Nợ quá hạn luôn là một chỉ tiêu tất yếu trong hoạt động tín dụng của lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Vì nó luôn tiềm ẩn trong hoạt động cho vay. Với phương châm phòng chống hơn xử lý và theo các quy định của Ngân hàng nhà nước(NHNN), các ngân hàng luôn phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng của mình xuống mức thấp nhất có thể. Tại Habubank công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện một cách chủ động với phương châm phòng hơn xử lý, cố gắng thu một cách tối đa và chi một cách tối thiểu nhưng vẫn phải thực hiện đầy đủ các quy định của NHNN trong công tác bảo đảm an toàn đề phông rủi ro trong hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng.
Số trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Habubank trong những năm gần đây Bảng 2.6 : Tỷ lệ trích lập dự phòng / tổng dư nợ Đơn vị tính : tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Tổng dư nợ 5.983 9.419 10.516 11.317 Dự phòng nợ khó đòi 31,035 84,923 110,315 120,091 Dự phòng / tổng dư nợ 0.52% 1% 1,05% 1.07%
( Nguồn : phòng phát triển kinh doanh)
Qua bảng 2.6, ta thấy dự phòng nợ khó đòi hầu như tăng dần qua các năm tư năm 2006 đến năm 2008. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 1.096.569 triệu đồng và so với năm 2006 là 4.532.680 triệu đồng. Năm 2008 dư nợ tăng 11,64% trong khi đó trích lập dự phòng nợ khó đòi tăng 29,9% so với năm 2007 do ngân hàng hiểu được tầm quan trọng của rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay và chú trọng hơn đến việc quản lý rủi ro tín dụng thông qua quỹ trích lập dự phòng , quỹ dự phòng nợ khó đòi ngày càng tăng. Tuy nhiên nếu xét theo tỷ lệ dự phòng nợ khó đòi / tổng dư nợ thì tỷ lệ của ngân hàng vẫn thấp ( chỉ dao động ở mức 0,52% đến 1%), đảm bảo rủi ro tín dụng vẫn trong tầm kiểm soát.
Nguyên nhân một phần khiến cho khoản nợ quá hạn của Habubank tăng nhanh là do tồn đọng trong quá trình thu nợ từ những năm trước. Với biện pháp trích lập dự phòng rủi ro khiến cho Habubank có thể chủ động hơn trong công tác quản trị rủi ro và hoạt động tín dụng của mình