Nhóm giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Habubank) (Trang 38 - 43)

Hiện nay có rất nhiều công cụ phục vụ cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng mà nhiều ngân hàng đang áp dụng. Dưới đây một số giải pháp :

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp . Các kết quả chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp phải được lưu giữ khoa học và định kỳ đánh giá hiệu quả cũng như các vướng mắc và những điểm không phù hợp khi áp dụng vào thực tế. Từ đó ngân hàng có thể đề xuất những điểm phù hợp hơn về quy trình cũng như hệ thống chỉ tiêu làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng phù hợp và mang tính chuẩn mực.

Thứ hai, cán bộ tín dụng cần phải áp dụng các tiến bộ kĩ thuật phân tích tổng hợp tình hình doanh nghiệp: phân tích định tính, phân tích chỉ số tài chính, phân tích dòng tiền…nhằm đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp để xây dựng giới hạn tín dụng cho phù hợp

Thứ ba, ngân hàng cần được xây dựng hệ thống nhận diện, đo lường cảnh báo và đề xuất các giải pháp giám sát từ xa

Thứ tư, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, phương án vay vốn. Công tác thẩm định ngày càng quan trọng hơn trước khi cho vay, là nhân tố quan trọng xác định chất lượng khoản vay. Việc thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh là nhằm đánh giá rủi ro của mỗi khoản tín dụng cụ thể nhằm mục đích đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ, tính hiệu quả của dự án, phương án đó.

Để nâng cao chất lượng thẩm định, cần bố trí những cán bộ có trình độ kinh nghiệm về nghiệp vụ tín dụng, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khóa học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định dự án.Cán bộ tín dụng cần lưu ý trong việc thẩm định uy tín khả năng tài chính của khách hàng. Thẩm định dự án cũng đồng thời là tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng vốn vay sao cho có hiệu quả nhất.

3.2.3.2 Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo

Thực tế cho thấy, tình hình kinh tế, thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động tín dụng đang chứa đựng rất nhiều tiềm ẩn, nguy cơ rủi ro cao. Vì vậy, tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo là biện pháp hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra vì tài sản đảm bảo sẽ là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu từ thu nhập do chính khoản vay tạo ra không còn khả năng thu hồi.

-Yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo, ngoài tài sản của doanh nghiệp có thể dùng tài sản của cá nhân như chủ tịch HĐQT, Giám đốc, Kế toán trưởng, Thành viên HĐQT,…đứng ra bảo lãnh để vay vốn ngân hàng.

-Giảm dần dư nợ nếu khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện tài sản đảm bảo theo qui định của ngân hàng

3.2.3.3 Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý nợ vay

Đây là một nội dung rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, giúp phát hiện ra và ngăn ngừa sớm các rủi ro có thể phát sinh. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra, giám sát khách hàng vay các cán bộ tín dụng cần quán triệt các nguyên tắc sau:

-Định kỳ, có thể hàng quý, sáu tháng, hoặc một năm các báo cáo tài chính của tất cả các khách hàng vay nợ cần được rà soát bởi các cán bộ phụ trách khách hàng.

-Thực hiện kiểm tra vốn vay thường xuyên, đảm bảo ít nhất 3 tháng một lần đối với cho vay ngắn hạn, và 06 tháng / lần đối với cho vay trung dài hạn

-Các bộ phận có liên quan: Quan hệ khách hàng- Hỗ trợ tín dụng Kiểm soát nội bộ phải phối hợp chặt chẽ lẫn nhau trong suốt quá trình thực hiện.

a)Xây dựng kế hoạch kiểm tra, sử dụng vốn vay

Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, sử dụng vốn vay là rất cần thiết giúp cho cán bộ tín dụng chủ động trong việc thực hiện, kiểm tra khách hàng vay.

Căn cứ đặc thù hoạt động cho vay của chi nhánh, trưởng phó phòng quan hệ khách hàng chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra, sử dụng vốn vay một số loại cho vay cơ bản. Đối với các khoản vay để thực hiện dự án đầu tư, các khoản vay ngắn hạn có đặc điểm riêng biệt, các khách hàng vay có phương thức sản xuất kinh doanh đặc thù, cán bộ tín dụng cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, sử dụng vốn vay riêng theo từng hợp đồng tín dụng, chậm nhất là sau khi phát món vay đầu tiên.

b)Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay

Cán bộ tín dụng cần chủ động thực hiện kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay. Tùy đặc điểm của từng khoản vay, cán bộ tín dụng có thể lựa chọn các cách thức kiểm tra như sau:

-Kiểm tra hàng hóa lưu kho

Căn cứ khối lượng hàng hóa thực tế hiện có trong kho khách hàng, cán bộ tín dụng tính toán và cân đối với giá trị tiền vay đã phát theo hợp đồng tín dụng.

-Kiểm tra khối lượng thi công xây dựng cơ bản, máy móc thiết bị

Thông thường, việc kiểm tra khối lượng thi công xây dựng cơ bản tương đối khó khăn, vì vậy cán bộ tín dụng chỉ có thể căn cứ vào thực trạng của công trình tại thời điểm kiểm tra lần này so với thời điểm kiểm tra lần trước (sự tiến triển của công trình) đồng thời kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc nghiệm thu công trình, yêu cầu thanh toán của bên thi công…

-Kiểm tra sổ sách chứng từ: Cán bộ tín dụng có thể áp dụng phương pháp kiểm tra các hóa đơn, chứng từ xuất khẩu, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho…Đồng thời theo dõi việc thanh toán của khách hàng để thu nợ kịp thời hoặc tổ chức kiểm tra thực tế sau khi hàng đã về.

Do đặc thù sản xuất kinh doanh của các khách hàng là khác nhau vì vậy để có thể kiểm tra tốt các nội dung như trên, cán bộ tín dụng cần phát huy tinh

thần trách nhiệm cao, chủ động trong công việc nhằm lựa chọn áp dụng biện pháp kiểm tra thích hợp nhất.

3.2.3.4 Nâng cao vai trò của kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng vì thông qua hoạt động này có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.Để nâng cao vai trò của công tác kiểm tra kiểm soát nhằm hạn chết rủi ro tín dụng cần thực hiện một số biện pháp sau:

-Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng Kiểm tra nội bộ.

-Cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ trước hết phải có kiến thức về các hoạt động ngân hàng nói chung và nghiệp vụ tín dụng nói riêng, kiến thức về pháp luật, về tin học, về ngoại ngữ đồng thời còng phải nắm rõ các kiến thức chuyên môn về kiểm toán, các phương pháp kiểm toán. Vì vậy, phải thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ phòng Kiểm tra nội bộ.

-Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra theo hướng từ kiểm tra riêng lẻ sang kiểm tra hệ thống và kiểm tra tính tuân thủ áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra vào từng thời điểm, đối tượng, mục đích.

3.2.3.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của việc thực hiện các biện pháp kiểm tra rủi ro tín dụng. Do đó tăng cường quản lý và đào tào nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng là biện pháp quan trọng lâu dài đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngân hàng.

a).Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tín dụng:

Để đảm bảo mục tiêu của hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nói riêng mỗi cán bộ tín dụng bên cạnh nền tảng kiến thức sâu rộng về những lĩnh vực có liên quan hoạt động tín dụng cần phải có những kỹ năng cần thiết khác như: kỹ năng phục vụ khách hàng, kỹ năng tìm hiểu thông tin, kỹ năng đàm phán với khách hàng, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng phân tích.

b)Chính sách đào tạo cán bộ tín dụng:

Ngân hàng cần xây dựng một chính sách đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng một cách hiệu quả, cụ thể khuyến khích cán bộ tiếp tục đi học để nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kiến thức thị trường, thường xuyên tổ chức các khóa học bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá và phân tích cho cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Habubank) (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w