5. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Thời cơ và thách thức
Thế giới đang có những đổi thay mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Sự thay đổi này tạo ra nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức đối với mỗi quốc gia. Trong tình hình chung đó hoạt động XKLĐ của BATIMEX sẽ gặp không ít những cơ hội và thách thức trong thời gian tới, đòi hỏi Công ty phải có sự phân tích và nhận định chính xác, chủ động để tận dụng các cơ hội có đƣợc đồng thời hạn chế và vƣợt qua các thách thức gặp phải.
* Thời cơ
Thứ nhất, tình hình thế giới sẽ tạo ra những cơ hội và thuận lợi cơ bản. Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới, các nƣớc đều tiến hành xây dựng
nền kinh tế mở. Là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, nhƣ ASEAN, APEC, WTO...Việt Nam có điều kiện thông qua các tổ chức này để tăng tính cạnh tranh hàng hoá “Sức lao động” trên thị trƣờng thế giới, tăng cƣờng hội nhập sâu rộng, tránh đƣợc những phân biệt đối xử và rỡ bỏ rào cản hữu hình và vô hình tại một số thị trƣờng lao động.
Thứ hai, mặc dù bị ảnh hƣởng tiêu cực bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới kéo dài suốt nửa thập kỷ qua nhƣng với những chính sách kinh tế và điều chỉnh hợp lý, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn phát triển, kinh tế Việt Nam đang dần ổn định và sẽ phát triển khởi sắc trở lại trong đó có hoạt động XKLĐ. Bên cạnh đó, XKLĐ ngày càng nhận đƣợc sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc, sự chỉ đạo thƣờng xuyên của Chính phủ và sự phối hợp tích cực của các cấp, các ngành liên quan ở Trung Ƣơng và địa phƣơng với hệ thống chính sách, pháp luật về XKLĐ từng bƣớc đƣợc hoàn thiện và phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ ba, thị trƣờng lao động quốc tế mặc dù có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt nhƣng vẫn đang có nhu cầu lớn về sử dụng lao động nƣớc ngoài trong những ngành nghề phù hợp với khả năng của lao động Việt Nam. Tại một số nƣớc phát triển, xu thế già hóa dân số đã dẫn đến tình trạng thiếu LĐ trầm trọng, đang có nhu cầu khá lớn về sử dụng LĐ nƣớc ngoài. Đa số nhu cầu về ngành, nghề, việc làm thƣờng tập trung vào những lĩnh vực yêu cầu về trình độ phù hợp với khả năng của LĐ Việt Nam nhƣ: lắp ráp điện tử, dệt, may mặc, dịch vụ, giúp việc gia đình, chăm sóc ngƣời bệnh, trồng và khai thác nông nghiệp, lâm nghiệp... Ngoài ra, ở một số quốc gia, nhu cầu lao động làm trong các ngành kỹ thuật cao hơn nhƣ cơ khí, công nghệ thông tin, xây dựng, lao động trên biển, đánh bắt hải sản… sẽ còn rất cao trong những năm tới.
* Thách thức
Hoạt động XKLĐ của Việt Nam nói chung, của BATIMEX nói riêng trƣớc mắt và trong những năm tới sẽ tiếp tục diễn ra trong bối cảnh còn nhiều
khó khăn và thách thức. Những khó khăn và thách thức đó xuất phát từ cả những hoàn cảnh khách quan và các nhân tố chủ quan của bản thân hoạt động này. Nhìn nhận thấu đáo những khó khăn và thách thức đó là rất cần thiết cho việc tìm giải pháp cải thiện tình hình, nâng cao sức cạnh tranh, vƣợt qua thách thức, giữ vững và mở rộng thị phần XKLĐ trong bối cảnh mới.
Thách thức khách quan: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy
thoái kinh tế thế giới đã làm đảo lộn nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, ảnh hƣởng tiêu cực tới hoạt động XKLĐ vốn đã nhiều khó khăn thách thức. Hàng triệu lao động trong nƣớc và nƣớc ngoài bị giảm thu nhập hoặc mất việc làm, tác động xấu đến đời sống ngƣời lao động, làm nhu cầu và thị trƣờng tiếp nhận lao động nƣớc ngoài ở một số nƣớc có khuynh hƣớng thu hẹp, ảnh hƣởng trực tiếp đến cầu trong XKLĐ của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn đang tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, hoạt động XKLĐ tiếp tục chịu những sức ép mới, chứa đựng nhiều rủi ro. Ngay cả những nƣớc kinh tế đã phát triển trở lại, họ cũng điều chỉnh thắt chặt chính sách tiếp nhận lao động nƣớc ngoài hơn trƣớc khủng hoảng kinh tế. Cạnh tranh giữa các nƣớc xuất khẩu lao động, do đó ngày càng trở lên khốc liệt hơn bao giờ hết. XKLĐ của Việt Nam không những phải cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới, với các nƣớc trong khu vực có cơ cấu và chất lƣợng LĐ tƣơng đồng với lao động XK của Việt Nam, mà còn phải cạnh tranh ngay cả ở thị trƣờng trong nƣớc. Đó là sự cạnh tranh với các nƣớc XKLĐ trong khu vực Đông Nam Á và Nam Á nhƣ Philippines, Indonesia, Thái Lan và gần đây là Myanmar, Bangladesh, Srilanca... trong khi chất lƣợng lao động Việt Nam chƣa đƣợc nâng lên theo yêu cầu, đặc biệt là ngoại ngữ và ý thức kỷ luật do đó khả năng cạnh tranh rất yếu. Đây là một thách thức lớn đối với lao động Việt Nam trong việc cạnh
tranh với các quốc gia XKLĐ khác. Bên cạnh đó, thị trƣờng XKLĐ chủ lực
của Việt Nam hiện nay cũng là các thị trƣờng chính của những đối thủ lớn mà chúng ta đang phải nỗ lực cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trƣờng XKLĐ.
Có thể nói những khó khăn khách quan từ khi xẩy ra khủng hoảng kinh tế thế giới đến nay là rất lớn, ảnh hƣởng bất lợi đến khả năng mở rộng việc làm ngoài nƣớc cho lao động Việt Nam. Tuy nhiên, những thách thức xuất phát từ các nhân tố chủ quan dƣới đây vẫn là cốt lõi và quyết định.
Những thách thức từ các nhân tố chủ quan: Thách thức lớn mà ngành
XKLĐ Việt Nam nói chung, của BATIMEX nói riêng đang phải đối mặt là vấn đề chất lƣợng nguồn lao động xuất khẩu. Phần lớn lao động có xuất thân từ vùng nông thôn chƣa qua một lớp đào tạo chính quy về tay nghề, trình độ và nhận thức còn nhiều hạn chế. Cuộc sống làm nghề nông ở một nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam đã hình thành nên trong họ tác phong chậm chạp, thiếu sự gắn bó trong hợp tác lao động, thiếu hiểu biết về sản xuất công nghiệp. Nhìn chung chất lƣợng lao động chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng nƣớc ngoài nhất là về ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, am hiểu pháp luật nƣớc sở tại, khả năng hòa nhập…. Hiện nay, nguồn lao động kỹ thuật có tay nghề cao đi làm việc ở nƣớc ngoài còn chiếm tỷ lệ thấp và rất thiếu, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tham gia XKLĐ chƣa cao. Năng lực cạnh tranh của công ty còn bộc lộ nhiều hạn chế nhƣ quy mô tổ chức và cơ sở vật chất còn chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức, cán bộ hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ còn nhiều hạn chế về trình độ ngoại ngữ, pháp luật, kinh nghiệm, hiểu biết về thị trƣờng lao động, kỹ năng đàm phán, quản lý, xử lý các tranh chấp lao động… Nhìn chung lực lƣợng lao động XK của BATIMEX, đặc biệt lao động có tay nghề và ngoại ngữ tốt, đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc còn thiếu, không có sẵn để phục vụ kịp thời yêu cầu của nhiều hợp đồng, ở nhiều thị trƣờng. Chất lƣợng LĐXK chƣa đƣợc cải thiện, do đó sức cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trƣờng và các hợp đồng với công việc có thu nhập cao so với LĐ nƣớc khác còn thấp.
Ngoài ra, Việt Nam đang phải chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện của một nền kinh tế đang chuyển đổi. Trong bối cảnh
đó, XKLĐ của Việt Nam nói chung và của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên thời gian tới sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. So với các nƣớc XKLĐ trong khu vực và trên thế giới, ngành XKLĐ của Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là khả năng mở rộng phát triển và khai thác thị trƣờng, năng lực cạnh tranh và chất lƣợng LĐXK còn yếu. Việc duy trì và phát triển các thị trƣờng trọng điểm nhƣ: Đài Loan, Malaysia, Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc… gặp nhiều khó khăn do ý thức kém của ngƣời lao động và tình trạng vô tổ chức kỷ luật của LĐ Việt Nam còn khá phổ biến gây ra nhiều vấn đề phức tạp trong sinh hoạt và làm việc của ngƣời LĐ ở nƣớc sở tại làm ảnh hƣởng rất lớn đến nỗ lực cải thiện chất lƣợng và uy tín LĐ Việt Nam. Bên cạnh đó, chủ trƣơng mở thêm các thị trƣờng mới ở Bắc Mỹ, Úc, Châu Âu...ngày càng khó khăn do số lƣợng các nƣớc tham gia XKLĐ ngày càng nhiều, sự cạnh tranh ngày càng trở lên khốc liệt, yêu cầu về chất lƣợng LĐ ngày càng cao hơn trƣớc.
Kinh tế Việt Nam đang dần ổn định trở lại sau khủng hoảng và đang trên đà tăng trƣởng tốt, kéo theo đó là thu nhập của ngƣời LĐ ngày càng tăng. Nhu cầu LĐ trong nƣớc ngày càng lớn sẽ làm giảm khoảng cách thu nhập của các nƣớc trong khu vực và làm giảm tính hấp dẫn của những thị trƣờng truyền thống nhƣng có thu nhập không cao nhƣ Malaysia, Trung Đông….
Việc phân tích, đánh giá những cơ hội và thách thức trên đây là cơ sở để đƣa ra cái nhìn tổng quan nhiều chiều về việc phát triển hoạt động XKLĐ của Việt Nam nói chung, của BATIMEX nói riêng trong thời gian tới. Nếu tận dụng đƣợc thời cơ kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam bắt đầu hồi phục, tạo đƣợc đột phá phù hợp với năng lực và phát huy tối đa sức mạnh hiện có, chắc chắn sẽ mở ra triển vọng tốt đẹp để phát triển bền vững hoạt động XKLĐ của Công ty.
4.2.2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển giai đoạn 2014 -2020
Phát huy những thành tựu và kết quả đã đạt đƣợc trong lĩnh vực XKLĐ thời gian qua, BATIMEX đặt mục tiêu tiếp tục xây dựng thƣơng hiệu vững
mạnh và củng cố vị thế vững chắc của công ty trên thị trƣờng XKLĐ. Phấn đấu phát triển lĩnh vực XKLĐ của công ty lên một tầm cao mới. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng nhƣ hiện nay, công ty xác định quan điểm, định hƣớng và mục tiêu phát triển giai đoạn 2014-2020 nhƣ sau:
* Quan điểm, định hướng cụ thể từ nay đến năm 2020 của BATIMEX
- Tập trung đầu tƣ, đẩy mạnh hoạt động XKLĐ nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lƣợc phát triển của công ty giai đoạn 2010-2020.
- Phát triển hoạt động XKLĐ phải có tầm nhìn dài hạn và phải có bƣớc đi thích hợp theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.
- Phát triển hoạt động XKLĐ phải đảm bảo tính hài hòa về chất lƣợng và cơ cấu.
- Phát triển hoạt động XKLĐ phải gắn với yêu cầu của hội nhập quốc tế.
* Mục tiêu:
Về phát triển thị trường. Xuất khẩu lao động đƣợc xác định là một lĩnh
vực quan trọng trong chiến lƣợc phát triển chung của BATIMEX do đó phải đƣợc mở rộng và đa dạng hoá hình thức cũng nhƣ thị trƣờng XKLĐ phù hợp với yêu cầu phát triển và tiềm lực của công ty, phù hợp với cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, đáp ứng nhu cầu của nƣớc ngoài về số lƣợng, trình độ và ngành nghề.
Trong thời gian tới và trƣớc mắt là trong năm 2014, BATIMEX sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh, khai thác các lợi thế sẵn có của mình đẩy mạnh số lƣợng lao động XK sang các thị trƣờng truyền thống của công ty nhƣ Đài Loan, Malaysia, UAE… bao gồm cả lao động phổ thông và lao động có nghề, lao động đã qua đào tạo. Phấn đấu trong tƣơng lai gần đƣa lao động có trình độ và lao động kỹ thuật cao đi làm việc ở các thị trƣờng có thu nhập cao.
Đẩy mạnh khai thác các thị trƣờng mới nhiều tiềm năng. Các thị trƣờng XKLĐ truyền thống đã mang đến cho hàng ngàn lao động của Công ty công
việc ổn định và mức thu nhập khá. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở các thị trƣờng này thì không thể đáp ứng đủ nhu cầu của ngƣời lao động và yêu cầu phát triển của Công ty. Do đó, trong những năm tới, Công ty cần tập trung xây dựng và phát triển một hệ thống các thị trƣờng xuất khẩu lao động theo hƣớng ƣu tiên đƣa lao động đến những thị trƣờng thu nhập cao, có điều kiện văn hóa xã hội tƣơng đồng với Việt Nam, có môi trƣờng sống và lao động an toàn, có luật pháp bảo vệ quyển lợi của ngƣời lao động nƣớc ngoài.
Phát triển thị trƣờng XKLĐ theo hƣớng kết hợp cả phát triển chiều rộng và hƣớng tới phát triển theo chiều sâu. Ổn định và tăng dần thị phần các thị trƣờng truyền thống nhƣ Đài Loan, Malaysia, UAE, Macao, Nhật Bản… Tăng cƣờng thị phần thị trƣờng hiện có, tiếp cận có chọn lọc thị trƣờng mới ở Trung Đông (Ả rập Xê út, Tiểu vƣơng quốc Ả rập Thống nhất…), Bắc Phi (Angiêri), song song với đó là đầu tƣ nghiên cứu và phát triển thêm các thị trƣờng tiềm năng tiếp nhận LĐ Việt Nam, những thị trƣờng mới có yêu cầu phù hợp với chất lƣợng nguồn lao động của Công ty. Thí điểm một số thị trƣờng có yêu cầu lao động chất lƣợng cao nhƣ Canada, Đức…. Trên cơ sở các kết quả đã đạt đƣợc và phân tích tiềm năng của thị trƣờng mục tiêu, trong thời gian tới Công ty xác định sẽ tập trung vào thị trƣờng Trung Đông bởi trong khi các thị trƣờng khác đang gặp khó khăn thì thị trƣờng Trung Đông đang mở ra cơ hội và lựa chọn mới cho ngƣời LĐ tham gia XKLĐ, Trung Đông gồm nhóm quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ, những năm gần đây khi mà giá dầu lên cao đã góp phần làm tăng thu nhập bình quân trên đầu ngƣời của khu vực này tăng cao, các nƣớc này bao gồm Ả-rập Xê út, Các Tiểu vƣơng quốc Ả-rập thống nhất (UAE), Cô Oét, Qatar, Ba-ranh…. Những nƣớc này liên kết với nhau, thống nhất các điều kiện nhập khẩu LĐ nƣớc ngoài thông qua một tổ chức đó là Ủy ban Nhập khẩu lao động nƣớc ngoài của GCC (Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh gồm 6 quố ểu Vƣơng quố -rập thống nhấ - - - , Ba-ranh, Qatar
Ô-man) Hiện nay, khu vực này có khoảng 13 triệu LĐ đến từ nhiều nƣớc đang làm việc trong đó có lao động từ Philippines, Indonesia, Ấn Độ... Trong tƣơng lai khu vực này đang rất cần lao động nhất là trong lĩnh vực xây dựng, phục vụ nhà hàng, khách sạn, dịch vụ làm đẹp... Tuy nhiên, các thị trƣờng này cũng có những bất lợi nhƣ giá nhân công thấp, thời tiết khí hậu nhiều vùng nắng nóng, chính trị bất ổn, xung đột thƣờng xuyên, đây là những quốc gia theo đạo Hồi, nền nếp sinh hoạt, điều kiện sống rất khắt khe. Bên cạnh đó, tại thị trƣờng này có sự cạnh tranh rất gay gắt nhất là đối với loại hình LĐ phổ thông và dịch vụ nên để có thể thâm nhập thị trƣờng khu vực này, Công ty cần có định hƣớng cụ thể, bài bản và xây dựng các bƣớc đi thích hợp.
Về cơ cấu lao động xuất khẩu. Hoạt động XKLĐ của Công ty một mặt
phải đảm bảo sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao chất lƣợng lao động và tăng cƣờng đào tạo lực lƣợng lao động kỹ thuật, nâng dần tỉ trọng lao động có chất lƣợng cao trong tổng số lao động xuất khẩu và nâng cao trình độ quản lý của Công ty. Để làm đƣợc điều đó Công ty cần liên kết với các cơ sở dạy nghề và trung tâm GTVL trong tỉnh và các địa phƣơng khác để đào tạo nghề nhằm tạo nguồn cung lao động XK ổn định và có chất lƣợng tốt. Mặt khác, phải chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo pháp luật của nƣớc ta và nƣớc nơi ngƣời lao động sống và làm việc. Có chính sách ƣu đãi đối với ngƣời xuất khẩu lao động khi họ đã hoàn