Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thái nguyên (Trang 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1.Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Philippines

Nổi bật với chiến lƣợc đầu tƣ, khai thác và thu về nguồn ngoại tệ khổng lồ từ XKLĐ, Philippines đƣợc coi là một hình mẫu điển hình trên thế giới về XKLĐ. Hiếm có quốc gia nào có nhiều công dân sống và làm việc ở nƣớc ngoài và nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn nhân lực xuất khẩu lớn nhƣ Philippines. Đó là cả một ngành công nghiệp “xuất khẩu nhân lực” đƣợc xây dựng bài bản và hiệu quả, trong đó chú trọng vào việc tạo thƣơng hiệu cho đội ngũ lao động bằng uy tín và chất lƣợng.

Cùng với Thái Lan, Indonesia… là những nƣớc có truyền thống về XKLĐ ở Đông Nam Á, Philippines nổi bật với chiến lƣợc đầu tƣ cho XKLĐ. Khoảng 1 triệu lao động Philippines ra nƣớc ngoài làm việc mỗi năm, trung bình mỗi ngày gần 3.000 ngƣời rời đất nƣớc đi XKLĐ, trong đó có cả những gia đình hai thế hệ.

Theo thống kê chính thức của Chính phủ Philippines, từ năm 1990 đến 2001, riêng số tiền kiều hối gửi về chiếm 20,3% thu nhập xuất khẩu của cả nƣớc. Thời điểm cuối tháng 12-2008, khoảng 9 triệu ngƣời Philippines đang sống và làm việc ở 140 nƣớc, chiếm gần 10% dân số. Một nửa số này là lao động hợp đồng, thƣờng tập trung ở Saudi Arabia, Nhật Bản, Hong Kong, UAE, Đài Loan, một nửa còn lại chủ yếu di cƣ ở các nƣớc nhƣ Mỹ, Anh, Canada, Australia, Nhật Bản. Chỉ tính riêng năm 2007, số kiều hối gửi về qua các kênh chính thức là 14 tỷ USD, đóng góp 10% tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của nƣớc này, vƣợt qua cả tiền viện trợ phát triển hay đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Philippines. Những con số ấn tƣợng đó phần nào lý giải vai trò và vị trí của ngƣời lao động đối với chính sách và văn hóa của quốc gia này.

Chiến lƣợc xuất khẩu lao động của Philippines bắt đầu từ những năm 1970, thời điểm mà nƣớc này đang ngập trong các khoản nợ và cũng là thời kỳ bùng nổ nhu cầu lao động làm việc tại các nƣớc Trung Đông khi giá dầu thế giới tăng cao. Bộ Lao động Philippines đã đầu tƣ những chƣơng trình đào tạo chuyên nghiệp cho lao động bởi một lao động có nghề mức thu nhập gấp 2 đến 3 lần lao động phổ thông. Sau nhiều năm, ngành nghề XKLĐ của Philippines trở nên đa dạng hơn bao giờ hết, từ ngƣời giúp việc, công nhân nhà máy, ca sĩ hát trong các khách sạn, trung tâm giải trí tới quản lý công ty… trong khi thế mạnh vẫn là công nhân xây dựng, thủy thủ, y tá... trong số này, có tới xấp xỉ 30% là lao động chất lƣợng cao, thƣờng đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong quản lý và điều hành các công ty. Trong bất kỳ lĩnh vực nào họ cũng đều thể hiện đƣợc trình độ tiếng Anh tốt, chịu khó, tận tâm với công việc, ý thức kỷ luật cao.

Philippines có một cơ chế hoàn chỉnh thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, cả trong và ngoài nƣớc về chính sách ƣu đãi XKLĐ, nhất là đảm bảo phúc lợi cao cho lao động làm việc ở nƣớc ngoài nhƣ: đào tạo trƣớc khi đi lao động, các kế hoạch hƣu trí và bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, hỗ trợ học phí cho ngƣời lao động và gia đình họ, hỗ trợ vốn vay khẩn cấp… Ngoài ra là

các hoạt động tăng cƣờng sợi dây liên hệ của ngƣời lao động với quê hƣơng nhƣ tài trợ cho các chuyến biểu diễn nghệ thuật hay thành lập trƣờng học tại vùng có nhiều ngƣời Philippines sinh sống, tập trung vào “Giá trị của ngƣời Philippines” trong cộng đồng ngƣời xa quê hƣơng.

Kinh nghiệm của Philippines cho thấy, ngoài một hệ thống quản lý XKLĐ hết sức thuận tiện nhƣng cũng rất chặt chẽ, đảm bảo thu nhập tối thiểu cho ngƣời đi XKLĐ cũng nhƣ chất lƣợng lao động khi đi làm việc ở nƣớc ngoài, còn có những lớp học về đất nƣớc, con ngƣời, phong tục tập quán, pháp luật ở những nƣớc mà ngƣời lao động sẽ tới làm việc để tránh những xung đột lao động và văn hóa có thể xảy ra, đặc biệt tránh đƣợc những hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hƣởng tới hình ảnh đất nƣớc cũng nhƣ quan hệ ngoại giao. So với lao động của nhiều nƣớc ở khu vực Đông Nam Á, kiến thức cơ bản của lao động Philippines không giỏi nhƣng họ hơn hẳn về tính chuyên nghiệp.

Kế hoạch phát triển quốc gia của Philippines đƣợc công bố năm 2001 tiếp tục khẳng định lao động nƣớc ngoài là sự lựa chọn chính thống của nguồn nhân lực đất nƣớc với chiến lƣợc 4 điểm thúc đẩy XKLĐ. Mục tiêu của Chính phủ Philippines đối với vấn đề XKLĐ là rõ ràng và chắc chắn: Đẩy mạnh XKLĐ nhƣng chỉ là những công việc tạm thời thông qua các kênh chính thức, trong đó không ƣu tiên việc định cƣ vĩnh viễn tại nƣớc ngoài.

Phân tích hoạt động XKLĐ của các nƣớc trong khu vực, nhiều nhà quản lý nhận ra, thành công của Philippines có đƣợc bắt đầu từ khung pháp lý. Trong khi tỷ lệ ngƣời lao động xuất khẩu ở Philippines phần lớn do khu vực tƣ nhân thực hiện nhƣng nhà nƣớc giữ vai trò quan trọng khác, đó là bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động và ngăn chặn tuyển ngƣời bất hợp pháp. Cụ thể, để đƣợc cấp phép, doanh nghiệp tuyển ngƣời lao động phải do công dân Philippines làm chủ, có những yêu cầu về vốn điều lệ và không đƣợc thu phí của ngƣời lao động quá một tháng lƣơng gọi là phí giao dịch việc làm (trung

bình mỗi lao động chỉ phải đóng 700 USD/ngƣời đi tất cả các thị trƣờng). Các tòa lãnh sự quán của Philippines ở các nƣớc quy định rất rõ các điều khoản hợp đồng của ngƣời lao động với chủ ngƣời nƣớc ngoài, nếu chủ sử dụng lao động vi phạm, đơn vị tuyển ngƣời sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý sau khi lao động về nƣớc. Ngoài ra, Chính phủ thực hiện nghiêm lệnh cấm công dân ở quá hạn Visa và thƣờng xuyên cập nhật danh sách những công nhân bị cấm trong các hợp đồng lao động xuất khẩu trong tƣơng lai, đó là một phần nỗ lực để giữ “thƣơng hiệu” về XKLĐ.

Nếu coi Philippines nhƣ một tấm gƣơng điển hình về chính sách XKLĐ thì bài học rút ra rõ ràng nhất là phải có khả năng suy xét một cách bao quát, cân nhắc các nhu cầu và có chính sách linh hoạt. Những bài học và kinh nghiệm quý báu mà Việt Nam có thể nghiên cứu và áp dụng từ Philippines trong hoạt động XKLĐ là :

1. Kinh nghiệm về tăng cường vai trò của chính phủ trong việc quản lý hoạt động xuất khẩu lao động.

2. Kinh nghiệm về quản lý chặt chẽ đối với các công ty tuyển dụng xuất khẩu lao động

3. Kinh nghiệm về xây dựng và thực hiện nhiều chính sách ưu đãi với

người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng con đường hợp pháp 1.2.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan bắt đầu xuất khẩu lao động từ những năm 1970, khi ở Trung Đông "bùng nổ" xây dựng công trình khai thác dầu lửa. Số lƣợng lao động Thái Lan đi làm việc ở nƣớc ngoài tăng dần qua các năm, từ 293 ngƣời năm 1973, 3.870 ngƣời năm 1977 lên 21.500 ngƣời 1980, gần 110.000 năm 1982 và bắt đầu giảm mạnh vào năm 1985. Những năm đầu 1990 số lao động Thái Lan ra nƣớc ngoài làm việc lại tăng lên, đặc biệt trong những năm cuối 1990 trung bình hàng năm Thái Lan đƣa đƣợc khoảng 200.000 lao động ra nƣớc ngoài làm việc, trong đó hơn 50% là đến Đài Loan. Lƣợng tiền chuyển về

nƣớc của ngƣời lao động qua hệ thống ngân hàng Thái Lan cũng tăng dần lên từ 52 tỷ Bath năm 1997 lên gần 60 tỷ Bath/năm (tƣơng đƣơng với 1,5 tỷ USD/năm) trong năm 1998 và 1999. Ngoài ra, còn một số lƣợng tiền của ngƣời lao động gửi về nƣớc qua các con đƣờng khác.

Phần lớn lao động Thái Lan ra nƣớc ngoài làm việc chủ yếu là lao động không nghề, có trình độ tiểu học làm các công việc có tay nghề thấp, chiếm khoảng 50% số lƣợng lao động xuất khẩu. Ngƣời đi lao động xuất khẩu chủ yếu từ vùng nông thôn, nhiều nhất từ khu vực Đông Bắc Thái Lan nơi cuộc sống còn nhiều khó khăn. Trong những năm cuối 1990, Thái Lan đƣa hơn 10.000 lao động/năm đi làm nông nghiệp ở Israel và hơn 100.000 lao động/năm sang làm việc ở Đài Loan trong các lĩnh vực dệt may, lắp ráp điện tử, giúp việc gia đình và xây dựng.

Thái Lan thực hiện chính sách tự do hoá XKLĐ. Thời kỳ đầu hoạt động XKLĐ do cá nhân ngƣời lao động và các đại lý tuyển lao động tƣ nhân thực hiện. Nhiều lao động Thái Lan đi làm việc ở nƣớc ngoài bằng Visa du lịch sau đó ở lại và làm việc bất hợp pháp. Tuy nhiên, sau đó để bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động ở nƣớc ngoài, Chính phủ thành lập Văn phòng Quản lý việc làm ngoài nƣớc thuộc Tổng cục Lao động Bộ Nội vụ. Chức năng của Văn phòng này là giám sát hoạt động của các đại lý tuyển lao động tƣ nhân, xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện làm việc và bảo vệ lao động ở nƣớc ngoài.

Chính phủ Thái Lan đã áp dụng các biện pháp mới trong việc thúc đẩy lao động ra nƣớc ngoài làm việc để giảm tình trạng thất nghiệp trong nƣớc và tăng nguồn thu ngoai tệ sau khủng hoảng kinh tế khu vực 1997-1998. Cùng với việc những ngƣời có trình độ học vấn và tay nghề thấp đi làm những công việc giản đơn ở nƣớc ngoài, Chính phủ Thái Lan cũng đã bắt đầu chú ý đến đào tạo tay nghề cho lực lƣợng lao động để phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng lao động hiện đại, đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao. Chính phủ Thái Lan cũng đã ƣu tiên để ủng hộ các chính sách về thị trƣờng lao động ngoài

nƣớc một cách tích cực, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực trong nƣớc. Bên cạnh đó các biện pháp bảo vệ ngƣời lao động làm việc ở nƣớc ngoài cũng đƣợc chú ý và là cần thiết.

1.2.2. Kinh nghiệm trong nước

1.2.2.1. Kinh nghiệm xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng trung du-miền núi phía Bắc, tiếp giáp và có nhiều nét tƣơng đồng với Thái Nguyên. Dân số Bắc Giang là 1.560 nghìn ngƣời, lực lƣợng lao động 978 nghìn ngƣời, chiếm 62,6% dân số (số

liệu điều tra thống kê năm 2010 của Tổng cục Thống kê). Cũng nhƣ các địa

phƣơng khác trong vùng, Bắc Giang xác định XKLĐ là một kênh quan trọng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo... Số lƣợng ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài của Bắc Giang bình quân hàng năm cao hơn nhiều so với Thái Nguyên. Do đó, việc học tập kinh nghiệm, cách làm xuất khẩu của tỉnh bạn là rất cần thiết.

Trong thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã tạo thuận lợi cho các đơn vị có đủ điều kiện hoạt động XKLĐ về địa phƣơng tuyển lao động, khuyến khích các doanh nghiệp tuyển lao động tại các địa bàn ở xa nhƣ các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế; tạo thuận lợi cho ngƣời lao động làm thủ tục, hồ sơ, hộ chiếu, khám sức khoẻ, vay vốn. Ngoài một số thị trƣờng lao động trọng điểm ở Châu Á, tỉnh phối hợp với các doanh nghiệp tìm hiểu, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu lao động ở Châu Phi, Trung Đông, Đông Âu… Tỉnh tăng cƣờng công quản lý nhà nƣớc về XKLĐ, nhất là kiểm soát quá trình tuyển dụng lao động, kiểm tra các thông báo tuyển lao động của các doanh nghiệp về thu nhập và chi phí của ngƣời đi XKLĐ; kiên quyết đình chỉ, không cho phép hoặc không cấp giấy phép hoạt động tuyển lao động xuất khẩu trong tỉnh đối với những doanh nghiệp vi phạm các quy định về XKLĐ. Từ năm 2004, Bắc Giang đã giới thiệu 34 doanh nghiệp có chức năng XKLĐ về các địa phƣơng để tuyển dụng lao động. Vì vậy, số lao động trong tỉnh đi XKLĐ

ngày càng tăng: năm 2005 là 2.542 ngƣời, đến năm 2010 là 5.200 ngƣời. Sở LĐTBXH tỉnh Bắc Giang thƣờng xuyên phối hợp với cấp uỷ, chính quyền các huyện, thành phố và các ngành chức năng triển khai đồng bộ nhiều biện pháp thúc đẩy XKLĐ nhƣ: làm tốt công tác tuyên truyền, tƣ vấn; nắm bắt nhu cầu đi làm việc ở nƣớc ngoài của ngƣời lao động, đồng thời tạo thuận lợi cho doanh nghiệp XKLĐ uy tín về địa phƣơng tuyển dụng; đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ ngƣời lao động. Kinh nghiệm ở huyện Lạng Giang cho thấy, ngay từ đầu năm, huyện đã quan tâm đƣa những doanh nghiệp uy tín về địa phƣơng tƣ vấn, tuyển ngƣời đi XKLĐ. Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội huyện (Phòng LĐTBXH) cũng chủ động phối hợp với các đoàn thể nhƣ: phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên tuyền, tƣ vấn, định hƣớng giúp lao động chọn thị trƣờng việc làm phù hợp; đồng thời, phối hợp cùng chính quyền, ngân hàng chính sách hỗ trợ thủ tục pháp lý, vốn vay ƣu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động xuất cảnh. Nhờ đó, năm nào huyện cũng vƣợt mức kế hoạch đƣợc giao.

Bên cạnh đó, đối tƣợng là thân nhân chủ yếu của ngƣời có công, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đƣợc hỗ trợ học nghề, làm hộ chiếu, khám sức khoẻ… (tối đa 10 triệu đồng/ngƣời). Xuất khẩu lao động thực sự đã đem lại nhiều lợi ích to lớn và thiết thực cho ngƣời lao động và xã hội nhƣ tạo đƣợc nhiều việc làm, đem lại thu nhập khá cao cho ngƣời lao động và gia đình họ, nhờ đó giảm đƣợc đói nghèo; chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc nâng cao thông qua việc đƣợc đào tạo nghề và kỹ năng làm việc đòi hỏi phải có chuyên môn kỹ thuật, trình độ văn hóa, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp đƣợc cải thiện. Những lợi ích đó thật sự đã làm thay đổi, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của những ngƣời đi lao động ở nƣớc ngoài và cả gia đình họ. Theo kết quả điều tra của Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Viện KHLĐXH), trong năm 2009, những ngƣời đi lao động xuất khẩu quê ở tỉnh Bắc Giang gửi về cho gia đình số tiền lên tới 1.135 tỷ đồng (trong đó huyện Lạng Giang

khoảng 120 tỷ đồng/năm, trong khi thu ngân sách của huyện mỗi năm chỉ là 47 tỷ đồng/năm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày nay, đến Bắc Giang sẽ thấy có rất nhiều làng, xã thay đổi nhanh chóng nhờ xuất khẩu lao động. Nhƣ xã Tam Dị, huyện Lục Nam là một điển hình về công tác XKLĐ. Năm 2007, chính quyền xã Tam Dị thành lập Ban chỉ đạo XKLĐ của xã do một Phó chủ tịch xã làm Trƣởng ban. Ban này có chức năng hỗ trợ về pháp lý, trợ giúp ngƣời lao động tiến hành các thủ tục đi lao động ở nƣớc ngoài, làm đầu mối trung gian cho các công ty tuyển dụng lao động, giúp ngƣời lao động vay vốn và chuyển tiền về nhà. Hàng chục công ty đã về tận xã mở văn phòng đại diện, trung tâm giới thiệu việc làm, liên hệ tuyển lao động. Hàng chục hội thảo cấp xã, thôn đƣợc tổ chức tới tận thôn xóm. Ngƣời dân đƣợc trực tiếp thắc mắc, nghe tƣ vấn và ký hợp đồng với công ty tuyển dụng dƣới sự bảo đảm về pháp lý của đại diện xã. Vài năm gần đây ở Tam Dị còn xuất hiện một nghề mới là nghề môi giới xuất khẩu lao động. Nhiều ngƣời làm giàu chính đáng từ nghề này. Những ngƣời dân ở chính mảnh đất ấy trở thành những đầu mối xuất khẩu lao động uy tín, đây cũng là một cách làm đáng để các địa phƣơng khác học hỏi. Từ năm 2007, xã Tam Dị lập hẳn một kế hoạch dành cho các hộ có ngƣời đi xuất khẩu lao động để hỗ trợ về chính sách, thủ tục và những hỗ trợ cần thiết khác khi ngƣời lao động trở về đúng hợp đồng.

1.2.2.2. Kinh nghiệm xuất khẩu lao động của Công ty OLECO

Với kinh nghiệm gần 50 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP Xây

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thái nguyên (Trang 32)