Hoàn thiện về kế toán lập dự phòng phải thu khó đò

Một phần của tài liệu Kế toán bán bảo hiểm hàng hóa tại công ty bảo hiểm dầu khí Đông Đô (Trang 60)

. DNBH được lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ theo

4.3.2 Hoàn thiện về kế toán lập dự phòng phải thu khó đò

Trong hoạt động kinh doanh của Công ty bảo hiểm dầu khí Đông Đô có những khoản phải thu mà người nợ khó hoặc không có khả năng trả nợ nhưng Công ty chưa có kế hoạch lập dự phòng phải thu khó đòi.Nguyên nhân của việc này là do công ty có ít những hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn nên chủ quan trong việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Thực chất của việc lập dự phòng phải thu khó đòi là việc doanh nghiệp tính trước vào chi phí doanh nghiệp một khoản chi để khi phát sinh các khoản nợ phải thu khó đòi, không đòi được thì tình hình tài chính của doanh nghiệp không bị thay đổi

- Mức trích lập dự phòng đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

- Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi: Dự phòng phải thu khó đòi phải lập chi tiết cho từng khoản nợ phải thu khó đòi. Cuối kỳ khi lập xong báo cáo tài chính căn cứ vào số dư chi tiết của tài khoản phải thu khó đòi để lập dự phòng hạch toán vào chi phí quản lý kinh doanh.

- Trình tự kế toán lập dự phòng phải thu khó đòi:

Cuối kỳ, khi lập báo cáo tài chính căn cứ vào số dư chi tiết của tài khoản phải thu khó đòi để lập dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập.

+ Nếu dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay lớn hơn số dư các khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán ghi như sau:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

+ Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dư các khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, kế toán ghi như sau:

Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

+ Các khoản nợ phải thu khó đòi được xác định là không đòi được thì được phép xoá nợ, kế toán ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 131 - Phải thu khách hàng Có TK 138 - Phải thu khác

- Đồng thời ghi: Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã được xử lý

+ Với những khoản phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được để ghi vào sổ cho phù hợp:

Nợ TK 111, 112

Có TK 711 - Thu nhập khác.

- Đồng thời kế toán ghi: Có TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý.

Một phần của tài liệu Kế toán bán bảo hiểm hàng hóa tại công ty bảo hiểm dầu khí Đông Đô (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w