Nâng cao chất lượng tín dụng:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Habubank) (Trang 33 - 38)

Duy trì thường xuyên công tác tổ chức đánh giá phân loại khách hàng theo định kỳ trên cơ sở các thông tin có lựa chọn. Từ đó xây dựng giới hạn tín dụng và hạn mức tín dụng phù hợp đối với từng khách hàng.

Mở rộng tín dụng sang các lĩnh vực khác và các thành phần kinh tế như doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…có khả năng tài chính để đầu tư trên cơ sở bảo đảm đúng chế độ quy định.

Tăng cường thu thập thông tin về các chương trình đầu tư pháp triển của thành phố, các bộ ngành, kết hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhằm lên kế hoạch tiếp cận cụ thể với chính sách áp dụng cụ thể, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Thực hiện nghiêm túc luật các tổ chức tín dụng(TCTD) và quy trình tín dụng của ngành, nâng cao vai trò của công tác thẩm định trong xét duyệt cho vay, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhất là đối với các Doanh nghiệp có dấu hiệu khó khăn để không phát sinh thêm nợ quá hạn và rủi ro tín dụng.

Mở rộng tín dụng ngoại tệ với khách hàng có khả năng tái tạo ngoại tệ hoặc tìm được nguồn cung ứng ngoại tê từ các Doanh nghiệp khác, co vay kết hợp với các công cụ phòng tránh rủi ro tỷ giá, xác định khả năng hỗ trợ ngoại tệ của Chi nhánh đối với một số khách hàng có doanh số giao dịch lớn để nâng cao mức tăng trưởng một cách an toàn trên cơ sở chính sách cung ứng ngoại tệ phù hợp với tình hình cung cầu của nền kinh tế.

3.2.Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Habubank trong những năm tới

3.2.1.Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro

3.2.1.1.Thực hiện tốt công tác sàng lọc khách hàng trước khi cho vay

Sàng lọc khach hàng là việc Ngân hàng tìm hiểu và đánh giá khách hàng để lựa chọn ra những khách hàng có đủ điều kiện cho vay.Trong điều kiện môi trường kinh doanh Ngân hàng đẩy rủi ro như hiện nay thì sàng lọc khách hàng cần phải được chú trọng, không thể thiếu để ngăn ngừa những rủi ro. Sàng lọc khách hàng được thực hiện qua hai hoạt động: Phân tích đánh giá khách hàng và Thẩm định tính khả thi của dự án.

Một là phân tích đánh giá khách hàng:

Khách hàng là người sử dụng và quyết định hiệu quả của việc sử dụng khoản tiền vay, cũng là người chịu trách nhiệm hoàn trả vốn vay. Vì vậy việc phân tích đánh giá khách hàng là một biện pháp giúp ngăn ngừa những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía khách hàng trong quá trình xét duyệt. Khi đánh giá khách hàng, cán bộ tín dụng phải đánh giá một số nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tư cách pháp nhân của khách hàng. + Tình hình tài chính của khách hàng. + Tình hình sản xuất kinh doanh.

Khách hàng được đánh giá tốt chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ để có thể được Ngân hàng cho vay vốn. Một vấn đề có ý nghĩa quan trọng quyết định khách hàng có được cho vay vốn hay không đó là khả năng trả nợ của khách hàng. Khả năng trả nợ của Khách hàng phụ thuộc lớn vào nguồn thu trong tương lai, trong đó nguồn thu từ dự án thực hiện bằng vốn vay Ngân hàng là nguồn trả nợ chính. Vì vậy, khả năng sinh lợi từ dự án thực hiện bằng vốn vay Ngân hàng quyết định lớn đến khả năng trả nợ đủ và đúng theo thời hạn hợp đồng. Khi thẩm định tính khả thi của dự án, cán bộ tín dụng cần chú ý một số điểm như sau:

Ba là về phương pháp thẩm định:

Khi thẩm định dự án cần phải chú trọng hơn tới giá trị thời gian của tiền dựa vào các chỉ tiêu: NPV, IRR, phân tích độ nhạy…Để có tính toán đúng khi xác định dòng tiền để tính những chỉ tiêu trên cần phải xác định đủ và đúng các giá trị như: giá trị thanh lý tài sản cố định, thu hồi vốn lưu động ròng…

Xác định tỷ lệ lãi suất chiết khấu hợp lý dựa trên tính toán về chi phí vốn bình quân.

Xây dựng các bảng dự trù tài chính của dự án để thực hiện phân tích tài chính dự án hàng năm, xác định doanh thu và chi phí của dự án hàng năm phải kết hợp tính toán cả công suất dự kiến và khả năng tiêu thụ sản phẩm trong kỳ.

Bốn là Về tổ chức điều hành thẩm định dự án:

Thực hiện tốt công tác tổ chức điều hành, xây dựng và chuẩn hóa quy trình hoạt động thẩm định, áp dụng chặt chẽ cho toàn hệ thống. Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống thông tin nội bộ toàn hệ thống để thu thập phân tích và lưu trữ thông tin về các khách hàng, thông tin về tình hình kinh tế…

3.2.1.2 Tăng cường công tác thu nhập thông tin

Thông tin là yếu tố không thể thiếu được cho việc thẩm định dự án, thẩm định khách hàng. Thông tin thu thập càng nhanh, đầy đủ, chính xác thì càng giúp cho việc thẩm định được thuận lợi hơn. Việc thu thập thông tin cần phải thu thập từ nhiều nguồn, đồng thời phải tổ chức việc xử lý thông tin một cách chủ động, liên tục nhằm chọn lọc những thông tin chính xác, thiết thực nhất.

3.2.1.3 Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các khoản cho vay

Kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay là một việc làm cần thiết để phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro tín dụng. Việc thực hiện thường xuyên công việc này sẽ giúp Ngân hàng phát hiện kịp thời những sai phạm của Doanh nghiệp đồng thời bám sát được tình hình hoạt động thực tế của dự án. Hiện nay việc kiểm tra giám sát sau khi cho vay của Chi nhánh còn mang năng tính hình thức, kiểm tra chủ yếu dựa trên những tài liệu do Doanh nghiệp cung cấp và được tiến hành định kỳ mỗi quý một lần. Việc kiểm tra này không mang lại hiệu quả cao, không đảm bảo tính trung thực của khách hàng trong việc phối hợp làm việc với Ngân hàng. Vì vậy để khắc phục điều này trong thời gian tới, công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay phải được tiến hành chặt chẽ hơn nữa, việc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở không nên tiến hành định kì mà nên tiến hành ngẫu nhiên để đảm bảo thông tin khách hàng cung cấp là đúng sự thật. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy Doanh nghiệp gặp khó khăn không trả nợ theo đúng hợp đồng thì cán bộ tín dụng nên báo cáo về Ngân hàng để có biện pháp xử lý kịp thời.

3.2.1.4 Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

Việc Ngân hàng trích lập quỹ dự phòng rủi ro là rất cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của mình đồng thời có nguồn bù đắp lại những rủi ro mà Ngân hàng phải gánh chịu.Mục tiêu của việc trích lập dự

phòng rủi ro còn là để đảm bảo kết quả kết quả kinh doanh của Ngân hàng, phản ánh đúng vị thế tài chính của Ngân hàng và nó được đảm bảo bằng nguồn tiền có thực để trang trải rủi ro khi xảy ra. Trong những trường hợp Ngân hàng gặp rủi ro không thu hồi vốn được thì việc xóa những khoản nợ không thể thu hồi và công bố những khoản mất vốn sẽ là bất lợi đến kết quả và vốn kinh doanh của Ngân hàng nếu như không có quỹ dự phòng rủi ro được trích lập từ trước. Trong trường hợp đã có trích lập dự phòng rủi ro, khi xảy ra mất vốn thì việc loại trừ những khoản nợ không thể thu hồi sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả trong báo cáo tài chính của Ngân hàng.

3.2.1.5 Chế độ khen thưởng hợp lý , đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng là những người thực tế thẩm định đề xuất cho vay khách hàng và là người chịu trách nhiệm chính đối với khoản tín dụng bị rủi ro. Do vậy, phải nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ có thành tích xuất sắc.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đầy biến động, sự phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến, hiện đại đòi hỏi việc trang bị thêm kiến thức mới, cập nhật thông tin phải được tiến hành thường xuyên đặc biệt là đối với Ngân hàng là hoạt động có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Để đáp ứng yêu cầu đó, ngân hàng nên bồi dưỡng, tập huấn gắn với lý luận thực tiễn để các cán bộ tín dụng có thể vận dụng kiến thức một cách linh hoạt sáng tạo, nâng cao hiệu quả trong công việc.Ngoài ra, thường xuyên chấn chỉnh về đạo đức, tác phong nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật lao động nhất là văn minh thương mại trong giao tiếp với khách hàng.

Tất cả các biện pháp đó đều nhằm một mục đích duy nhất là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần phòng tránh những rủi ro tín dụng đáng tiếc có thể xảy ra.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Habubank) (Trang 33 - 38)