Trong thời gian qua, hệ thống công trình thuỷ lợi cũng đã phát huy hiệu quả phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, ổn định sản xuất. Tuy nhiên đến nay hệ thống có nhiều tồn tại, bất cập:
1. Công trình đầu mối xây dựng đã lâu, không đảm bảo được năng lực tiêu cho hiện tại nên tình trạng úng ngập xảy ra thường xuyên trên địa bàn tỉnh mỗi khi có nhưng trận mưa lớn có tần suất xuất hiện thấp.
2. Hệ thống kênh mương nhiều năm chưa được tu bổ nạo vét, tình trạng vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi diễn ra nhiều trên lưu vực dẫn đến ách tắc dòng chảy, làm giảm khả năng tiêu nước của các công trình tiêu đầu mối.
3. Tình hình thời tiết luôn diễn biến phức tạp, khó lường và xuất hiện mưa lớn kéo dài, lượng mưa vượt quá tần suất thiết kế. Mặc dù các công trình thủy lợi đã
hoạt động hết công suất cùng với sự phối kết hợp chặt chẽ của công tác chỉ đạo phòng chống lũ lụt nhưng tình trạng úng ngập vẫn diến ra trên diện rộng.
Năm 2003 và 2008 xuất hiện hai trận mưa gây úng lụt lớn. Từ ngày 9 - 11/9/2003 có lượng mưa khoảng 440 mm tại Phủ Lý, đây là lượng mưa 3 ngày
max lớn nhất từ trước tới nay. Diện tích úng trên toàn tỉnh là 13.133 ha, trong đó lưu vực tiêu Yên Lệnh bị ngập hơn 500 ha, thời gian ngập úng lại vào thời gian sắp thu hoạch nên tổn thất là khá lớn. Đặc biệt từ ngày 30/10-3/11/2008 đã xuất hiện lượng mưa rất lớn, bình quân toàn tỉnh trên 500 mm, đã gây ngập úng hơn toàn bộ diện tích cây vụ Đông của lưu vực Yên Lệnh và của toàn tỉnh.
4. Nhận thức của cộng đồng về khai thác, sử dụng và bảo vệ tổng hợp tài nguyên nước, sự hiểu biết về luật khai thác, bảo vệ công trình thuỷ lợi còn có nhiều hạn chế.
Chính vì thế việc đánh giá lại hiện trạng và nghiên cứu đưa ra các giải pháp để tiêu nước chủ động hoàn toàn phục vụ cho sản xuất và dân sinh kinh tế khu vực này đến sau năm 2020 là rất cần thiết và cấp bách cho lưu vực tiêu Yên Lệnh.
CHƯƠNG 2
TÍNH TOÁN YÊU CẦU TIÊU NƯỚC VÀ CÂN BẰNG NƯỚC