mô như đã nêu ở mục 3.2.1 là rất cần thiết.

Cơ sở 2: Phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước là đến năm 2020 về cơ bản nước ta trở thành nước công nghiệp

Như đã nêu ở các phần trước, hầu hết các công trình tiêu nước đã xây dựng trên địa bàn huyện Duy Tiên nói chung và lưu vực Yên Lệnh nói riêng chỉ có năng lực hoạt động với hệ số tiêu thiết kế từ 5 – 7 l/s/ha. Hệ số tiêu này và quy mô công trình tiêu đã xây dựng là phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn đó.

Hiện nay cả nước ta nói chung và lưu vực nghiên cứu nói riêng đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản Duy Tiên là huyện công nghiệp. Như vậy yêu cầu tiêu nước trong những năm gần đây và những năm sắp tới là rất lớn. Theo kết quả nghiên cứu của luận văn, hệ số tiêu thiết kế của lưu vực nghiên cứu lên tới 16,12 l/s/ha.

Như đã nêu, các công trình tiêu nước đã xây dựng đều không đủ năng lực để

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp nâng cấp hệ thống tiêu trạm bơm yên lệnh (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)