ĐỐI CHIẾU TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, SIÊU ÂM, CHỌC HÚT TẾ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số xét nghiệm trong ung thư biểu mô tuyến giáp (Trang 89)

BÀO KIM NHỎ, SINH THIẾT TỨC THÌ VỚI KẾT QUẢ MÔ BỆNH HỌC SAU MỔ

4.4.1. Đối chiếu giữa triệu chứng cơ năng với kết quả mô bệnh học sau mổ

Kết quả bảng 3.24 cho thấy:

- Nuốt vƣớng là triệu chứng gặp ở cả thể nhú và nang.

- Triệu chứng khàn tiếng và khó thở chỉ gặp ở thể nhú. Điều này do khối u ở thể nhú lớn chèn ép vào dây thần kinh quặt ngƣợc, khí quản gây khàn tiếng và khó thở. Đối với thể nang khi khối u lớn xâm nhập ra ngoài cũng có thể có triệu chứng này. Trong nghiên cứu này các trƣờng hợp thể nang khối u còn nhỏ nên không có triệu chứng khàn tiếng và khó thở.

4.4.2. Đối chiếu giữa triệu chứng thực thể với kết quả mô bệnh học

- Đặc điểm khối u

Kết quả bảng 3.24 và bảng 3.25 cho thấy ở cả thể nhú và thể nang phần lớn đều có chung đặc điểm là khối u có mật độ cứng, có bờ rõ. Có 2 trƣờng hợp khối u không sờ thấy trên lâm sàng gặp ở thể nhú, còn ở thể nang tất cả đều sờ thấy u.

Có 2 trƣờng hợp thể nhú không sờ thấy u nhƣng phát hiện đƣợc do xuất hiện hạch vùng cổ. Điều này có thể do tính chất của thể nhú thƣờng tiến triển chậm, âm thầm và có xu hƣớng di căn hạch sớm.

Theo các tác giả [37], [38] ung thƣ tuyến giáp thể nhú có xu hƣớng di căn hạch sớm còn thể nang thƣờng có xu hƣớng di căn theo các vi mạch trong tuyến. Kết quả nghiên cứu bảng 3.26 cho thấy 21 trƣờng hợp có di căn hạch sau mổ (trong đó có 10 trƣờng hợp sờ thấy hạch trên lâm sàng). Tất cả các hạch cổ đều gặp ở thể nhú, không có trƣờng hợp nào ở thể nang. Theo Candy, Rossi [38] thì di căn hạch cổ là đặc điểm phổ biến trong thể nhú. Theo Noguchi [62] trong thể nhú có khoảng 80% di căn hạch cổ. Điều này cho thấy đặc điểm của thể nhú là di căn hạch cổ sớm.

4.4.3. Đối chiếu giữa kết quả siêu âm với kết quả mô bệnh học

Đối chiếu giữa kết quả siêu âm với mô bệnh học chúng tôi thấy (bảng 3.28) ở thể nhú gặp 33/56 trƣờng hợp có dấu hiệu canxi hóa vi thể, trong khi đó ở thể nang không gặp trƣờng hợp nào. Theo Kangelanis [57] thì canxi hóa vi thể là dấu hiệu phổ biến nhất, có độ đặc hiệu cao nhất và đƣợc coi nhƣ là dấu hiệu đặc hiệu của thể nhú

Qua đối chiếu bƣớc đầu chúng tôi cũng thấy có sự khác biệt về ranh giới và bờ của khối u giữa hai thể nhú và thể nang trên siêu âm. Ở thể nhú 30/56 trƣờng hợp khối u có hình ảnh bờ không rõ và thể nang chỉ có 1/4 trƣờng hợp. Nhận xét này cũng phù hợp với Kangelanis [57] u thể nhú thƣờng có bờ không đều còn u thể nang bờ thƣờng đều, rõ trên siêu âm.

Chúng tôi cũng nhận thấy dấu hiệu giảm âm và nhân đặc không có sự khác biệt giữa thể nhú và thể nang.

4.4.4. Đối chiếu kết quả chọc hút tế bào kim nhỏ với mô bệnh học

Kết quả bảng 3.28 cho thấy kết quả chọc hút tế bào kim nhỏ ở thể nhú có 18/56 trƣờng hợp là ác tính và 11/56 trƣờng hợp nghi nghờ. Trong khi đó ở thể nang tất cả đều cho kết quả lành tính, điều này có thể giải thích do:

- Trên phiến đồ chọc hút kim nhỏ các trƣờng hợp thể nhú thƣờng cho thấy một phạm vi rộng về hình thái các tế bào u qua đó có thể đánh giá cấu

trúc, sự biến đổi của nhân tế bào từ đó có thể xác định đƣợc tổn thƣơng ác tính.

- Chẩn đoán ung thƣ thể nang trên tiêu bản chọc hút tế bào ít chính xác vì thể nang có đặc điểm xâm nhập vỏ bao, mạch máu của tế bào. Phiến đồ chọc hút kim nhỏ của thể nang phần lớn cho thấy các tế bào u gần giống nhƣ các tế bào tuyến giáp bình thƣờng mà không thể thấy đƣợc các dấu hiệu xâm lấn mạch máu, vỏ bao do đó chỉ cho một chẩn đoán có tính gợi ý.

4.4.5. Đối chiếu giữa kết quả sinh thiết tức thì với kết quả mô bệnh học sau mổ

Khi đối chiếu giữa kết quả sinh thiết tức thì với kết quả mô bệnh học sau mổ (bảng 3.29) chúng tôi thấy tỉ lệ dƣơng tính của sinh thiết tức thì trong ung thƣ thể nhú là 49/56 trƣờng hợp chiếm tỷ lệ 87,5%, còn ở thể nang chỉ có 1/4 các trƣờng hợp (25%). Sự khác biệt này có thể giải thích do trong thể nhú, qua sinh thiết tức thì có thể dễ nhận biết đƣợc sự biến đổi về cấu trúc tế bào và có thể kết luận đƣợc là tổn thƣơng lành hay ác tính. Đối với thể nang cấu trúc tế bào của tổn thƣơng lành và ác tính gần nhƣ nhau, phải dựa vào tính chất xâm nhập mạch máu, vỏ bao của tế bào thì mới kết luận tổn thƣơng ác tính. Sinh thiết tức thì chỉ đƣợc thực hiện trên một vài lát cắt mỏng (thƣờng là 3 lát) nên nhiều khi các lát cắt đó không qua vị trí tổn thƣơng và do đó kết quả đọc không chính xác đem lại kết quả âm tính giả. Ngoài ra kết quả còn phụ thuộc vào trang thiết bị, kinh nghiệm của kỹ thuật viên chuẩn bị tiêu bản và ngƣời đọc.

KẾT LUẬN

I. Đặc điểm lâm sàng, siêu âm, chọc hút tế bào kim nhỏ, sinh thiết tức thì và mô bệnh học của ung thƣ biểu mô tuyến giáp

1. Đặc điểm lâm sàng

- Lứa tuổi hay gặp nhất là 40 - 65 tuổi: 28/60 BN(46,67 %). - Đa số gặp ở nữ giới 49/60 BN (81,67%), tỷ lệ nữ/nam: 4,45/1.

- Lý do phát hiện bệnh chủ yếu thấy khối sƣng vùng cổ 51/60 BN(85%). - Triệu chứng cơ năng hay gặp nhất là nuốt vƣớng: 40/60 BN(66,67%), sau đó là khàn tiếng: 5/60 BN (8,33%). Có 18/60 BN(30%) hoàn toàn không có triệu chứng cơ năng.

- Triệu chứng thực thể:

+ Phần lớn khối u ở 1 thuỳ của tuyến giáp: 55/60 BN(91,67%), có 2/60 BN không sờ thấy u.

+ Khối u giáp có đặc điểm: cứng 56/60 BN(93,33%), ranh giới rõ: 51/60 BN(85%), chủ yếu có kích thƣớc 1 – 4 cm: 52/60 BN(86,67%).

+ Di căn hạch: 10/60 BN(16,67%) qua khám lâm sàng, 14/60 BN (23,33%) qua siêu âm, 21/60 BN (35%) qua nạo vét hạch cổ. Chủ yếu ở hạch cổ nhóm II, III và IV.

+ Nội soi thanh quản: 5/60 BN liệt dây thanh, 1/60 BN dây thanh hạn chế di động cùng bên với khối u. Đây là triệu chứng rất quan trọng để gợi ý tổn thƣơng ác tính của u giáp.

2. Đặc điểm cận lâm sàng

+ Hình ảnh qua siêu âm: khối nhân đặc 54/60 BN(90%), giảm âm: 48/60 BN(80%), Canxi hoá vi thể: 33/60 BN(55%) và bờ không rõ: 31/60 BN(52%). Siêu âm là phƣơng pháp chẩn đoán an toàn, có độ nhạy cao, phát hiện khối u giáp và hạch cổ có kích thƣớc nhỏ mà lâm sàng không sờ thấy.

Hình ảnh qua siêu âm giúp gợi ý tổn thƣơng ác tính đồng thời hƣớng dẫn cho chọc hút tế bào kim nhỏ để đem lại kết quả chính xác hơn.

+ Chọc hút tế bào kim nhỏ: ác tính 18/60 BN (30%), nghi ngờ: 11/60 BN (18,33%), lành tính: 28/60 BN (46,67%), không xác định 3/60 BN (5%). Đây là phƣơng pháp đơn giản, nhanh và dễ thực hiện. Kết quả dƣơng tính giúp chẩn đoán xác định, tuy nhiên nếu âm tính thì cũng không loại trừ tổn thƣơng ác tính.

+ Sinh thiết tức thì trong mổ: ác tính 50/60 BN (83,33%), lành tính: 10/60 BN (16,67%). Kết quả xét nghiệm này giúp quyết định phƣơng pháp phẫu thuật khi BN đang trên bàn mổ. Tuy nhiên cũng có tỷ lệ âm tính giả, điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm của ngƣời đọc và thể ung thƣ biểu mô tuyến giáp.

+ Mô bệnh học: Thể nhú hay gặp nhất 56/60 BN (93,33%), sau đó là thể nang 4/60 BN (6,67%). Không gặp trƣờng hợp nào thể tuỷ và thể không biệt hoá. Kết quả mô bệnh học giúp chẩn đoán xác định, phƣơng pháp điều trị phối hợp sau phẫu thuật và tiên lƣợng bệnh.

II. Đối chiếu lâm sàng, siêu âm, chọc hút tế bào kim nhỏ, sinh thiết tức thì với mô bệnh học sau mổ

- Triệu chứng cơ năng:

+ Nuốt vƣớng gặp ở cả thể nhú và thể nang.

+ Đối với triệu chứng khàn tiếng và khó thở trong nghiên cứu này chỉ gặp ở thể nhú. Điều này liên quan đến kích thƣớc và mức độ xâm lấn của khối u.

- Triệu chứng thực thể

+ Khối u thể nhú và thể nang đều có mật độ cứng, bờ rõ.

+ Các trƣờng hợp di căn hạch cổ đều ở thể nhú (21/56 BN: 37,5%). Thể nang không gặp trƣờng hợp nào.

- Siêu âm: dấu hiệu canxi hoá vi thể chỉ gặp ở thể nhú (33/56 BN: 58,92%). Khối u thể nhú thƣờng có bờ không rõ (30/56BN: 53,57%); còn ở thể nang bờ thƣờng đều rõ. Dấu hiệu khối nhân đặc và giảm âm đều gặp ở cả 2 thể nang và nhú.

- Chọc hút tế bào kim nhỏ chỉ phát hiện ung thƣ thể nhú, trong khi đó ở thể nang không phát hiện ra trƣờng hợp nào.

- Sinh thiết tức thì: Tỷ lệ dƣơng tính của thể nhú (49/56 BN: 87,5%) cao hơn thể nang (1/4 BN: 25%).

KIẾN NGHỊ

1. Trƣớc một bệnh nhân có u giáp cần phải đánh giá một cách tổng quát bằng khám lâm sàng, siêu âm và chọc hút tế bào kim nhỏ.

2. Khi kết quả siêu âm không có dấu hiệu nghi ngờ, chọc hút tế bào kim nhỏ âm tính thì không đƣợc loại trừ ung thƣ tuyến giáp mà phải thực hiện đánh giá nhiều lần và theo dõi kiểm tra định kì.

3. Trên lâm sàng và siêu âm có dấu hiệu nghi ngờ ung thƣ tuyến giáp mà chọc hút tế bào kim nhỏ có kết quả âm tính thì cũng nên phẫu thuật sớm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Phạm Sỹ An, Nguyễn Đăng Nhật (2000), Điều trị bằng kỹ thuật y học hạt nhân, Bài giảng Y học hạt nhân, Nhà xuất bản Y học,tr. 137 - 161. 2. Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Mạnh Quốc, Nguyễn Bá Đức, Nguyễn

Chấn Hùng (2001), Tình hình bệnh ung thƣ ở Việt Nam năm 2000,

Tạp chí thông tin Y dược số 2, tr. 19 - 20.

3. Lê Thị Vân Anh (2003), Nghiên cứu mô bệnh học một số ung thư biểu mô tuyến giáp thường gặp tại bệnh viện K Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa, Đại học Y Hà Nội.

4. Trần Xuân Bách (2006), Nghiên cứu chẩn đoán và bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật u lành tính tuyến giáp, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú Bệnh viện, Đại học y Hà Nội.

5. Phạm Văn Bàng, Nguyễn Chấn Hùng, Trần Văn Thiệp, Nguyễn Thị Hòa(1995),Cẩm nang ung thư bướu học lâm sàng (Dịch từ tài liệu của Hiệp hội quốc tế chống ung thƣ), xuất bản lần thứ 6, Nhà xuất bản Y học chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, tr. 391 - 403.

6. Nguyễn Quốc Bảo (1999), Nghiên cứu điều trị ung thư tuyến giáp bằng cắt bỏ tuyến giáp toàn bộ, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.

7. Tạ Văn Bình (2000), Đặc điểm bƣớu giáp nhân đánh giá bằng siêu âm, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Nội tiết và các rối loạn chuyển hóa, Nhà xuất bản Y học, tr. 10 - 17.

8. Bộ môn Giải Phẫu Bệnh – Trƣờng ĐH Y Hà Nội (2002), Giải phẫu bệnh học, Nhà xuất bản Y học, tr. 537 - 546.

9. Trịnh Thị Minh Châu, Nguyễn Hữu Thợi, Phạm Thị Minh Bảo (2004), Vai trò của Thyrogobulin và antithyrogobulin trong theo dõi điều trị ung thƣ tuyến giáp thể biệt hóa tại Khoa Y học hạt nhân Bệnh viện Chợ Rẫy, Tạp chí Thông tin Y dược, số chuyên đề ung thƣ đầu cổ và bệnh lý thần kinh, tr. 97 - 101.

10. Trịnh Thị Minh Châu, Lê Hữu Tâm và cs (2006), 10 năm điều trị ung thƣ tuyến giáp biệt hóa bằng I131

tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Tạp chí Y học lâm sàng Chuyên đề Y học hạt nhân và ung thư, Bệnh viện Bạch Mai, tr. 38 - 44.

11. Vũ Chung Chính (2002), Nghiên cứu áp dụng phương pháp điều trị ung thư giáp trạng thể biệt hóa bằng cắt bỏ tuyến giáp toàn bộ kết hợp I131, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.

12. Đặng Văn Chính (1985), Nhận xét bệnh ung thư tuyến giáp trạng trên 98 bệnh nhân gặp tại Bệnh viện K trong 5 năm (1979 – 1983)”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú bệnh viện – Đại học Y Hà Nội.

13. Đặng Văn Chính (1997), Ung thƣ giáp trạng, Bài giảng bệnh học ung thư tập I, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 160 - 171.

14. Phạm Văn Choang và cs (2000), Kết quả siêu âm tuyến giáp trong ba năm từ 1993 – 1995 tại Bệnh viện Nội tiết, Kỷ yếu toàn văn các công trình nghiên cứu khoa học, Tạp chí nội tiết và các rối loạn chuyển hóa, Nhà xuất bản Y học, tr. 23 - 26.

15. Đinh Xuân Cƣờng(2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư tuyến giáp tại bệnh viện K, Luận văn Thạc sỹ Y học – Đại học Y Hà Nội.

16. Trịnh Bỉnh Dy, Phạm Thị Minh Đức, Phùng Xuân Bình và cs (2000), “Sinh lý nội tiết”, Sinh lý học tập II, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 32 - 82.

17. Nguyễn Bá Đức (2000), Ung thư tuyến giáp trạng, hóa chất điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 236 - 241.

18. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Chấn Hùng và cs (2004), “Kết quả bƣớc đầu nghiên cứu dịch tễ học mô tả một số bệnh ung thƣ tại 6 vùng địa lý Việt Nam giai đoạn 2001 – 2003”, Tạp chí Y học thực hành số 489, tr. 11 - 14.

19. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Hoài Nga, Lại Phú Thƣởng và cs (2006), Tình hình ung thƣ tại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2004, Chuyên ngành Y học hạt nhân và ung thư, Bệnh Viện Bạch Mai, tr. 9 - 12.

20. Trần Đình Hà và cs (2002), Vai trò của xạ hình toàn thân với I131 trong khảo sát bệnh nhân ung thƣ tuyến giáp thể biệt hóa sau phẫu thuật,

Công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai, tập II, tr. 544 - 547.

21. Đặng Đức Hậu (2011), Xác Suất Thống Kê, Nhà xuất bản Giáo dục, tr. 29 – 30.

22. Đỗ Xuân Hợp (1971), “Giải phẫu tuyến giáp”, Giải phẫu đại cương, Nhà xuất bản Y học, tr. 446 - 450.

23. Nguyễn Mạnh Hùng (2000), Bƣớc đầu đánh giá giá trị của chẩn đoán tế bào học bằng chọc hút kim nhỏ trong chẩn đoán ung thƣ giáp, Kỷ yếu công trình NCKH Nội tiết và các rối loạn chuyển hóa, Nhà xuất bản Y học, tr. 38 - 43.

24. Mai Trọng Khoa và cs (2000), Sự thay đổi T3, T4, FT4, Thyroglobulin ở ngƣời bình thƣờng và bệnh nhân tuyến giáp, Toàn văn công trình nghiên cứu khoa học, Tạp chí nội tiết và các rối loạn chuyển hóa, Nhà xuất bản Y học, tr. 313 - 135.

25. Nguyễn Hoàng Nhƣ Nga (2002), Nghiên cứu giá trị chẩn đoán tế bào học trong ung thư tuyến giáp trạng tại Bệnh viện K, Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.

26. Nguyễn Xuân Phách (1996), Chẩn đoán bệnh tuyến giáp bằng phƣơng pháp y học hạt nhân, bệnh tuyến giáp và các rối loạn do thiếu iod, Nhà xuất bản Y học, tr. 162 - 191.

27. Ngô Thế Phƣơng (1997), Sinh lý học nội tiết tuyến giáp, Nhà xuất bản Y học, tr. 169 - 174.

28. Lê Văn Quang (2003),Vai trò của xét nghiệm tế bào học qua chọc hút bằng kim nhỏ trong chẩn đoán các bƣớu nhân tuyến giáp. Tạp chí Ngoại khoa số 2, tr. 1 - 7.

29. Trƣơng Xuân Quang, Trịnh Thị Minh Châu và cs (2002), Điều trị ung thƣ giáp trạng bằng đồng vị phóng xạ I131

tại bệnh viện Chợ Rẫy,

Tạp chí Y học thực hành, Hội thảo quốc gia phòng chống ung thƣ, tr. 330 - 334.

30. Nguyễn Quang Quyền (1997), Bài giảng giải phẫu học tập I, Nhà xuất bản Y học – Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, tr. 395 - 398.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số xét nghiệm trong ung thư biểu mô tuyến giáp (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)