Yêu cầu đối với xây dựng đạo đức cán bộ, đảng viên hiện nay

Một phần của tài liệu Những quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, đảng viên và vận dụng những quan điểm đó trong giai đoạn hiện nay (Trang 73)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2. Yêu cầu đối với xây dựng đạo đức cán bộ, đảng viên hiện nay

Con người là chủ thể của cộng đồng xã hội, cho nên để đấu tranh cho tiệt nọc các chứng bệnh phi đạo đức và xây dựng một xã hội có đạo đức mới, phải phối hợp đồng bộ giữa cá nhân và cộng đồng trong nhận thức và thực hành đạo đức. Ở trong mỗi con người đều có sự tiềm ẩn của cái thiện và cái ác, cái đúng và cái sai. Bởi vậy, trong giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên cần phải xem xét cái gì họ đã làm đúng, cái gì họ đã làm chưa đúng để trang bị ngày càng nhiều cái thiện, cái tốt cho họ và hạn chế, đi đến quét sạch cái xấu, cái ác trong họ. Phải giáo dục, trang bị cho họ những phẩm chất đạo đức

cách mạng nhất định, trên cơ sở đó, họ sẽ tự giác nhận ra và phát huy được cái thiện, cái đúng và kiềm chế cái ác, cái sai.

Cái thiện, cái đúng phải là chuẩn mực của cộng đồng. Do vậy, song song với việc khuyến khích cá nhân và tập thể tự giác chấp hành những chuẩn mực đó, Nhà nước và cộng đồng cần có pháp luật, quy chế để bảo vệ những chuẩn mực đó. Pháp luật chính là những chuẩn mực đạo đức của cộng đồng được luật hoá để giúp cho cộng đồng vươn tới xã hội đạo đức, có trật tự kỷ cương. Tuy nhiên, không phải cứ có luật là xã hội răm rắp tuân theo mà phải qua quá trình nhận thức, mỗi người nhận thức ra cái đúng, cái sai và tự giác chấp hành pháp luật. Do đó, trách nhiệm của Nhà nước là phải tuyên truyền, giáo dục cho mọi người hiểu được luật và tuân theo pháp luật. Trong trường hợp những cá nhân và đơn vị cố tình không tự giác chấp hành pháp luật thì Nhà nước có biện pháp cứng rắn cưỡng chế họ tuân theo.

Hiện nay, trước những đòi hỏi cấp bách của xã hội và những yêu cầu bức xúc của nhân dân, Quốc hội đã ban hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật chống tham nhũng. Những luật này có hiệu lực chắc chắn sẽ góp phần to lớn vào việc phòng ngừa, răn đe và đẩy lùi tệ tham nhũng, tham ô lãng phí đang làm băng hoại đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Nhưng, luật có hoàn thiện đến mấy cũng không thể lấp được mọi kẽ hở. Kẻ xấu có thể lợi dụng những kẽ hở ấy để luồn lách thực hiện những hành vi tham nhũng, lãng phí. Do đó việc xây dựng cho toàn đảng, toàn dân ý thức bảo vệ pháp luật, không lợi dụng những kẽ hở của luật, lách luật, để thực hiện những hành vi tham nhũng, lãng phí là rất cần thiết. Cao hơn nữa là giáo dục cho toàn Đảng, toàn dân tự giác chấp hành luật, làm chủ luật, phát hiện những kẽ hở của luật , kiến nghị với Quốc hội sửa đổi, bổ sung, làm cho luật càng ngày càng hoàn thiện.

Đạo đức là cái gốc của xã hội nói chung và của cán bộ, đảng viên nói riêng. Việc xây dựng những chuẩn mực đạo đức và hệ thống pháp luật bảo vệ nó phải là việc làm thường xuyên của Nhà nước. Hơn thế việc giáo dục và pháp luật một cách có hệ thống và thường xuyên từ trong trường học ra đến ngoài xã hội với nội dung và phương pháp thích hợp có vị trí quan trọng trong nhận thức và hành động theo đạo đức và pháp luật của mọi đối tượng trong toàn xã hội. Mỗi thành viên của xã hội, của mọi tổ chức Nhà nước, đoàn thể phải sống theo pháp luật và rèn luyện theo những chuẩn mực đạo đức xã hội. Đối với những cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, suy thoái về đạo đức, tham nhũng, tham ô, lãng phí, buôn lậu, không phải vì họ không biết những chuẩn mực đạo đức cần có của người cán bộ, đảng viên, mà vì lợi ích cá nhân họ đã bán rẻ nhân phẩm, bất chấp lợi ích của dân tộc, của nhân dân, thì cần phải thẳng tay trừng trị theo pháp luật. Đó cũng là việc làm có ý nghĩa giáo dục sâu sắc và mang tính nhân đạo cao.

Một phần của tài liệu Những quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, đảng viên và vận dụng những quan điểm đó trong giai đoạn hiện nay (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)