Tình thế cạnh tranh của mặt hàng nông sản

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng nông sản của Tổng công ty rau quả, nông sản (Trang 26)

Qua điều tra, tổng hợp số liệu về vấn đề công ty có quan tâm đến các yếu tố môi trường kinh doanh hay không thì kết quả cho thấy: Có 60% số người được điều tra đánh giá là có quan tâm, 20% cho rằng thỉnh thoảng và 20% còn lại đánh giá là chưa quan tâm kết quả này cho thấy TCT chưa thực sự chú trọng tới các yếu tố môi trường kinh doanh. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân chắnh gây ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của TCT

Qua điều tra về đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới hoạt động của TCT tác gỉa đã tổng hợp và xử lắ số liệu kết quả được thể hiện qua các hình dưới đây

Đánh giá các nhân tố môi trường vĩ mô

+Môi trường kinh tế

Hình 2.2: Đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường kinh tế tới hoạt động của TCT

(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra) Qua hình trên cho thấy:

Về tỷ giá hối đoái: Có tới 80% số người được điều tra đánh giá là khá tốt, 10% đánh giá mức rất tốt và chỉ có 10% còn lại đánh giá là bình thường. Điều này cho thấy tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng khá tốt tới hoạt động của TCT. Qua điều tra phỏng vấn ông Vũ Thượng Tải cho biết tỉ giá hối đoái hiện nay đang giảm đây là một cơ hội rất tốt cho TCT trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản do tỷ giá hối đoái giảm thì khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước sẽ cao hơn các doanh nghiệp nước ngoài vì có sự thuận lợi hơn trong sự so sánh về giá cả.

Về lãi suất cao: Có 70% số người được điều tra đánh giá là không tốt, 30% còn lại đánh giá là rất không tốt. Kết quả này cho thấy lãi suất cao có ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của TCT. Qua phỏng vấn ông Vũ Thượng Tải cho biết: Lãi suất hiện nay trên thị trường khá cao,điều này sẽ là trở ngại lớn cho các doanh nghiệp nói chung và TCT nói riêng có nhu cầu vay vốn ngân hàng.

Về lạm phát: Có tới 70% số người được điều tra đánh giá là không tốt và 30% số còn lại đánh giá là rất không tốt . Điều này cho thấy khi lạm phát xảy ra sẽ đặt ra thách thức rất lớn cho TCT, nó ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của TCT

Về tốc độ tăng trưởng kinh tế thị trường EU: Có tới 90% số người được điều tra đánh giá là khá tốt, chỉ có 10% còn lại đánh giá là bình thường. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị trường EU ảnh hưởng khá tốt đến hoạt động của TCT. Qua phỏng vấn chuyên sâu ông Vũ Thượng Tải cho biết: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thị trường EU hiện nay tương đối cao đây là cơ hội rất lớn cho TCT có thể xâm nhập vào thị trường EU do tốc độ tăng trưởng cao sẽ làm cho thu nhập của các tầng lớp dân cư tăng lên, khả năng thanh toán cao, sức mua hàng tăng lên đây là một cơ hội kinh doanh tốt

. +Môi trường chắnh trị- pháp luật

Hình 2.3: Đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường chắnh trị- pháp luật tới hoạt động của TCT

(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra)

Qua hình trên cho thấy:

Về thuế xuất nhập khẩu: Có 80% số người được điều tra đánh giá là mức khá tốt, 20% còn lại đánh giá là rất tốt. Điều này cho thấy thuế xuất nhập khẩu có ảnh hưởng khá tốt tới hoạt động của TCT

Về sự ổn định chắnh trị: Có 80% số người được điều tra đánh giá là rất tốt, 20% còn lại đánh giá khá tốt. Điều này cho thấy sự ổn định chắnh trị có ảnh hưởng tương đối tốt tới hoạt động của TCT. Là cơ hội là điều kiện rất tốt để TCT có thể hoạt động kinh doanh, sản xuất

Về các hiệp ước song phương, đa phương thị trường EU: Có 80% đánh giá là rất tốt, 20% đánh giá là khá tốt. Điều này chứng tỏ các hiệp ước song phương, đa phương trên thị trường EU có ảnh hưởng tốt tới hoạt động của TCT

Về chắnh sách tắn dụng và chắnh sách hành chắnh của nhà nước: Có 80% số người được điều tra đánh giá là không tốt, 20% còn lại đánh giá là rất không tốt.

Để lắ giải cho điều này qua phỏng vấn chuyên sâu ông Vũ Thượng tải cho hay: chắnh sách tắn dụng và chắnh sách hành chắnh của nhà nước hiện nay đặt ra cho TCT nhiều thách thức. Về chắnh sách tắn dụng: lãi suất trên thị trường ở mức cao và có quy định về hạn mức cho vay đối với các công ty là công ty là nước. Đối với chắnh sách hành chắnh của nhà nước hiện nay cũng có nhiều bất cập nhất là các thủ tục xuất khẩu,Ầ được quy định khá rườm rà và mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu.

+Môi trường văn hóa- Xã hội

Hình 2.4: Đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường Văn hóa- xã hội và công nghệ tới hoạt động của TCT

(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra) Qua hình trên cho thấy:

Về dân số và tỷ lệ phát triển ở thị trường EU: Có 70% số người được điều tra đánh giá là khá tốt, 30% đánh giá bình thường. Điều này cho thấy nhân tố về dân số và tỷ lệ phát triển ở thị trường EU có ảnh hưởng tương đối khá tốt đến hoạt động của TCT

Về tập quán tiêu dùng: Có 70% đánh giá bình thường, 30% số người được điều tra còn lại đánh giá không tốt. Điều này chứng tỏ tập quán tiêu dùng có ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của TCT. Để lý giải cho điều này, Qua phỏng vấn Ông Vũ Thượng Tải cho biết do đây là thị trường lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tập quán tiêu dùng của người dân trên thị trường EU là tiêu dùng những sản phẩm, nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới bởi vì họ cho rằng những nhãn hiệu nổi tiếng này gắn với chất lượng sản phẩm, có uy tắn lâu đời nên dùng sẽ rất an toàn. Do đó đây là thách thức rất lớn cho TCT khi thâm nhập sâu vào thị trường này.

Các chỉ tiêu về công nghệ, Bảo vệ bằng phát minh sáng chế: Qua phỏng vấn ông Vũ Thượng Tải cho biết: Thị trường EU là một thị trường khó tắnh do đó các yêu cầu về chỉ tiêu về công nghệ rất phức tạp, Đối với vấn đề bảo vệ bằng phát minh sáng chế của Việt Nam còn nhiều bất cập. do đó đây là hai yếu tố đặt ra thách thức lớn cho TCT

Đánh giá môi trường ngành

Hình2.5: Đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường ngành tới hoạt động của TCT

(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra) Qua hình trên cho thấy:

- Về sức cạnh tranh của sản phẩm cùng loại: Có tới 90% số người được điều tra đánh giá là không tốt, 10% còn lại đánh giá là rất không tốt. Điều này chứng tỏ sức cạnh tranh của sản phẩm cùng loại trên thị trường có ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của TCT

- Về sức mua của khách hàng: Chỉ có 10% số người được điều tra đánh giá là khá tốt, 70% đánh giá bình thường, 20% đánh giá không tốt. Điều này cho thấy sức mua của khách hàng ắt nhiều cũng ảnh hưởng tới hoạt động của TCT

- Về sức cạnh tranh của đối thủ: 10% đánh giá không tốt, 90% còn lại đánh giá rất không tốt. Điều này cho thấy sức cạnh tranh của đối thủ có ảnh hưởng rất không tốt đến hoạt động của TCT. Qua phỏng vấn ông Vũ Thượng Tải cho biết, hiện nay trên thị trường TCT gặp phải rất nhiều đối thủ cạnh tranh, họ có ưu thế hơn TCT trong vấn đề về vốn, linh hoạt hơn TCT trong vấn đề ra quyết định do TCT là công ty nhà nước trong đó hai đối thủ chắnh trực tiếp của TCT là Công ty TNHH Thành Liên và Công ty TNHH Hương Anh. Đây là hai công ty tư nhân cạnh tranh trực tiếp với TCT trong thời gian qua, với ưu thế của mình là chủ động về vốn và tỏ ra linh hoạt trong việc ra quyết định khi thị trường có nhiều biến động vì thế đây là một thách thức lớn đối với TCT

Tóm lại từ những phân tắch trên cho thấy môi trường bên ngoài mang lại cho TCT nhiều cơ hội thuận lợi để TCT có thể phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của mình như tỷ giá hối đoái giảm là thuận lợi cho TCT trong việc so sánh giá cả , tốc độ tăng trưởng nền kinh tế thị trường EU cao sẽ làm cho sức mua của người dân EU tăng đây là một cơ hội kinh doanh tốt cho TCT, ngoài ra thì sự ổn định chắnh trị, các hiệp định kinh tế song phương, đa phương, và quy định thuế xuất khẩu của nhà nước cũng có tác động tắch cực đến TCT tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho TCT có thể phát triển và thâm nhập sâu vào thị trường mục tiêu là EU. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội thì cũng tồn tại những thách thức từ môi trường bên ngoài mang lại đòi hỏi TCT phải biết tận dụng điểm mạnh, cơ hội từ môi trường bên ngoài để khắc phục những điểm yếu và đối phó với những thách thức như tình hình lạm phát trong nước, lãi suất cao,các chắnh sách tắn dụng và chắnh sách hành chắnh của nhà nước có tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là thách thức từ môi trường ngành mang lại như cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại, cạnh tranh của đối thủ đòi hỏi TCT phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhất là thói quen, tập quán tiêu dùng cũng như sức mua của khách hàng là thách thức lớn đặt ra cho TCT đòi hỏi TCT phải có chiến lược kinh doanh phù hợp và không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng EU

Hình 2.6:Đánh giá mức độ mạnh yếu các yếu tố nguồn lực và năng lực

(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra)

NL đội ngũ quản trị, NL trình độ ngoại ngữ nhân viên: Qua phỏng vấn Ông Vũ Thượng Tải cho biết: Nhìn chung TCT có đội ngũ lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm và trưởng thành từ thực tiễn tuy nhiên trong lĩnh vực kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu thì nguồn lao động còn hạn chế về trình độ quản lắ và thiếu kinh nghiệm tham gia vào thị trường thế giới đây là một thách thức lớn đối với TCT khi muốn thâm nhập sâu vào thị trường EU

Khả năng tài chắnh: Có 50% số người được điều tra đánh giá là khá tốt, 20% đánh giá bình thường và 30% đánh giá không tốt. Điều này cho thấy khả năng tài chắnh của TCT chưa thực sự tốt. Qua phỏng vấn Ông Vũ Tiến Long cho biết: Vấn đề vốn vẫn là một trong những vấn đề lớn đặt ra nhiều thách thức cho TCT bởi nhìn chung thì các đơn vị trong TCT điều thiếu vốn kinh doanh, và các đơn vị phải đi vay vốn với lãi suất cao.

Cơ sở vật chất: Có 80% số người được điều tra đánh giá là bình thường, 20% còn lại đánh giá không tốt. Qua đây cho thấy cơ sở vật chất của TCT còn chưa tốt

Qua phỏng vấn ông Vũ Thượng Tải cho biết: Nhìn chung cơ sở vật chất của TCT chỉ đạt mức trung bình mặc dù những năm gần đây TCT rất chú trọng tới việc đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT tuy nhiên do yếu kém về vốn nên vấn đề về cơ sở vật chất vẫn là một trong những khó khăn đối với TCT

Cơ cấu tổ chức phân quyền: Qua kết quả điều tra và phỏng vấn cho thấy cơ cấu tổ chức phân quyền ở TCT chưa tốt, nguyên nhân là do TCT là công ty nhà nước nên cơ cấu tổ chức vẫn còn nhiều bất cập ,mặc dù có sự phân cấp, phân chia rõ ràng giữa các phòng ban chức năng tuy nhiên vẫn còn khá phức tạp và cồng kềnh, sự giám sát chặt chẽ và hợp tác từ cấp quản lý với nhân

viên đôi lúc còn chưa nhịp nhàng, cách quản lắ vẫn còn dáng dấp bao cấp và chưa thực sự hiệu quả

Uy tắn công ty: Có 30% đánh giá khá tốt, 70% còn lại đánh giá bình thường. Điều này chứng tỏ TCT đã phần nào gây đựng được uy tắn của mình trên thị trường. Qua Phỏng vấn Ông Vũ Tiến long cho biết TCT đã nỗ lực cố gắng rất nhiều trong công cuộc xây dựng hình ảnh, uy tắn của mình trên thị trường thế giới và kết quả đạt được là uy tắn của TCT ngày càng được nâng cao trên một số thị trường trong đó có cả thị trường EU

- Hệ thống thông tin trong công ty: Có 10% số người được điều tra đánh khá tốt, 80% đánh giá bình thường và 10% còn lại đánh giá không tốt. Điều này chứng tỏ hệ thống thông tin trong công ty chỉ đạt mức trung bình

- Về khả năng nắm bắt thông tin thị trường: Có 50% đánh giá bình thường, 40% đánh giá không tốt, và 10% đánh giá rất không tốt. Điều này chứng tỏ khả năng nắm bắt thông tin thị trường của TCT còn yếu. Đây là một trong những thách thức đối với TCT

- Về công nghệ: Có 80% đánh giá là không tốt và 20% còn lại đánh giá là rất không tốt. Điều này cho thấy Công nghệ của TCT chưa tốt qua phỏng vấn chuyên sâu ông Vũ Thượng Tải cho biết nguyên nhân là do nguồn vốn của TCT hạn hẹp nên công nghệ sản xuất của TCT chưa được đầu tư nâng cấp một cách hợp lắ.

- Về R& D: Qua kết quả điều tra cho thấy đạt mức trung bình cụ thể là có 80% số người được điều tra đánh giá là bình thường và 20% c̣n lại đánh giá là không tốt

Qua phỏng vấn chuyên sâu ông Vũ Tiến Long cho biết TCT có phòng chuyên làm nhiệm vụ R&D ban đầu hoạt động khá tốt và hiệu quả. Tuy nhiên trong thời gian gần đây tỏ ra yếu kém do các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác R&D còn khá lạc hậu so với sự phát triển của công nghệ hiện nay điều này đặt ra thách thức cho TCT trong việc nâng cao NLCT sản phẩm

Lợi thế và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Qua điều tra về đánh giá mức độ cạnh tranh trên thị trường của công ty hiện

nay so với đối thủ cạnh tranh cho thấy: Có 80% số người được điều tra đánh giá là đạt mức trung bình và 20% số còn lại đánh giá mức yếu

Qua phỏng vấn chuyên sâu ông Vũ thượng tải cho biết: vị thế cạnh tranh của công ty so với đối thủ trên thị trường chỉ đạt mức ngang tầm

Qua phỏng vấn chuyên sâu ông Vũ Thượng Tải cho biết: Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các đơn vị xuất nhập khẩu trong nước cụ thể là hai công ty: Công ty TNHH Thành liên và Công ty TNHH Hương anh . Đây đều là hai công ty cạnh tranh trực tiếp với TCT trong thời gian gần đây

Đặc điểm chung nhất của hai đối thủ cạnh tranh này đó là họ đều là những công ty tư nhân, có tiềm lực về vốn, có sự linh hoạt, và nhanh nhạy trong hoạt động mua bán. Khi thị trường có dấu hiệu đi xuống, giá cả các mặt hàng nông sản bị giảm mạnh là công ty tư nhân họ có thể nhanh chóng giảm giá và chấp nhận rủi ro cắt lỗ để bảo toàn số vốn.

Tuy nhiên đối với TCT do là công ty nhà nước nên khi đưa ra một quyết định nào đó về vấn đề giá cả thì đều phải họp bàn tìm phương án giải quyết điều này vô hình chung dẫn đến khả năng nhanh nhạy trên thị trường của công ty bị yếu kém.

Mặt khác do là công ty tư nhân, mà đa phần các công ty tư nhân hoạt động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng nông sản của Tổng công ty rau quả, nông sản (Trang 26)