5. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty
4.1. Phân tích các nhân tố tác động đến xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian tới trong thời gian tới
Để có cơ sở đề xuất các giải pháp đẩy mạnh XKLĐ của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thái Nguyên trong thời gian tới, điều quan trọng là cần phải dự báo và phân tích đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển của XKLĐ, đặc biệt là những thay đổi của các nhân tố về cung và cầu lao động xuất khẩu trong bối cảnh đầy biến động nhƣ hiện nay. Việc đặt hoạt động XKLĐ của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thái Nguyên trong tình hình XKLĐ chung của Việt Nam để nghiên cứu cũng có ý nghĩa rất quan trọng bởi những biến động của quan hệ cung - cầu lao động xuất khẩu của môi trƣờng Việt Nam sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động XKLĐ của Công ty.
4.1.1. Cầu xuất khẩu lao động trong thời gian tới
Theo các chuyên gia nhận định, trong thời gian tới cầu XKLĐ trên thế giới sẽ có xu hƣớng ổn định và phát triển trở lại sau một thời gian dài trầm lắng bởi ảnh hƣởng bất lợi của khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Kinh tế thế giới đang dần ổn định và trên đà phục hồi ở tất cả các nền kinh tế phát triển nhƣ Âu - Mỹ - Nhật và ở cả các nền kinh tế mới nổi làm tăng cầu về lao động, mở ra triển vọng tốt đẹp của XKLĐ trong thời gian tới.
Sự phục hồi của các nền kinh tế lớn đã giúp cho thị trƣờng lao động bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Nhu cầu sử dụng lao động tăng dần ở các quốc gia khi các hoạt động kinh tế lấy lại đƣợc đà tăng trƣởng. Tại Nhật Bản công cuộc tái thiết đất nƣớc từ sau thảm họa động đất sóng thần cùng với công tác chuẩn bị xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cho Olympic 2020 đã tạo thành nhu cầu lao động xây dựng rất lớn. Theo thơng tin từ phía Bộ Lao động
Y tế và Phúc lợi xã hội Nhật Bản, nhu cầu lao động nƣớc ngoài tại nƣớc này trong thời gian tới sẽ tăng gấp đôi, từ 100.000 ngƣời lên 200.000 ngƣời/năm. Bên cạnh đó, xu hƣớng “dân số già” diễn ra ngày càng nhanh đang tạo khoảng trống trong lực lƣợng lao động nội địa. Ngoài ra, việc cắt giảm lao động Trung Quốc đang tạo ra cơ hội cho các nƣớc XKLĐ trong đó có Việt Nam. Lao động Việt Nam sang Nhật Bản trƣớc đây chủ yếu là thực tập sinh kỹ năng trong các nhà máy, thời gian gần đây Nhật Bản tăng thêm nhu cầu lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp nên LĐXK của Việt Nam cũng có nhiều cơ hội hơn. Nếu nhƣ lao động kỹ thuật sang Nhật phải đào tạo cả năm mới đi đƣợc, chƣa kể trình độ tối thiểu phải tốt nghiệp các trƣờng trung cấp, cao đẳng nghề, thì lao động nơng nghiệp tuyển chọn nhanh hơn, thời gian đào tạo ngắn (4 đến 6 tháng). Yêu cầu đào tạo ngoại ngữ, văn hóa, pháp luật tƣơng đối phù hợp với trình độ và nguyện vọng của ngƣời lao động ở các vùng nông thôn Việt Nam nên xu hƣớng xuất khẩu này đang tăng lên. Đây thực sự là cơ hội tốt đối với lao động xuất khẩu của Việt Nam và các DN cần tranh thủ đẩy mạnh khai thác thị trƣờng XKLĐ hấp dẫn này.
Đối với thị trƣờng Đài Loan, từ sau khi nƣớc này giảm mạnh nhu cầu tiếp nhận lao động từ Philippines thì cơ hội dành cho các nƣớc XKLĐ còn lại là rất lớn, nhu cầu đối với LĐXK của Việt Nam theo đó cũng tăng lên. Hiện nay, Đài Loan đang cần lao động trong khá nhiều ngành nghề và đa dạng về trình độ từ bậc kỹ thuật tới phổ thông, nhƣ xây dựng, điều dƣỡng, lao động trong nhà máy điện tử, may, cơ khí... Thị trƣờng lao động Đài Loan vẫn đƣợc xác định là thị trƣờng chủ lực của Việt Nam trong trong thời gian tới. Theo Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan thì lao động đi làm việc ở Đài Loan trong những năm tới sẽ thuận lợi hơn khi những chính sách mới của Việt Nam và Đài Loan đều tạo cơ hội thuận lợi cho việc tăng chất lƣợng, số lƣợng lao động sang Đài Loan làm việc. Mới đây, phía Đài Loan đã ban hành một số chính sách mới liên quan đến lao động nƣớc ngồi, trong đó khuyến
khích các doanh nghiệp Đài Loan tuyển dụng lao động nƣớc ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nƣớc ngồi tới làm việc ở Đài Loan. Về phía Việt Nam, để giảm áp lực về chi phí xuất khẩu lao động đi Đài Loan hiện còn cao, Bộ LĐ- TB&XH cũng tăng cƣờng kiểm soát mức thu phí mơi giới của các doanh nghiệp trong nƣớc và giảm mức phí trần quy định từ 4.500 USD năm 2013 xuống còn 4000 USD vào năm 2014. Đánh giá về thị trƣờng lao động Đài Loan, ơng Phạm Đỗ Nhật Tân, Phó Chủ tịch Hiệp hội XKLĐ Việt Nam nhận định: “Đài Loan vẫn là thị trƣờng XKLĐ số một của Việt Nam khi luôn tiếp nhận trên 50% số ngƣời Việt ra nƣớc ngoài làm việc”. Ngoài ra, Malaysia cũng là thị trƣờng đƣợc kỳ vọng sẽ có mức tăng trƣởng cao trong thời gian tới do đây vẫn là thị trƣờng có nhu cầu tuyển dụng LĐ rất lớn.
Thị trƣờng Hàn Quốc đã đƣợc nối trở lại sau rất nhiều nỗ lực của Chính phủ. Trong chuyến cơng tác tại Hàn Quốc vào cuối năm 2013, Bộ trƣởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc về việc tiếp tục thực hiện Chƣơng trình cử lao động sang Hàn Quốc làm việc (EPS) trong năm 2014. Mặc dù bản ghi nhớ đặc biệt với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc chỉ có thời hạn 1 năm, song việc ký kết này là cơ hội để đƣa khoảng 16.000 lao động sang Hàn Quốc trong năm 2014.
Đối với thị trƣờng Trung Đông, ông Đào Cơng Hải, Phó Cục trƣởng Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc cho biết: Trong thời gian tới, chúng ta có khá nhiều thuận lợi khi kinh tế khu vực Trung Đơng đang có dấu hiệu phục hồi trở lại, mở ra hy vọng cho lao động ở các ngành nghề xây dựng và dịch vụ sang UAE, Qatar, Dubai… Nếu mỗi quốc gia ở Trung Đơng cần 100.000 lao động/năm, thì chúng ta cũng giải quyết đƣợc một số lƣợng lớn nhân công xây dựng trong nƣớc đang dƣ thừa. Bên cạnh đó, Saudi Arabia cũng vừa công bố kế hoạch mở rộng nguồn tuyển dụng nhân lực bằng cách nhập khẩu lao động từ 9 quốc gia mới để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng việc làm trong nƣớc, trong đó có Việt Nam.
Khơng chỉ dừng lại ở các thị trƣờng truyền thống, trong thời gian tới cánh cửa tiếp nhận lao động có trình độ của Việt Nam đang dần hé mở. Tại môt số quốc gia phát triển nhƣ Đức, Nhật Bản… xu thế già hóa dân số đang đặt ra yêu cầu về lao động làm việc tại các bệnh viện, viện dƣỡng lão… ngày càng cao để chăm sóc sức khỏe của mơt bộ phận dân số. Những chƣơng trình thí điểm đƣa điều dƣỡng viên, hộ lý sang Đức và Nhật Bản làm việc đang đƣợc triển khai khá thuận lợi. Mặc dù số lƣợng lao động trong lĩnh vực này chƣa nhiều, nhƣng đã tạo đà để mở rộng thị trƣờng XKLĐ nghề có trình độ cao, thu nhập khá tại các nƣớc phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tích cực nhƣ đã trình bày ở trên, trong thời gian tới ngành XKLĐ của Việt Nam sẽ phải đối mặt với những biến động mạnh mẽ của thị trƣờng lao động quốc tế. Thị trƣờng XKLĐ sẽ có sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Đó là sự cạnh tranh giữa các nƣớc XKLĐ trong việc dành giật thị trƣờng dựa vào sức cạnh tranh về chất lƣợng nguồn lực lao động trong XKLĐ nhƣ cạnh tranh về giá nhân công, về ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp của lao động hay cạnh tranh về khả năng thực hiện hợp đồng XKLĐ. Sự cạnh tranh về thị trƣờng XKLĐ và sự thay đổi về cầu của thị trƣờng NKLĐ hiện nay đang đặt ra cho XKLĐ của Việt Nam nói chung, của BATIMEX nói riêng những thách thức khơng nhỏ. Bên cạnh đó, việc tiếp nhận lao động giản đơn đang có xu hƣớng giảm dần, trong khi đó các nƣớc XKLĐ có nhiều lao động tay nghề thấp cũng đang cạnh tranh gay gắt với nhau nhằm mở rộng thị trƣờng. Do đó sự cạnh tranh về thị trƣờng XKLĐ giản đơn sẽ trở nên khốc liệt hơn.
4.1.2. Cung lao động xuất khẩu trong thời gian tới
Kết quả nghiên cứu “Nhìn lại nguồn cung lao động Việt Nam giai đoạn 2002-2012” của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (NCSEIF) cho thấy, Việt Nam có một lực lƣợng lao động dồi dào, đang phát triển với tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm, do
vậy áp lực tạo việc làm mới hiện nay khá cao. Dự báo về triển vọng thị trƣờng lao động Việt Nam trƣớc mắt là năm 2014, lực lƣợng lao động sẽ đạt 54,87 triệu ngƣời. Lao động qua đào tạo sẽ tăng nhanh hơn theo xu hƣớng phát triển và địi hỏi của nền kinh tế, lao động khơng có chun mơn kỹ thuật và lao động làm nghề đơn giản sẽ giảm để đáp ứng quá trình tái cấu trúc kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong thời gian qua, sự ra đời của một số chính sách vĩ mơ để thúc đẩy phát triển nền kinh tế và nâng cao chất lƣợng lao động dƣờng nhƣ đã phát huy hiệu quả. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và sự gia tăng số lƣợng lao động trong các lĩnh vực phi nơng nghiệp đã có những thay đổi tích cực. Xét theo khu vực, lực lƣợng lao động ở khu vực nông thôn đang trong xu hƣớng giảm dần trong khi ở khu vực thành thị lại trong xu hƣớng gia tăng. Đây là hai xu hƣớng tích cực phản ánh thành quả trong tiến trình phát triển của Việt Nam.
Mặt khác, Việt Nam hiện đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với tỷ lệ thanh - thiếu niên cao nhất trong lịch sử của Việt Nam, nhóm dân số trẻ từ 10-24 tuổi chiếm gần 40% dân số. Dân số của một quốc gia đạt “ cơ cấu dân số vàng” khi tỷ số phụ thuộc chung nhỏ hơn 50%, hay nói cách khác có trên 2 ngƣời trong độ tuổi lao động trên 1 ngƣời trong độ tuổi phụ thuộc (tỷ số phụ thuộc chung đƣợc tính bằng tổng tỷ số phụ thuộc trẻ em và tỷ số phụ thuộc ngƣời già. Tỷ số phụ thuộc chung cho biết trung bình cứ 100 ngƣời trong độ tuổi lao động có bao nhiêu ngƣời phụ thuộc). Đây là lợi thế lớn về nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc và cũng cho thấy khả năng về cung ứng lao động cho hoạt động XKLĐ của Việt Nam trong thời gian tới.
Ngoài ra, theo báo cáo "Xu hƣớng Việc làm Toàn cầu cho Thanh niên 2013" mới công bố của Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO cho thấy ở Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên (15 - 24 tuổi) cao gấp ba lần con số thống kê chung ở độ tuổi lao động, chiếm gần một nửa số ngƣời thất nghiệp
của Việt Nam trong năm 2012. Lực lƣợng dôi dƣ và lƣợng thanh niên thất nghiệp này nếu đƣợc đào tạo về ngọai ngữ, về chun mơn, về tay nghề…thì sẽ là nguồn cung dồi dào cho XKLĐ của Việt Nam trong giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 cũng nhƣ cho cả giai đoạn khi nền kinh tế phục hồi sau suy thoái.
Hiện nay và dự kiến trong khoảng 10 năm tới, thị trƣờng lao động ở nƣớc ta vẫn ở giai đoạn cung lao động lớn hơn cầu lao động. Tuy nhiên, nhờ cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hƣớng CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế nền kinh tế thị trƣờng nƣớc ta sẽ phát triển nhanh hơn, tạo điều kiện cho thị trƣờng LĐ phát triển mạnh mẽ. Thị trƣờng LĐ trong nƣớc phát triển sẽ có tác động tích cực cho việc lựa chọn nguồn lực LĐ cho XKLĐ. Bên cạnh đó, thị trƣờng lao động trong nƣớc phát triển khơng đồng đều với sự phân tầng đa dạng, phức tạp và sự tác động của thị trƣờng thế giới vào thị trƣờng lao động Việt Nam mạnh hơn làm cho cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn cho nguồn cung trong XKLĐ. Việt Nam sẽ phải cố gắng tối đa và phải nỗ lực tìm kiếm các giải pháp có tính đột phá để đẩy mạnh XKLĐ trong thời gian tới.