Tinh thần quốc tế trong sáng

Một phần của tài liệu Những quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, đảng viên và vận dụng những quan điểm đó trong giai đoạn hiện nay (Trang 36)

7. Kết cấu luận văn

1.2.1.5. Tinh thần quốc tế trong sáng

Đó là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản mà Hồ Chí Minh đã nêu bằng mệnh đề “Bốn phương vô sản đều là anh em”. Đó là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và

bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc. Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội. Sự đoàn kết ấy là nhằm những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc. Tinh thần quốc tế ấy vẫn được gọi là chủ nghĩa quốc tế vô sản, hay chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

Khi tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin để vạch ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa cộng sản không chỉ phù hợp với các nước châu Âu đã trải qua chủ nghĩa tư bản, mà các nước thuộc địa cũng có thể sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện trong cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Cùng với việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh đã đấu tranh và bảo vệ sự trong sáng của nó, đấu tranh chống lại sự tấn công, phá hoại, xuyên tạc của các thế lực thù địch. Một trong những điều kiện quan trọng để bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin và đấu tranh cách mạng thành công là coi trọng sự đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản thế giới.

Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, hơn nữa phải là chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và chủ nghĩa quốc tế không trong sáng thì có thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sôvanh, biệt lập, kỳ thị chủng tộc, hoặc chủ nghĩa bành trướng bá quyền. Tất cả những khuynh hướng lệch lạc ấy có thể dẫn đến chỗ phá vỡ cả một quốc gia dân tộc hay một liên bang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung, thậm chí có thể đưa đến tình trạng đối đầu, đối địch. Do tình hình và nhiệm vụ cụ thể của mỗi đảng, mỗi dân tộc, sự vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào cuộc đấu tranh của mỗi nước, sự lớn mạnh hay suy

yếu của mỗi đảng, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc….mà sự bất đồng trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, việc mất đoàn kết giữa một số đảng, nhất là những đảng cầm quyền ở một nước xã hội chủ nghĩa, là điều khó tránh khỏi. Hậu quả của việc chia rẽ đó gây nhiều tổn thất nặng nề cho phong trào cách mạng thế giới. Sự tan vỡ của Liên Xô, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, chủ yếu là do những nguyên nhân bên trong của Liên Xô và các nước khác, đặc biệt là do đường lối chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ của các đảng cầm quyền ở đó có những sai lầm nghiêm trọng và sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc, song còn một nguyên nhân quan trọng là sự chia rẽ, xung đột trong phong trào cộng sản quốc tế, giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được hậu quả của sự chia rẽ, mất đoàn kết này. Trong Di chúc, Người viết: “Là một người suốt đời phục vụ cho cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em.

Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản,…”[39,511]

Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất đạo đức, là yêu cầu đạo đức nhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt qua khuôn khổ quốc gia dân tộc. Không phải đối với bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào cũng thấy được tinh thần quốc tế có hay không, trong sáng hay không trong sáng, nhưng việc giáo dục của Đảng và việc rèn luyện của mỗi cán bộ, đảng viên về tinh thần quốc tế lại không thể coi nhẹ. Trong vấn đề này, đường lối chính trị của Đảng lãnh đạo và những chủ trương, chính sách cụ thể của Nhà nước có ý nghĩa định hướng đúng đắn

cho việc bồi dưỡng tinh thần quốc tế ở mỗi cán bộ đảng viên. Cán bộ, đảng viên là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo. Do đó, để phát huy tinh thần quốc tế trong sáng, cần chú trọng việc giáo dục niềm tin và lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho cán bộ đảng viên để họ ra sức phấn đấu cho một chế độ xã hội giàu mạnh, văn minh, công bằng và hạnh phúc.

Rõ ràng, chuẩn mực đạo đức mà Hồ Chí Minh đã giáo dục, rèn luyện cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nước ta và coi đó là cái gốc là hoàn toàn chuẩn xác. Nó là phương hướng đúng đắn và là yếu tố trọng yếu bảo đảm cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong mọi thời kỳ và hiện vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp đổi mới của Đảng và dân tộc ta.

1.2.2.Những “căn bệnh” thường mắc phải của người cán bộ, đảng viên Trước khi chỉ ra các “căn bệnh” nguy hiểm của người cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh cho rằng: Trong Đảng ta còn nhiều người chưa học được, chưa làm được bốn chữ “chí công vô tư” cho nên mắc phải chứng chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc, do đó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm.

Thấu hiểu sâu sắc nguyên lý “giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn”, sau 2 năm Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh viết cuốn sách “Sửa đổi lối làm việc”, để giáo dục cán bộ, đảng viên, mong sao có được một đội ngũ cán bộ cách mạng trung kiên, không bị cám dỗ, gục ngã trước những “viên đạn bọc đường”. Nội dung bao trùm trong cuốn sách “Sửa đổi lối làm việc” là vấn đề đạo đức của người cán bộ, đảng viên. Hồ Chí Minh đã chỉ ra những ưu điểm và những nhược điểm của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cách phòng tránh và sửa chữa những sai trái trong đạo đức, phong cách của người cán bộ, đảng viên nảy sinh, phát triển từ khi Đảng

cầm quyền. Người cho rằng, khuyết điểm lớn nhất của cán bộ, đảng viên là chủ nghĩa cá nhân. Nó là “một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sản sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm”. Đó là bệnh tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, hẹp hòi, địa phương chủ nghĩa, óc lãnh tụ, kéo bè, kéo cánh…. “ Những tật bệnh đó khiến cho Đảng xệch xoạc, ý kiến lung tung, kỷ luật lỏng lẻo, công việc bê trễ. Chính sách không thi hành được triệt để, Đảng xa rời dân chúng”[32,258]. Những khuyết điểm, sai lầm đó hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng của sự nghiệp cách mạng, vì nó làm cho quần chúng hoang mang, còn những kẻ cơ hội thì lợi dụng nó để đạt mục đích tự tư tự lợi, bọn phản động thì khuyếch trương, tô vẽ thêm cho nó để hạ uy tín Đảng ta, phá hoại sự đoàn kết gắn bó giữa Đảng và nhân dân.

Có rất nhiều bệnh, nhưng Hồ Chí Minh nêu một số bệnh do chủ nghĩa cá nhân sinh ra, đó là: bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh kiêu ngạo, bệnh quan liêu, bệnh hẹp hòi, bệnh địa phương chủ nghĩa, bệnh tự cho mình là lãnh tụ. Những “căn bệnh” này làm hại cán bộ, đảng viên, làm tha hóa đạo đức cán bộ, đảng viên.

1.2.2.1. Bệnh tham lam

Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ, đảng viên mắc phải bệnh này thì đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc, do đó mà tự tư tự lợi. Dùng của công làm việc tư. Dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình. Biểu hiện của bệnh tham lam là cán bộ, đảng viên chỉ lo vun vén cá nhân, ý nghĩ và hành động của họ luôn luôn nghĩ lợi cho mình, bất chấp, thậm chí chà đạp lên lợi ích của dân tộc, của nhân dân một khi đụng chạm đến quyền lợi của bản thân hay gia đình họ.

Bệnh tham lam này thể hiện rõ nhất là tham lam của những cán bộ, đảng viên có chức có quyền trong bộ máy, khác với tham lam của những

người bình thường. Loại tham lam này thường dùng uy quyền của mình để lấy của công làm của tư, nhân danh tổ chức, nhân danh nhà nước để thực hiện mục đích của mình. Thực tế, một số người có chức có quyền lợi dụng chức vụ của mình để đục khoét, tham nhũng, hối lộ. Do bòn rút công quỹ nên sinh hoạt của họ rất xa hoa, phung phí tiền của Nhà nước, của dân, sống một cuộc sống vương giả. Hồ Chí Minh đã đặt câu hỏi: Tiền bạc đó ở đâu ra? Và tự trả lời: Tiền bạc đó không do mồ hôi nước mắt, bằng sức lao động của họ làm ra mà là không xoay của Đảng thì xoay của đồng bào. Thậm chí là chợ đen, buôn lậu. Có thể khẳng định rằng nếu là những đồng tiền bằng lao động chính đáng, do mồ hôi nước mắt làm ra thì không ai có thể ăn tiêu xa xỉ như vậy. Thật tiếc đó lại là của “chùa”, của chung, những vụ việc hầu như rơi vào những cán bộ, đảng viên giữ chức trách trong bộ máy, trong đó có cả những người nhân danh bảo vệ pháp luật.

1.2.2.2. Bệnh lười biếng

“Lười biếng là kẻ địch của chữ cần”. Vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc. Một người lười biếng có thể ảnh hưởng tai hại đến công việc của hàng nghìn, hàng vạn nguời khác. Hồ Chí Minh cho rằng, biểu hiện của bệnh này trong cán bộ, đảng viên là “Tự cho mình cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết. làm biếng học hỏi, làm biếng suy nghĩ. Việc dễ thì tranh lấy cho mình, việc khó thì đùn cho người khác. Gặp nguy hiểm thì tìm cách để trốn tránh” [31, 255]. Tự cho mình là giỏi, không chịu học hỏi, lười suy nghĩ, tất nhiên lâu ngày trình độ của họ thấp dần không đáp ứng công việc được giao. Như vậy họ đã trở thành người không giúp ích được cho xã hội.

1.2.2.3. Bệnh kiêu ngạo

Theo Hồ Chí Minh, những cán bộ, đảng viên mắc bệnh kiêu ngạo là những người tự cao, tự đại, ham địa vị, hay lên mặt, ưa người ta tâng bốc

mình, khen ngợi mình, ưa sai khiến người khác, khoe khoang cho ai cũng không bằng mình, không thèm học hỏi quần chúng, không muốn cho người ta phê bình. Việc gì cũng muốn làm thầy người khác. Đấy là bệnh cố hữu của nhiều người khi học không khách quan, tự đánh giá không đúng mình. Cán bộ, đảng viên mắc bệnh kiêu ngạo rất thích nịnh và khen ngợi, rất sợ người ta phê bình mình, nhất là khi đã là lãnh đạo, là thủ trưởng, dù to, dù nhỏ. Chính vì thích người khác khen và nịnh nên đã tạo ra xung quanh họ những kẻ phỉnh nịnh. Khi có địa vị mà mắc bệnh này rất ưa sai khiến người khác, làm oai, làm bộ, nặng hình thức và rất vênh váo tự đắc khi làm việc. Những người này luôn tự cho mình hơn mọi người nên không chịu học hỏi ai, tự cho mình luôn là bề trên để răn dạy người khác. Bệnh này thường phát triển ở những người có chức có quyền trong một tổ chức yếu.

1.2.2.4. Bệnh quan liêu

Quan liêu là cán bộ xa rời thực tế, không nghiên cứu đến nơi đến chốn những công việc cần phải làm, việc gì cũng nắm không vững, chỉ đạo một cách đại khái, chung chung…Vì vậy, bệnh quan liêu là nguồn gốc sinh ra lãng phí, tham ô. Hồ Chí Minh chỉ rõ bệnh quan liêu luôn luôn đi đôi với bệnh mệnh lệnh. Nguyên nhân của bệnh quan liêu, mệnh lệnh của cán bộ, đảng viên, theo Hồ Chí Minh là do:

Xa nhân dân: Do đó không hiểu tâm lý, nguyện vọng của nhân dân. Khinh nhân dân: cho là “dân ngu khu đen”, bảo sao làm vậy, không hiểu được chính trị, lý luận cao xa như mình.

Sợ nhân dân: khi có sai lầm, khuyết điểm thì sợ nhân dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa.

Không tin cậy nhân dân: họ quên rằng không có lực lượng nhân dân, thì việc nhỏ mấy, dễ mấy cũng không làm xong; có lực lượng nhân dân, thì việc khó mấy, to mấy cũng làm được.

Không hiểu biết nhân dân: họ quên rằng nhân dân cần trông thấy lợi ích thiết thực (lợi ích gần và lợi ích xa, lợi ích riêng và lợi ích chung, lợi ích bộ phận và lợi ích toàn cuộc). Đối với nhân dân, không thể lý luận suông, chính trị suông.

Không yêu thương nhân dân: do đó, họ chỉ biết đòi hỏi nhân dân, không biết thực lòng giúp đỡ nhân dân.

Có nơi, bệnh quan liêu mệnh lệnh trầm trọng đến nỗi cán bộ lừa phỉnh dân, dọa nạt dân.

Sự phê phán nghiêm khắc và thái độ kiên quyết của Hồ Chí Minh trong đấu tranh tham ô, lãng phí, quan liêu cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự nóng hổi.

Hồ Chí Minh cho rằng, những cán bộ, đảng viên mắc bệnh quan liêu thường có những dấu hiệu sau: “Đối với người: Cấp trên đối với cấp dưới, cán bộ đối với nhân dân…chỉ biết dùng mệnh lệnh. Không biết giải thích tuyên truyền. Không biết làm cho dân chúng tự giác và tự động. Đối với việc: Chỉ biết khai hội nghị, viết nghị quyết, ra chỉ thị. Chứ không biết điều tra, nghiên cứu, đôn đốc, khuyến khích, giúp đỡ, kiểm tra. Đối với mình: Việc gì cũng kềnh càng, chậm rãi, làm cho qua chuyện. Nói một đường, làm một nẻo. Chỉ biết lo cho mình, không quan tâm đến nhân dân, đến đồng chí. Một vẻ quan liêu nữa là: chỉ biết ăn sang, diện cho kẻng; chẳng những không lo phụng sự nhân dân, mà còn muốn nhân dân phụng sự mình. Tham ô, hủ hóa. Trước mắt dân chúng thì lên mặt quan cách mạng”[33,89]. Những kẻ quan liêu đó thường miệng thì nói dân chủ nhưng làm việc theo lối quan chủ; miệng nói

phụng sự quần chúng, nhưng lại làm trái ngược với lợi ích quần chúng, thậm chí ngược với phương châm, chính sách của Đảng của Chính phủ.

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Bệnh quan liêu hết sức nguy hiểm, những cán bộ, đảng viên và những cơ quan lãnh đạo nào mắc phải bệnh này thì “có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững”. Nguy hiểm hơn, bệnh quan liêu “đã ấp ủ dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí”; có nạn tham ô, lãng phí là vì có bệnh quan liêu; nơi nào bệnh quan liêu càng nặng thì nơi đó càng nhiều lãng phí, tham ô. Bệnh quan liêu tiếp tay cho những cán bộ kém, những người xấu thỏa sức đục khoét ngân khố, tài sản quốc gia. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên; phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và nhân dân. Thực chất, bệnh quan liêu không chỉ đơn thuần là sai lầm về tác phong, phương pháp công tác mà chính là một căn bệnh nguy hiểm, có quan hệ trước hết và chủ yếu đến lập trường tư tưởng, đạo đức cách mạng; có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng và nhà

Một phần của tài liệu Những quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, đảng viên và vận dụng những quan điểm đó trong giai đoạn hiện nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)