Quá trình tổ chức tuyển dụng và xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thái nguyên (Trang 64)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Quá trình tổ chức tuyển dụng và xuất khẩu lao động

3.2.1.1. Công tác nghiên cứu và phát triển thị trường xuất khẩu lao động

Thực hiện chủ trƣơng và định hƣớng phát triển hoạt động XKLĐ trong tình hình mới, thời gian qua BATIMEX đã chủ động, tích cực mở rộng thị trƣờng bằng việc tiến hành một số cuộc khảo sát thực tế đến các thị trƣờng tiềm năng để tìm kiếm các cơ hội cũng nhƣ nhu cầu nhập khẩu lao động của các thị trƣờng này đồng thời chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về thị trƣờng XKLĐ.

Có thể nói, chƣa bao giờ hoạt động XKLĐ lại ở trong tình trạng phân hóa thị trƣờng và nguồn lao động mạnh mẽ nhƣ hiện nay. Do đó, công tác nghiên cứu và phát triển thị trƣờng XKLĐ ngày càng đóng vai trò quan trọng quyết định tới sự thành bại của BATIMEX, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trƣờng, thời gian qua BATIMEX đã chú trọng đầu tƣ thời gian, công sức và dành cho hoạt động này sự quan tâm rất lớn. Công tác nghiên cứu thị trƣờng đã có đƣợc những kết quả nhất định tuy nhiên, chất lƣợng của công tác nghiên cứu chƣa thực sự có hiệu quả nhƣ mong muốn, ảnh hƣởng từ kết quả nghiên cứu thị trƣờng tới kết quả XKLĐ còn khá khiêm tốn. Các kế hoạch phát triển

thị trƣờng XKLĐ đƣợc xây dựng khá bài bản và chi tiết trong đó tiến hành khảo sát và phân tích kỹ từng thị trƣờng cụ thể, phân tích khả năng thâm nhập thị trƣờng đó, khả năng đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng lao động của Công ty… phân tích sự phù hợp, tính khả thi của mỗi thị trƣờng để quyết định lựa chọn hay không.

Đối với những thị trƣờng XKLĐ truyền thống nhƣ Malaysia, Đài Loan, UAE… BATIMEX đã xây dựng đƣợc thƣơng hiệu của mình trong việc cung ứng nguồn lao động ổn định, đáp ứng tốt yêu cầu của chủ sử dụng. Mặc dù đã có nhiều năm kinh nghiệm XKLĐ sang các thị trƣờng này và hiểu khá rõ đặc điểm của từng thị trƣờng song công tác nghiên cứu để phát triển và khai thác hiệu quả các đơn hàng vẫn đƣợc duy trì và coi trọng. Kinh nghiệm cho thấy chỉ một sự biến động của thị trƣờng, nếu không sát sao theo dõi và nắm bắt kịp thời để có những điều chỉnh hợp lý, Công ty có thể phải đối mặt với những thách thức không nhỏ hoặc có thể bỏ lỡ cơ hội lớn trong XKLĐ. Hiện nay, BATIMEX đã cử đại diện làm việc tại các thị trƣờng truyền thống này để quản lý lao động, xử lý kịp thời các tranh chấp phát sinh, cập nhật thông tin thƣờng xuyên, kịp thời nắm bắt tình hình của thị trƣờng. Tìm kiếm và khai thác thêm những đối tác mới hoặc các ngành nghề mới mà thị trƣờng đang có nhu cầu để có kế hoạch tuyển và đào tạo lao động XK chủ động và có hiệu quả.

Mặc dầu vậy, nếu chỉ dừng lại ở các thị trƣờng truyền thống thì không thể đáp ứng đủ nhu cầu của ngƣời lao động và yêu cầu phát triển của Công ty. Do đó Công ty cũng đang bƣớc đầu nghiên cứu mở rộng sang các thị trƣờng mới nhƣ Đức, Canada, Australia... trong những ngành nghề nhƣ điều dƣỡng, công nhân xây dựng, lái xe, hàn kỹ thuật…những ngành đòi hỏi lao động có tay nghề. Đây cũng đƣợc xem là hƣớng tiếp cận mới của Công ty, làm đa dạng thị trƣờng XKLĐ, thay vì chỉ tập trung vào các thị trƣờng truyền thống nhƣ trƣớc.

Bên cạnh đó, BATIMEX cũng đang hƣớng đến các thị trƣờng Đông Âu đã có hợp tác lao động với nƣớc ta trong quá khứ nhƣ Nga, Séc, Bungari và Slovakia. Việc đƣa lao động sang làm việc tại các thị trƣờng này có rất nhiều thuận lợi do phía đối tác đã có những hiểu biết nhất định về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam; quan hệ hợp tác, tình cảm gắn bó giữa nhân dân hai nƣớc đã đƣợc xây dựng qua nhiều năm... Bên cạnh đó, tại các thị trƣờng này có rất nhiều ngƣời Việt Nam làm ăn và sinh sống lâu năm, tạo ra những cộng đồng ngƣời Việt đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau.

Để có thể phát triển bền vững thì việc nghiên cứu và mở rộng thị trƣờng XKLĐ mới là yêu cầu thiết yếu, là một bƣớc đổi mới cần thiết khi các thị trƣờng truyền thống đã bão hòa và ngƣời lao động cần tiếp xúc với những thị trƣờng có nhiều triển vọng hơn về điều kiện làm việc và thu nhập. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay, việc mở rộng thị trƣờng luôn đƣợc Công ty thực hiện song song với công tác duy trì và phát huy thị trƣờng truyền thống.

3.2.1.2. Công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn lao động

Đối với bất kỳ một DN XKLĐ nào, việc tuyển dụng và đào tạo nguồn lao động đều đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi nó bƣớc đầu quyết định khả năng đáp ứng tốt yêu cầu về chất lƣợng lao động của thị trƣờng hay không.

Công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn lao động của BATIMEX luôn đƣợc chú trọng và đang có những chuyển biến tích cực theo hƣớng mở rộng phạm vi và đối tƣợng tuyển dụng, nguồn lao động dồi dào hơn, chất lƣợng của lao động ngày càng đƣợc nâng cao. Xuất phát từ việc nghiên cứu để nắm bắt chính xác nhu cầu của đối tác tiếp nhận lao động, Công ty xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại ngƣời lao động trƣớc khi đƣa đi làm việc ở nƣớc ngoài. Thông qua các cơ quan thông tấn, báo chí, đài truyền hình trong Tỉnh… để triển khai công tác tƣ vấn, tuyển dụng lao động tại địa phƣơng. Thực tế cho thấy đây là một kênh tuyển dụng nguồn rất có hiệu quả bởi phạm vi ảnh hƣởng rất rộng của các cơ quan này.

Công ty rất coi trọng việc xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn lao động, tuyển chọn nguồn lao động và đào tạo giáo dục định hƣớng nguồn lao động đạt hiệu quả. Việc xây dựng nguồn lao động là một việc làm mang tính chiến lƣợc trong hoạt động xuất khẩu lao động do đó Công ty luôn tập trung cho kế hoạch khai thác nguồn lao động hợp lý. Bên cạnh việc tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong các địa phƣơng, nguồn lao động từ bộ đội xuất ngũ, BATIMEX còn có chính sách thu hút nguồn lao động có tay nghề cao, nguồn lao động từ những ngƣời học nghề và có kế hoạch giáo dục định hƣớng, đào tạo ngoại ngữ cho nguồn lao động đó.

Bên cạnh đó Công ty cũng chủ động thƣờng xuyên phối hợp và tăng cƣờng mô hình liên kết với với các cấp chính quyền địa phƣơng, các tổ chức đoàn thể, mạng lƣới cộng tác viên tại địa phƣơng… để tuyển dụng và đào tạo ngay tại địa phƣơng nhằm giảm chi phí, tạo mọi điều kiện cho ngƣời lao động tham gia học nghề và ngoại ngữ đƣợc tốt nhất. Đây cũng là một kênh tuyển dụng nguồn rất có hiệu quả bởi có sự hỗ trợ tối đa cho ngƣời lao động.

Để đào tạo nguồn lao động XK có chất lƣợng Công ty đã đầu tƣ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chƣơng trình và điều kiện giảng dạy phù hợp, tập trung đào tạo một số ngành nghề Công ty có thế mạnh và đủ điều kiện. Chủ động xây dựng chƣơng trình đào tạo, đổi mới phƣơng pháp, quy trình giảng dạy, lấy ngƣời học làm trung tâm và nhu cầu thị trƣờng lao động làm định hƣớng đào tạo.

Đối với những ngành nghề chƣa có khả năng đào tạo, BATIMEX thông qua việc liên kết với các cơ sở đào tạo nghề trong Tỉnh để đào tạo nguồn lao động XK. Với hình thức liên kết này, Công ty phải làm việc cụ thể với các cơ sở đào tạo về nội dụng cụ thể của từng khóa học để hƣớng đào tạo của cơ sở đào tạo theo đơn hàng của đối tác. Giữa Công ty và các cơ sở đào tạo này luôn có sự gắn kết với nhau trong việc phân tích, dự báo nhu cầu thị trƣờng lao động nƣớc ngoài. Ngoài ra Công ty cũng tuyển dụng và tạo nguồn qua hình thức tuyển lao

động từ các trƣờng đại học và trung học chuyên nghiệp, trƣờng dạy nghề, tiến tới xây dựng một mô hình liên thông mới về tạo nguồn XKLĐ.

Trong quá trình tuyển dụng và đào tạo Công ty cũng thƣờng xuyên theo dõi sự rèn luyện và tu dƣỡng của ngƣời lao động. Đối với những lao động có ý thức tổ chức kỷ luật kém, lƣời học tập và rèn luyện, hay phá bĩnh Công ty cƣơng quyết không cho xuất cảnh để tránh ảnh hƣởng đến số đông lao động và uy tín của Công ty cũng nhƣ cộng đồng lao động Việt Nam ở nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thái nguyên (Trang 64)