5. Kết cấu của luận văn
4.1.2. Cung lao động xuất khẩu trong thời gian tới
Kết quả nghiên cứu “Nhìn lại nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2002-2012” của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (NCSEIF) cho thấy, Việt Nam có một lực lƣợng lao động dồi dào, đang phát triển với tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm, do
vậy áp lực tạo việc làm mới hiện nay khá cao. Dự báo về triển vọng thị trƣờng lao động Việt Nam trƣớc mắt là năm 2014, lực lƣợng lao động sẽ đạt 54,87 triệu ngƣời. Lao động qua đào tạo sẽ tăng nhanh hơn theo xu hƣớng phát triển và đòi hỏi của nền kinh tế, lao động không có chuyên môn kỹ thuật và lao động làm nghề đơn giản sẽ giảm để đáp ứng quá trình tái cấu trúc kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong thời gian qua, sự ra đời của một số chính sách vĩ mô để thúc đẩy phát triển nền kinh tế và nâng cao chất lƣợng lao động dƣờng nhƣ đã phát huy hiệu quả. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và sự gia tăng số lƣợng lao động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp đã có những thay đổi tích cực. Xét theo khu vực, lực lƣợng lao động ở khu vực nông thôn đang trong xu hƣớng giảm dần trong khi ở khu vực thành thị lại trong xu hƣớng gia tăng. Đây là hai xu hƣớng tích cực phản ánh thành quả trong tiến trình phát triển của Việt Nam.
Mặt khác, Việt Nam hiện đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với tỷ lệ thanh - thiếu niên cao nhất trong lịch sử của Việt Nam, nhóm dân số trẻ từ 10-24 tuổi chiếm gần 40% dân số. Dân số của một quốc gia đạt “ cơ cấu dân số vàng” khi tỷ số phụ thuộc chung nhỏ hơn 50%, hay nói cách khác có trên 2 ngƣời trong độ tuổi lao động trên 1 ngƣời trong độ tuổi phụ thuộc (tỷ số phụ thuộc chung đƣợc tính bằng tổng tỷ số phụ thuộc trẻ em và tỷ số phụ thuộc ngƣời già. Tỷ số phụ thuộc chung cho biết trung bình cứ 100 ngƣời trong độ tuổi lao động có bao nhiêu ngƣời phụ thuộc). Đây là lợi thế lớn về nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc và cũng cho thấy khả năng về cung ứng lao động cho hoạt động XKLĐ của Việt Nam trong thời gian tới.
Ngoài ra, theo báo cáo "Xu hƣớng Việc làm Toàn cầu cho Thanh niên 2013" mới công bố của Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO cho thấy ở Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên (15 - 24 tuổi) cao gấp ba lần con số thống kê chung ở độ tuổi lao động, chiếm gần một nửa số ngƣời thất nghiệp
của Việt Nam trong năm 2012. Lực lƣợng dôi dƣ và lƣợng thanh niên thất nghiệp này nếu đƣợc đào tạo về ngọai ngữ, về chuyên môn, về tay nghề…thì sẽ là nguồn cung dồi dào cho XKLĐ của Việt Nam trong giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 cũng nhƣ cho cả giai đoạn khi nền kinh tế phục hồi sau suy thoái.
Hiện nay và dự kiến trong khoảng 10 năm tới, thị trƣờng lao động ở nƣớc ta vẫn ở giai đoạn cung lao động lớn hơn cầu lao động. Tuy nhiên, nhờ cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hƣớng CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế nền kinh tế thị trƣờng nƣớc ta sẽ phát triển nhanh hơn, tạo điều kiện cho thị trƣờng LĐ phát triển mạnh mẽ. Thị trƣờng LĐ trong nƣớc phát triển sẽ có tác động tích cực cho việc lựa chọn nguồn lực LĐ cho XKLĐ. Bên cạnh đó, thị trƣờng lao động trong nƣớc phát triển không đồng đều với sự phân tầng đa dạng, phức tạp và sự tác động của thị trƣờng thế giới vào thị trƣờng lao động Việt Nam mạnh hơn làm cho cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn cho nguồn cung trong XKLĐ. Việt Nam sẽ phải cố gắng tối đa và phải nỗ lực tìm kiếm các giải pháp có tính đột phá để đẩy mạnh XKLĐ trong thời gian tới.