Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với đối tƣợng nộp thuế

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý thuế trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 54)

thuế

Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động quản lý nhà nƣớc không thể thiếu và ngày càng quan trọng, nhất là khi cơ chế tự khai, tự nộp thuế đƣợc áp dụng một cách phổ biến. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý thuế để nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc; bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Lịch sử phát triển của công tác quản lý thuế của các nƣớc trên thế giới đã chứng minh chức năng thanh tra, kiểm tra thuế là tất yếu và là một trong hai nhiệm vụ chủ yếu của CQT đảm bảo chính sách thuế đƣợc thi hành nghiêm túc.

Có sự khác nhau về phạm vi, nội dung, thời gian cũng nhƣ điều kiện giữa quyết định kiểm tra với quyết định thanh tra. Kiểm tra thuế đƣợc thực hiện thƣờng xuyên với mục đích đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của chủ thể nộp thuế và phòng ngừa vi phạm pháp luật thuế, kiểm tra tại trụ sở NNT tối đa 1 lần trong 1 năm với phạm vi kiểm tra toàn diện việc chấp hành pháp luật về thuế hoặc kiểm tra theo từng dấu hiệu rủi ro về thuế của NNT. Kiểm tra thuế đƣợc thực hiện bằng hai phƣơng thức là kiểm tra hồ sơ tại CQT và kiểm tra thực tế tại trụ sở ngƣời nộp thuế. Trong khi đó, thanh tra thuế tại trụ sở NNT đƣợc thực hiện: Thanh tra theo kế hoạch đƣợc tiến hành theo kế hoạch đã đƣợc phê duyệt; Thanh tra đột xuất đƣợc tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo, chia, tách, sáp

nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hoá; hoặc theo yêu cầu của thủ trƣởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trƣởng Bộ Tài chính.

Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đƣợc Cục Thuế tỉnh Phú Thọ chú trọng, với nhiều giải pháp cụ thể, hiệu quả, góp phần vào việc phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm. (Bảng 2.4)

Bảng 2.4: Tình hình thực hiện thu ngân sách theo từng sắc thuế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu

Dự toán năm 2012 Kết quả thu NSNN năm 2012 % so sánh thực hiện với Bộ Tỉnh DT năm Cùng kỳ Bộ Tỉnh

Tổng thu ngành thuế quản lý 2.150.000 2.253.700 2,706,839 126 120 119

1 DNNN Trung ƣơng 445.000 459.000 428.665 96 93 116 2 DNNN địa phƣơng 405.000 460.000 518.707 128 112 129 3 DN có vốn ĐTNN 50.000 55.000 100.048 200 181 230 4 Thuế CTN NQD 600.000 600.000 620.657 103 103 120 5 Lệ phí trƣớc bạ 120.000 123.000 118.349 99 96 110 6 Thuế nhà đất/SDĐ phi NN 4.000 4.000 5.648 141 141 36 7 Thuế TNCN 80.000 80.000 83.116 104 104 124 8 Phí xăng dầu/Thuế BVMT 112.000 112.000 84.152 75 75 102 9 Thu phí, lệ phí 40.000 40.000 49.310 123 123 104 10 Thu tiền sử dụng đất 250.000 260.000 455.595 182 175 110 11 Tiền thuê đất 25.000 38.000 45.955 184 121 143 12 Thuế SDĐNN 0 0 65 96

13 Tiền thuê nhà Thuộc SHNN 0 0 8 2

14 Thu khác NSNN 15.000 16.200 100.930 673 623 98

15 Thu tại xã 4.000 6.500 22.707 568 349 98

Qua bảng 2.4 ta thấy việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn tỉnh năm 2012 đạt đƣợc kết quả đáng chú ý. Trong tình hình nền kinh tế suy thoái, quá trình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn nhƣng hầu hết việc thu nộp các loại thuế phí đều thi vƣợt dự toán giao của Bộ Tài chính và của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ trừ thu thuế từ khu vực Trung ƣơng, Thuế Bảo vệ môi trƣờng và lệ phí trƣớc bạ. Tổng thu trên địa bàn đạt 2.700 tỷ đồng đạt 126% dự toán Bộ Tài Chính giao, 120% dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 19% so với năm 2011.

2.2.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra

Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đƣợc lập trên cơ sở yêu cầu quản lý của ngành thuế; căn cứ hƣớng dẫn, định hƣớng của Bộ Tài chính và việc đánh giá, phân tích thông tin, xác định rủi ro của NNT.

Cục Thuế lập kế hoạch thanh tra của mình, gửi đến TCT chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm. Tổng cục trƣởng TCT phê duyệt kế hoạch thanh tra của Cục Thuế chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm.

Chi cục Thuế lập kế hoạch thanh tra của mình, gửi đến Cục Thuế chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hàng năm. Cục trƣởng Cục Thuế phê duyệt Kế hoạch thanh tra của Chi cục Thuế chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hàng năm.

Ngoài ra, kế hoạch thanh tra đƣợc bổ sung theo yêu cầu của TCT hay khi có đơn khiếu nại tố cáo.

Cục Thuế tỉnh Phú Thọ đã sử dụng “ứng dụng phân tích thông tin rủi ro của NNT (TPR)” và điều kiện cụ thể của địa phƣơng để xây dựng bộ tiêu chí rủi ro để áp dụng trong việc phân tích rủi ro, lựa chọn NNT đƣa vào lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế. Cục Thuế ƣu tiên lựa chọn các doanh nghiệp nhiều năm chƣa đƣợc thanh tra, kiểm tra; các doanh nghiệp đƣợc hƣởng ƣu đãi miễn giảm thuế, không để xảy ra trình trạng có doanh nghiệp nhiều năm không đƣợc thanh tra, kiểm tra, còn một số doanh nghiệp năm nào cũng thuộc kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Đặc biệt là các doanh nghiệp có số thu lớn, có ƣu đãi miễn giảm thuế lớn.

Cục Thuế Phú Thọ xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro gồm 29 tiêu chí. Trong đó có 16 tiêu chí tĩnh của TCT xây dựng và 13 tiêu chí động của Cục thuế Phú Thọ xây dựng.

Các tiêu chí tĩnh theo qui định thống nhất của TCT gồm 16 tiêu chí chia thành 5 nhóm:

Nhóm 1: Đánh giá về tuân thủ kê khai thuế, tính thuế, gồm 1 tiêu chí: Tiêu chí 1: Chậm nộp tờ khai thuế so với thời hạn quy định.

Nhóm 2: Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế, gồm 1 tiêu chí: Tiêu chí 2: Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế.

Nhóm 3: Đánh giá sự biến động về kê khai giữa các năm, gồm 2 tiêu chí: Tiêu chí 3: So sánh biến động của tỷ lệ “Thuế TNDN/ Doanh thu” giữa các năm Tiêu chí 4: So sánh sự biến động của tỷ lệ “Thuế GTGT phát sinh/ Doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra” giữa các năm.

Nhóm 4: Đánh giá về tình hình tài chính, gồm 10 tiêu chí:

Tiêu chí 5: Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu thuần Tiêu chí 6: Tỷ lệ (lợi nhuận trƣớc thuế+ chi phí lãi vay)/ Doanh thu thuần Tiêu chí 7: Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần.

Tiêu chí 8: Tỷ lệ lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu

Tiêu chí 9: Tỷ lệ giá vốn hàng bán/ Doanh thu thuần Tiêu chí 10: Tỷ lệ chí phí bán hàng/ Doanh thu thuần. Tiêu chí 11: Tỷ lệ chi phí quản lý / Doanh thu thuần Tiêu chí 12: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Tiêu chí 13: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Tiêu chí 14: Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Nhóm 5: Lịch sử thanh tra của NNT, gồm 2 tiêu chí:

Tiêu chí 15: Kỳ đƣợc thanh tra gần nhất

Tiêu chí 16: Số thuế truy thu tuyệt đối của kỳ thanh tra gần nhất.

Các tiêu chí động do Cục thuế tỉnh Phú Thọ thiết lập:

Dựa trên nguồn dữ liệu hiện tại sử dụng để phân tích rủi do, bằng kinh nghiệm của cán bộ thanh tra, tham khảo kinh nghiệm về các hành vi vi phạm của NNT đƣợc phát hiện qua thanh tra, kiểm tra; Cục thuế Phú Thọ xây dựng các tiêu chí động để phân tích rủi ro NNT phục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Cục thuế tỉnh Phú Thọ. Các tiêu chí động bao gồm các tiêu chí sau: (13 tiêu chí)

Tiêu chí 17: Chi phí hàng tồn kho lớn. Tiêu chí này phản ánh các trƣờng hợp có khả năng đã xuất bán hàng nhƣng chƣa báo cáo doanh thu.

Tiêu chí 18: Chi phí phải trả lớn. Tiêu chí này phản ánh các trƣờng hợp có các khoản chi phí trích trƣớc quá cao, có khả năng treo lãi, giảm thuế TNDN.

Tiêu chí 19: Không phân bổ thuế GTGT đầu vào cho doanh thu không chịu thuế GTGT. Tiêu chí này đƣợc lấy dữ liệu từ tờ khai thuế GTGT, đối chiếu sự liên quan giữa các chỉ tiêu doanh thu không chịu thuế GTGT, chỉ tiêu thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ.

Tiêu chí 20: Ngƣời mua trả tiền trƣớc lớn. Tiêu chí này phản ánh rủi ro của các trƣờng hợp đã bán hàng nhƣng chƣa báo cáo doanh thu và kê khai thuế, nhất là đối với các doanh nghiệp xây dựng. Tiêu chí này khi kết hợp với tiêu chí hàng tồn kho lớn sẽ cho kết quả rủi ro cao.

Tiêu chí 21: Dự phòng phải thu lớn. Tiêu chí này phản ánh các khoản dự phòng lớn, khả năng treo lãi cần phải kiểm tra.

Tiêu chí 22: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho lớn.

Tiêu chí 23: Lỗ hết vốn chủ sở hữu. Tiêu chí này phản ánh nguy cơ có chuyển giá hoặc báo cáo kết quả kinh doanh không đúng.

Tiêu chí 24: Sản xuất kinh doanh không hiệu quả vẫn mở rộng đầu tƣ. Tiêu chí này kết hợp giữ chỉ tiêu lợi nhuận và chỉ tiêu xây dựng cơ bản dở dang, chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ cuối kỳ và đầu kỳ.

Tiêu chí 25: Doanh nghiệp hoàn thuế GTGT. Tiêu chí này thực hiện rà soát các trƣờng hợp đƣợc hoàn thuế GTGT cần thanh tra kiểm tra theo yêu cầu.

Tiêu chí 26: Doanh nghiệp có miễn giảm thuế TNDN. Tiêu chí này đƣợc lấy trên quyết toán thuế TNDN để rà soát các trƣờng hợp có rủi ro trong việc xác định các điều kiện ƣu đãi.

Tiêu chí 27: Chênh lệch doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNDN. Tiêu chí này so sánh giữa chỉ tiêu doanh thu bán hàng trên báo cáo kết quả kinh doanh và chỉ tiêu thu nhập khác với chỉ tiêu doanh thu trên tờ khai thuế GTGT, rà soát rủi ro kê khai thiếu thuế GTGT đầu ra hoặc doanh thu tính thuế TNDN.

Tiêu chí 28: Doanh thu tính thuế GTGT. Tiêu chí này để phân loại doanh nghiệp lớn nhỏ trên tờ khai thuế GTGT.

Tiêu chí 29: Thuế GTGT đầu ra. Tiêu chí này để phân loại doanh nghiệp lớn nhỏ trên tờ khai thuế GTGT.

Việc thiết lập bộ tiêu chí phân tích rủi ro phục vụ lập kế hoạch thanh tra có vai trò nâng cao hiệu quả công tác thanh tra ngay từ bƣớc chuẩn bị ban đầu. Đây chính là bƣớc hiện đại hóa công tác thanh tra kiểm tra, xóa bỏ việc lập kế hoạch thanh tra bằng phƣơng pháp thủ công, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả lao động, xây dựng kế hoạch thanh tra một cách nhanh chóng, khách quan và lựa chọn đƣợc những doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế, tránh đƣợc ý chí chủ quan trong công tác lựa chọn đối tƣợng thanh tra, tạo ra sự công bằng trong thực hiện luật thuế, nâng cao mức độ tuân thủ về thuế của NNT.

Bảng 2.5: Kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2010-2012

STT Chỉ

tiêu

Số doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch năm đƣợc duyệt

Số doanh nghiệp đã thực hiện thanh tra, kiểm tra trong năm

Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch (%) Tỷ lệ năm sau so với năm trƣớc Thanh tra Kiểm tra Cộng Thanh tra theo kế hoạch Thanh tra đột xuất Kiểm tra tại tru sở NNT Cộng A B 1 2 3 4 5 6 7 =7/3 1 2010 77 418 495 77 21 400 498 101 120 2 2011 95 460 555 95 25 455 575 104 115 3 2012 108 540 648 108 30 512 650 100 113 Cộng 280 1.418 1.698 280 76 1.367 1.723 (Nguồn: Cục Thuế tỉnh Phú Thọ)

Kết quả trong năm 2012, tổng số doanh nghiệp đƣợc thanh tra, kiểm tra là 650 doanh nghiệp đạt 100% kế hoạch và tăng 13% so với năm trƣớc trong đó thực hiện thanh tra 138 doanh nghiệp đạt 127% kế hoạch và tăng 15% so với năm trƣớc, kiểm tra tại trụ sở NNT là 512 doanh nghiệp đạt 95% kế hoạch và tăng 13% so với năm trƣớc. (xem Bảng 2.5)

2.2.2.2. Nội dung thanh tra, kiểm tra

- Kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở CQT

Cán bộ thực hiện phân tích hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính lƣu tại CQT và nắm bắt thông tin về doanh nghiệp tại CQT để xác định những sai phạm của NNT. Qua đó phân tích rủi ro và định hƣớng đƣợc công việc phải thực hiện khi tiến hành kiểm tra, thanh tra thực tế tại cơ sở của ĐTNT.

- Kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở NNT

Thực hiện kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở NNT trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin, lựa chọn các đơn vị có dấu hiệu gian lận thuế để tiến hành kiểm tra, vừa không gây phiền hà cho các doanh nghiệp có vi phạm, vừa tránh lãng phí nguồn lực của CQT. Với phƣơng pháp này cùng với sự nỗ lực hết sức của mình, công tác thanh tra, kiểm tra tại Cục thuế tỉnh Phú Thọ đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ.

Bảng 2.6 : Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2012

Năm

Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại địa

phƣơng

Số DN thanh tra,

kiểm tra

Số thuế truy thu và phạt sau thanh tra,

kiểm tra (triệu đồng)

Số thuế truy thu và phạt đã nộp NSNN (triệu đồng) 2010 3.286 498 8.993 8.993 2011 4.983 575 9.519 9.500 2012 6.327 640 12.478 12.348 (Nguồn: Cục Thuế tỉnh Phú Thọ)

Qua bảng phân tích cho ta thấy: tỉ lệ số doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra thuế trên tổng số doanh nghiệp trên địa bàn giảm qua các năm nhƣng số thuế truy thu và phạt đều tăng dần qua các năm. Cụ thể:

Năm 2010 tiến hành thanh tra, kiểm tra 498 doanh nghiệp chiếm 15% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn, số thuế truy thu và phạt là 8.993 triệu đồng.

Năm 2011 tiến hành thanh tra, kiểm tra 575 doanh nghiệp chiếm 12% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn, số thuế truy thu và phạt là 9.519 triệu đồng.

Năm 2012 tiến hành thanh tra, kiểm tra 640 doanh nghiệp chiếm 10% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn, số thuế truy thu và phạt là 12.478 triệu đồng.

Những nội dung và hình thức sai phạm thƣờng xảy ra là:

+ Về đối tƣợng: doanh nghiệp, chi nhánh và đặc biệt là các nhà thầu nƣớc ngoài không kê khai, nộp thuế; kinh doanh thời gian dài, kê khai nộp thuế ít.

+ Đối với doanh thu, giá tính thuế và thuế suất: Phát sinh doanh thu chƣa thu đƣợc tiền không kê khai; doanh thu phát sinh nhiều kê khai ít, doanh số phát sinh trong năm nhƣng lại không kê khai khi quyết toán; doanh thu của mặt hàng áp dụng thuế suất cao, kê khai sang mặt hàng chịu thuế suất thấp; không kê khai toàn bộ doanh thu mà chỉ kê khai phần lãi gộp thu đƣợc, doanh thu chịu thuế hạch toán sang doanh thu không chịu thuế...

+ Đối với chi phí: Thƣờng hạch toán các khoản chi phí hỗ trợ tiêu thụ nhƣ quảng cáo, khuyến mại vƣợt quá tỷ lệ đƣợc trích là không quá 10 % tổng chi phí hợp lệ. Đối với chi phí khấu hao tài sản cố định thƣờng hạch toán vƣợt quá tỷ lệ đƣợc trích và trích khấu khao cho những tài sản cố định không dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hạch toán sai các khoản tiền lƣơng, thƣởng, trợ cấp: Lợi dụng việc không có các quy định mức lƣơng tối đa đối với các lao động làm việc trong các doanh

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý thuế trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)