Theo loại cho vay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Habubank) (Trang 26 - 28)

Việc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng đối với loại cho vay góp phần giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng quan hơn đối với từng loại hình cho vay, từ đó có thể đưa ra những nhận xét về chất lượng tín dụng của từng loại cho vay để điều chỉnh cơ cấu cho vay của mình sao cho hợp lý. Nhìn chung cơ cấu nợ quá hạn tín dụng phân theo loại cho vay của Ngân hàng Habubank không có nhiều sự thay đổi lớn tỷ trọng nợ quá hạn trung dài hạn chiếm tỷ trong cao hơn nhiều so với nợ quá hạn ngắn hạn. Tỷ lệ này được thể hiện rõ hơn quà bảng 2.7 sau:

Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn theo loại cho vay

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 NQH %/ Dư nợ NQH %/ Dư nợ NQH %/ Dư nợ NQH %/ Dư nợ Ngắn hạn 14,61 0,35% 42,29 0,75% 77,05 1,4% 93,15 1,64% Trung dài hạn 42,23 2,38% 131,02 3,45% 221,6 4,3% 261,02 4,63% Tổng 56,84 0,95% 173,31 1,84% 298,65 2,84% 354,17 3,05%

( Nguồn : phòng phát triển kinh doanh)

Qua bảng 2.7, ta thấy dư nợ quá hạn tại ngân hàng có hướng tăng dần qua các năm. Năm 2006 tổng dư nợ quá hạn là 56,84 tỷ đồng, chiếm 0,95%

trên tổng dư nợ. Sang năm 2007, tổng dư nợ quá hạn là 173,31 tỷ đồng, chiếm 1,84% trên tổng dư nợ. Thì đến năm 2008, tổng dư nợ quá hạn của ngân hàng Habubank đã lên con số là 298,65 tỷ đồng chiếm 2,84% tổng dư nợ và năm 2009 là 354,17 tỷ đồng, chiếm 3,05% tổng dư nợ. Ta có có thể thấy, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng tăng nhanh ở các năm 2006 đến năm 2008 ( từ 0,95% đến 2,84%) điều nay cho thấy công tác bảo đẩm tín dụng của ngân hàng còn nhiều bất cập, tình hình nay đã được cải thiện rõ rệt vào năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn năm 2009 tăng chỉ có 0,21% so với năm 2008 đã thể hiện sự cố gắng vượt bậc của ngân hàng với các chính sách , biện pháp linh hoạt để thu nợ quá hạn tại ngân hàng.

Đối với tín dụng ngắn hạn , số dư nợ quá hạn vẫn tăng cả về số tuyệt đối và tương đối. Năm 2006 , dư nợ quá hạn ngắn hạn là 14,61 tỷ đồng chiếm 0,35% dư nợ ngắn hạn nhưng trên thực tế để ở mức này thì tổng dư nợ của ngân hàng chỉ khiêm tốn ở con số là 5983 tỷ đồng. Nhưng từ năm 2007 đến năm 2009 với mức tổng dư nợ từ 9.419 tỷ đồng đến 11.317 tỷ đồng thì dư nợ quá hạn ngắn hạn của năm 2009 là 93,15 tỷ tăng so với năm 2008 là 16,1 tỷ đồng và năm 2007 là 50,86 tỷ đồng. Trong khi đó, dư nợ quá hạn trung và dài hạn thương mại cũng tăng nhanh qua các năm từ năm 2006 là 42,23 tỷ đồng cho đến năm 2009 đã là 261,02 tỷ đồng.

Qua tình hình trên, trong tương lai khi dư nợ tín dụng cho vay của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng them như vậy ngân hàng cần phải chú trọng thực hiện các biện pháp linh hoạt như năm 2009 nhằm duy trì số nợ quá hạn thấp cũng như tỷ trọng nợ quá hạn thấp, nâng cao chất lượng tín dụng hơn để giảm thiểu rủi ro.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Habubank) (Trang 26 - 28)