Giải pháp xây dựng bộ tiêu chắ đánh giá NLCT sản phẩm cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng nông sản của Tổng công ty rau quả, nông sản (Trang 45)

nghiệp

Từ thực trạng xây dựng bộ tiêu chắ đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của TCT cho thấy bộ tiêu chắ đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của tổng công ty chưa phù hợp vì vậy mà công ty cần phải hoàn thiện bộ tiêu chắ đánh giá này để đánh giá đúng năng lực cạnh tranh sản phẩm của mình cũng như nhận diện đúng tình thế cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh từ đó giúp TCT xây dưng một chiến lược kinh doanh phù hợp hơn. Từ việc tổng hợp và xử lắ số liệu kết quả điều tra tác giả xin đề xuất bộ tiêu chắ đánh giá năng lực cạnh tranh mà công ty có thể áp dụng bao gồm 12 tiêu chắ đánh giá. Trong đó chất lượng và giá vẫn là hai tiêu quan trọng nhất, ngoài ra còn một số tiêu chắ khác như chủng loại; mẫu mã bao bì; công nghệ chế biến; thị phần

Căn cứ vào bộ tiêu chắ này và mức trọng số của các tiêu chắ TCT sẽ đánh giá được NLCT của mình và đối sánh được với đối thủ cạnh tranh của TCT. Đồng thời dựa vào kết quả khi áp dụng bộ tiêu chắ đánh giá này TCT sẽ xác định được đâu là tiêu chắ doanh nghiệp mình còn yếu kém để đánh giá lại, tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.Bằng cách xác định các tiêu chắ với trọng số cao nhưng lại có mức điểm xếp loại thấp. Tương tự với các tiêu chắ khác cũng vậy. Đối với các tiêu chắ có mức tổng điểm cao thì TCT cần tiếp tục duy trì và phát huy.

Áp dụng cụ thể bộ tiêu chắ đánh giá vào TCT trong đối sánh với đối thủ cạnh tranh như sau:

Bảng 3.2. Đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh mặt hàng nông sản của TCT rau quả, nông sản và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Các tiêu chắ đánh giá NLCT Độ quan trọng Điểm xếp loai TB TCT Công ty TNHH Hýõng Anh Công ty TNHH Thành Liên XL TĐ XL TĐ XL TĐ 1. Giá cả của sản phẩm. 0,25 3 0,75 3,8 0,95 4,3 1,075 2. Chất lượng của sản phẩm. 0,2 4 0,8 2,8 0,56 3,2 0,64 3. Sự đa dạng của sản phẩm 0,05 3,3 0,165 3,6 0,18 3,4 0,17 4. Sự khác biệt hóa của sản

phẩm.

0,03 3,2 0,096 3,1 0,093 2,8 0,084 5. Mẫu mã của sản phẩm. 0,08 3 0,24 2,8 0,224 4 0,32

6. Bao bì nhãn mác 0,06 2,5 0,15 2,8 0,168 4 0,24

7. Điều kiện giao hàng 0,03 4 0,12 2,5 0,075 3 0,09

8.Hệ thống bảo quản hàng hóa. 0,02 4 0,08 2,1 0,042 3,7 0,74 9. Dịch vụ chăm sóc khách hàng. 0,03 3,5 0,105 2,5 0,075 4,2 0,126 10. Thương Hiệu 0,08 4,5 0,36 2,8 0,224 4 0,32

11. Hệ thống kênh phân phối 0,07 3 0,21 2,8 0,196 3 0,21 12. Quy mô và Sự phù hợp

của các chương trình xúc tiến

0,1 3 0,3 2,7 0,27 3,5 0,35

Tổng 1 3,376 3,057 4,365

3.3.3.Giải pháp nâng cao Năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp trong đối sánh với ĐTCT trực tiếp

Từ kết quả của việc áp dụng bộ tiêu chắ đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm trên cho TCT ở trên, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản của TCT trong đối sánh với đối thủ cạnh tranh

Các giải pháp về giá

Xây dựng chiến lược giá hợp lý bằng cách giảm chi phắ sản xuất

Theo Marketing Mix, giá cả là một yếu tố quan trọng trong chiến lược nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Nếu sử dụng chiến lược giá cả một cách đúng đắn, thắch hợp với từng thị trường có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao cho TCT.

Do Hàng nông sản trước khi đến tay người tiêu dùng EU thường phải qua rất nhiều khâu, và mỗi khâu lại phát sinh nhiều chi phắ, làm tăng giá thành sản phẩm. Do vậy giảm chi phắ là một yêu cầu cho tất cả các doanh nghiệp nói chung và TCT nói riêng nếu muốn tăng hiệu quả xuất khẩu.. Có thể sử dụng các biện pháp sau để giảm chi phắ hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá:

- Sử dụng các giống tốt cho năng suất cao, sử dụng các phương pháp nuôi trồng hiện đại nâng cao năng suất, giảm chi phắ lao động, xây dựng vùng chuyên canh xuất khẩu để khai thác lợi thế do quy mô nhờ đó mà chi phắ trên mỗi sản phẩm giảm. Ổn định giá cả các đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị trong nông nghiệp.

- Tổ chức lại hệ thống phân phối. Hiện nay, chi phắ vận chuyển, bảo quản, tỷ lệ hao hụt trong các khâu trung gian làm tăng đáng kể chi phắ tổng thể, tăng giá thành và giá bán, dẫn đến giảm năng lực cạnh tranh của hàng hoá.

- Giảm chi phắ hoa hồng cho các khâu trung gian bằng cách xuất khẩu trực tiếp ra thị trường EU. Muốn được như thế thì TCT phải tăng cường công tác quảng cáo, xây dựng chiến lược phù hợp với từng thị trường nhập khẩu, đặc biệt là các thị trường nhập khẩu với khối lượng lớn và thường xuyên. Điều quan trọng là TCT cần xây dựng thương hiệu hàng hoá có tiếng trên thị trường để có thể đến trực tiếp người tiêu dùng nước ngoài mà không phải qua trung gian.

Định giá hợp lý linh hoạt đối với thị trường EU

Song song với việc giảm chi phắ một cách thắch hợp thì việc định giá như thế nào cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh hàng nông sản của TCT trên thị trường EU. Đối với một số thị trường, giá rẻ là một vũ khắ cạnh tranh lợi hại nhưng ở thị trường EU thì giá rẻ chưa hẳn đã là một ưu thế. Hơn nữa, cần phải tuỳ vào tình hình cung cầu của thị trường mà đưa ra mức giá tối ưu. Việc định giá sản phẩm không phải tuỳ tiện mà nên theo những bước hợp lý: Định giá theo chất lượng sản phẩm và loại thị trường.

TCT nên tìm kiếm các hợp đồng dài hạn thay vì các hợp đồng chuyến để ổn định giá. Cố gắng xuất khẩu giá CIF thay vì giá FOB. Việc đưa ra mức giá ổn định hợp lý không chỉ làm tăng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường lớn mà còn mang lại lợi ắch thiết thực cho TCT, người nông dân và lợi ắch quốc gia. Tuy nhiên, giải pháp về giá cả cần đi kèm với giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm mới có thể phát huy hết tác dụng của nó trong thời gian dài.

Nghiên cứu giá nhập khẩu của từng chủng loại mặt hàng của những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường này trên cơ sở đó đưa ra mức giá hợp lý ở từng thị trường mục tiêu

Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm và cải tiến mẫu mã sản phẩm

Xuất phát từ yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh cải tiến sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh sẽ là quyết định cho TCT kéo dài chu kì sống của sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn và thay đổi của thị trường. Vì vậy đa dạng hóa sản phẩm là cần thiết. Nhìn chung hiện nay mặt hàng của TCT cũng khá đa dạng trong những năm qua TCT đã kết hợp nghiên cứu và áp dụng các công nghệ hiện đại để nâng cao số lượng và chất lượng tuy nhiên TCT nên tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm về chủng loại

Cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị hiếu khách hàng sao cho phù hợp với từng thị trường nước ngoài, có thể thay đổi từ mẫu mã, loại hình kắch thước cũng như chất liệu bao bì vắ dụ như: Đối với bao gói bên ngoài TCT thường dùng là thùng carton thì bây giờ có thể thay thế sử dụng bằng các chất liệu khác như thùng xốp, kắch thước thay đổi theo từng mặt hàng

Các giải pháp về kênh phân phối

Đa dạng hoá hình thức phân phối nhằm tăng khả năng xâm nhập vào thị trường EU

- TCT nên áp dụng nhiều phương thức kinh doanh để thâm nhập vào thị trường EU như xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu trực tiếp, liên doanh, đầu tư trực tiếp.

Người tiêu dùng EU có sở thắch và thói quen sử dụng những sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng. Do vậy liên doanh dưới hình thức sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hóa là biện pháp hữu hiệu để TCT thâm nhập thị trường này.

- Cần tận dụng và khai thác tối đa những mối quan hệ với các công ty của người Việt Nam ở EU, bởi họ hiểu rất rõ thị trường tiêu dùng đến phương thức tiếp cận và thâm nhập vào các kênh phân phối của EU.

Tạo nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu vào thị trường EU

Hàng nông sản có đặc trưng là phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên nên cung cầu trên thế giới thường xuyên biến động hơn các loại hàng hoá khác. Do đó, cần có những biện pháp để TCT có thể ổn định nguồn hàng cho xuất khẩu, đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng, nâng cao uy tắn trên thị trường, từ đó nâng sức cạnh tranh của sản phẩm và thu lợi nhuận lâu dài. Cụ thể là :

-TCT nên căn cứ vào thông tin thị trường và khả năng sản xuất của mình kết hợp với sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để trực tiếp kắ kết hợp đồng với các nông hộ để đảm bảo được nguồn nguyên liệu cho TCT, có thể đầu tư ứng trước vốn chi phắ sản xuất đảm bảo bao tiêu sản phẩm cho các nông hộ thiếu vốn để phát triển sản xuất nhằm giúp nông dân duy trì phát triển sản xuất từ đó tạo cơ hội cho các nhà máy chế biến của TCT nắm chắc được nguồn nguyên liệu ngay từ khi nông dân tổ chức sản xuất hạn chế tình trạng nguyên liệu bị lọt vào tay tư thương từ đó sẽ giải quyết triệt để vấn đề thiếu nguyên liệu cho sản xuất.

- TCT nên bố trắ hợp lắ đầu tư xây dựng các nhà máy gần vùng nguyên liệu (qui mô tùy thuộc vào quy mô, điều kiện mỗi nơi, khả năng vốn, trình độ quản lắ) qua đó sẽ làm giảm đáng kể chi phắ vận chuyển, sử dụng tốt công suất máy móc thiết bị, hạ được giá thành sản phẩm đặc biệt là sản xuất ra được một nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu.

Giải pháp xúc tiến thương mại

Xây dựng thương hiệu hàng nông sản của TCT để nâng cao giá trị hàng nông sản trên thị trường EU là một việc làm cấp thiết, trước mắt để đưa thương hiệu nông sản của TCT tiến nhanh hơn tới người tiêu dùng EU thì cần phải thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại theo các hướng sau:

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại nông sản thông qua các hoạt động hội chợ, triển lãm ở EU, qua đó quảng bá hàng nông sản của TCT và tăng cơ hội tìm kiếm các đơn đặt hàng quốc tế dài hạn, ổn định.

- Hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý kinh doanh xuất khẩu: như nghiệp vụ và kiến thức kinh doanh, kiến thức về cơ chế thị trường EU về ngoại ngữ, về nghiệp vụ marketing quốc tế, kỹ năng đàm phán.

- Tìm hiểu thị trường EU để biết thị hiếu của người tiêu dùng để từ đó đưa ra các loại sản phẩm phù hợp với các thị trường này.

chiến dịch xúc tiến kịp thời mới có thể tạo sức cạnh tranh của hàng nông sản

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng nông sản của Tổng công ty rau quả, nông sản (Trang 45)