NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp nâng cấp hệ thống tiêu trạm bơm yên lệnh (Trang 80)

Lưu vưc tiêu trạm bơm Yên Lệnh có những đặc điểm chung đại diện cho vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta như có đủ loại đối tượng sử dụng nước và tiêu thoát nước, có chế độ cấp nước và tiêu thoát nước phụ thuộc chủ yếu vào chế độ nước của hệ thống Sông Hồng.

Cũng như nhiều hệ thống công trình tiêu nước đã xây dựng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung và hệ thống tiêu Yên Lệnh nói riêng trong nhiều năm qua mới chỉ hướng vào mục tiêu chủ yếu là đảm bảo yêu cầu cho nông nghiệp, chưa chú trọng đến yêu cầu cấp thoát nước của các khu vực đô thị, công nghiệp và các đối tượng tiêu nước khác. Bởi vậy khi có thêm nhu cầu tiêu thoát nước mưa cho các đối tượng tiêu nước mới này đòi hỏi thời gian tiêu căng thẳng hơn, triệt để hơn nên đã xảy ra mâu thuẫn giữa nhu cầu về tiêu thoát nước với khả năng tiêu nước và chuyển tải nước của các công trình tiêu nước. Với xu thế thay đổi phức tạp theo chiều

hướng bất lợi của thời tiết thì các công trình thủy lợi đã có lại càng không đáp ứng được và mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng lại càng căng thẳng hơn.

Để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực đến năm 2020, luận văn đã nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có thể áp dụng cho lưu vựu Yên Lệnh có thể giải quyết được khó khăn trên:

* Giải pháp phi công trình:

+ Thực hiện việc tiêu nước đệm trước mỗi trận mưa lớn;

+ Tuyên truyền, vận động người dân trên toàn địa bàn nghiêm chỉnh chấp hành Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

+ Xây dựng quy trình vận hành hợp lý cho các trạm bơm tiêu đầu mối và các công trình tiêu nước, điều tiết nước trong hệ thống ;

+ Đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ kỹ thuật quản lý, vận hành công trình thủy lợi để đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa hệ thống thủy lợi.

* Giải pháp công trình:

+ Xây dựng thêm các trạm bơm, công trình tiêu đầu mối để đáp ứng được yêu cầu tiêu nước hiện tại và đến năm 2020;

+ Xây dựng cống điều tiết, phân chia lưu vực trạm bơm Yên Lệnh và Bảy Cửa trên kênh A4-13;

+ Xây dựng hồ điều hòa có diện tích 90ha chuyển đổi từ diện tích trồng lúa nước vùng trũng và cải tạo toàn bộ số ao hồ tự nhiên ở gần khu vực đầu mối;

+ Xây dựng,bổ sung thêm các công trình tiêu nội đồng;

+ Cải tạo, nâng cấp đồng bộ hệ thống kênh mương và các công trình trên kênh, tiến hành nạo vét các trục sông, sông nhánh chính đảm bảo dẫn nước tưới tiêu cho toàn hệ thống.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. KẾT LUẬN

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Duy Tiên nói chung và trên lưu vực tiêu Yên Lệnh nói riêng đã được xây dựng từ lâu với quy mô các công trình chỉ đáp ứng được tại thời điểm xây dựng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hôi lúc đó.

Hơn nữa các công trình đã có đều xây dựng không đồng bộ, các công trình chỉ đáp ứng việc thiếu đâu bổ sung đó, chưa có quy hoạch cụ thể dẫn đến tình trạng các công trình đã có không hoạt động được hết khả năng thiết kế.

Hệ thống tiêu nước trên địa bàn mới chỉ hướng vào mục tiêu chính là phát triển nông nghiệp, chưa chú trọng đến yêu cầu cấp thoát nước cho các nhu cầu khác đặc biệt là tiêu nước cho các khu vực công nghiệp và đô thị. Hiện nay cơ cấu sử dụng đất của huyện và trên vùng nghiên cứu đang có sự chuyển dịch rất mạnh, tỷ lệ diện tích chuyển đổi thành đất đô thị, khu công nghiệp ngày một tăng, diện tích đất trồng lúa nước, hồ ao và khu trũng có khả năng trữ và điều tiết nước mưa ngày một thu hẹp, nhu cầu tiêu nước tăng lên nhanh chóng dẫn đến mâu thuẫn giữa nhu cầu với khả năng tiêu nước và chuyển tải nước của các công trình này càng trở nên căng thẳng hơn.

Các công trình đầu mối tiêu đã xuống cấp, hệ thống kênh mương bị bồi lấp gây cản trở việc tiêu thoát nước. Hệ quả tất yếu của mâu thuẫn trên là tình trạng úng ngập xảy ra ngày càng thường xuyên hơn trên hệ thống thủy lợi của huyện vì vậy việc xây dựng một chiến lược phát triển thuỷ lợi nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy phần lớn các trận mưa gây úng xuất hiện ở vùng nghiên cứu là mưa 5 ngày có đỉnh mưa rơi vào ngày thứ 2 và ngày thứ 3 của trận mưa. Mưa gây úng tần suất thiết kế 10% có tổng lượng mưa là 407,24mm.

Luận văn đã nghiên cứu tính toán xác định hệ số tiêu của từng loại đối tượng tiêu nước có mặt trong vùng tiêu và hệ số tiêu thiết kế của vùng. Với mô hình trận

mưa thiết kế như trên và cơ cấu sử dụng cho đất theo quy hoạch đến năm 2020, hệ số tiêu thiết kế áp dụng cho vùng nghiên cứu không nhỏ hơn 16,12 l/s/ha. Để đạt được hệ số tiêu này bắt buộc phải xây dựng các hồ điều hòa gần khu vực đầu mối các trạm bơm Yên Lệnh và Bảy Cửa. Tổng diện tích mặt nước của các hồ điều hòa không nhỏ hơn 90 ha, độ sâu trữ nước và điều tiết nước không nhỏ hơn 1,0 m.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đánh giá hiện trạng và tính toán cân bằng nước, luận văn đã đề xuất được một số giải pháp cơ bản về công trình, giải pháp phi công trình để đáp ứng yêu cầu tiêu nước đến năm 2020. Luận văn cũng đã phân tích các cơ sở khoa học và thực tiễn của giải pháp đề xuất.

B. KIẾN NGHỊ

Luận văn trên cơ sở đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi và cơ sở khoa học đề xuất một số giải pháp công trình đáp ứng yêu cầu tiêu nước của lưu vực Yên Lệnh. Tuy nhiên khi nghiên cứu, tính toán luận văn mới chỉ căn cứ vào mô hình mưa tiêu ở thời điểm hiện tại và cơ cấu sử dụng đất ở thời điểm hiện tại để dự báo khả năng thay đổi tổng lượng mưa của mô hình mưa, khả năng thay đổi cơ cấu sử dụng đất trên hệ thống đến năm 2020. Mức độ chính xác của dự báo này chưa có cơ sở để kiểm chứng. Do vậy cần tiếp tục nghiên cứu các vấn đề sau:

1) Nghiên cứu dự báo khả năng phát triển kinh tế - xã hội như: cơ cấu sử dụng đất đai, cơ cấu cây trồng vật nuôi, yêu cầu cấp nước và tiêu nước của các loại đối tượng sử dụng nước.

2) Đối với các tiểu vùng trong hệ thống do tài liệu còn hạn chế nên cần tính toán chi tiết ở một số thời điểm trong tương lai, sử dụng mô hình tính toán thủy lực phù hợp để từ đó rút ra giải pháp cho công trình tiêu nước cho hệ thống.

3) Nghiên cứu chi tiết hơn nữa các giải pháp công trình và phi công trình đáp ứng yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu các ngành kinh kế của khu vực đến năm 2020. Các giải pháp công trình trong luận văn mới chỉ chủ yếu dựa vào phương trình cân bằng nước nên cần tính toán kiểm tra sự

thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong hệ thống từ đó đưa được các giải pháp cần thiết đáp ứng nhu cầu tiêu nước cho toàn hệ thống.

4) Do kiến thức còn hạn chế, tài liệu thu thập phục vụ nghiên cứu còn chưa đầy đủ vì vậy tác giả mong các thầy cô giáo, các chuyên gia quan tâm góp ý kiến để luận văn mang tính thực tiễn cao, áp dụng được vào thực tế.

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Qua việc nghiên cứu đề tài: “Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp nâng

cấp hệ thống tiêu trạm bơm Yên Lệnh” luận văn đã có những đóng góp mới

như sau:

1) Xác định dạng phân phối mô hình mưu tiêu thiết kế áp dụng cho lưu vực tiêu Yên Lệnh.

2) Xác định hệ số tiêu thiết kế áp dụng cho từng tiểu vùng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

3) Đề xuất một số biện pháp phi công trình công trình nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu nước của khu vực đến năm 2020.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tống Đức Khang, Bùi Hiếu, Phạm Việt Hòa (2002), Quản lý công trình thủy lợi, NXB Xây dựng , Hà Nội.

2. Trịnh Quang Hòa, PGS.TS Dương Văn Tiển (2003), Giáo trình thủy văn công trình, NXB Nông Nghiệp - Hà Nội.

3. Nguyễn Tuấn Anh, Tống Đức Khang (2004), Các phương pháp tính toán quy hoạch hệ thống thủy lợi, NXB Nông nghiệp - Hà Nội.

4. Tống Đức Khang, Bùi Hiếu (2006), Giáo trình quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi, NXB Xây dựng, Hà Nội.

5. Tiêu chuẩn 14 TCN-60-88 (1990), Tiêu chuẩn thiết kế hệ số tiêu cho ruộng lúa, Hà Nội.

6. Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4118 : 2012 Công trình thủy lợi - Hệ thống tưới tiêu - Yêu cầu thiết kế.

7. Trung tâm khoa học & triển khai kỹ thuật thủy lợi (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến hệ số tiêu vùng đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội-2010.

8. UBND tỉnh Hà Nam, Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hà Nam giai đoạn 2007-2015, định hướng đến 2025, quy hoạch điều chỉnh bổ sung 1 số điều của quy hoạch phát triển giao thông giai đoạn 2007-2015, định hướng đến 2025 theo Quyết định số 901/QĐ-UBND ngày 26/7/2011.

9. UBND tỉnh Hà Nam, Quyết định số 1421-QĐ/UBND về việc quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp, cụm công nghiêp – tiểu thủ công nghiệp huyện, thị xã và cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015.

10.Chi cục thống kê huyện Duy Tiên, Niên giám thống kê Hà Nam 2011.

11.UBND tỉnh Hà Nam, Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Nam đến 2030 và tầm nhìn đến 2050 theo Quyết định số 364/QĐ-UBND ngày 25/3/2011.

12.Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam đến 2020 theo Quyết định 1226/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp nâng cấp hệ thống tiêu trạm bơm yên lệnh (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)