1.2.3.1. Liên quan tuyến cận giáp
Mỗi ngƣời có thể có từ 2 đến 6 tuyến cận giáp nhƣng thƣờng là có 4 tuyến, mỗi bên có 2 tuyến, một ở trên, một ở dƣới của bờ sau mỗi thùy tuyến giáp. Tuyến cận giáp có hình dạng dẹt, hình quả lê, đôi khi hình bầu dục dẹt, màu nâu vàng, cam hay lục nhạt. Tuyến có kích thƣớc: 5 x 3 x 1mm, trọng lƣợng trung bình 35 - 40mg.
Tuyến cận giáp đƣợc cung cấp máu chủ yếu bởi các động mạch giáp dƣới, đôi khi các nhánh nhỏ của động mạch giáp trên cũng tham gia cung cấp máu cho tuyến cận giáp.
Tuyến cận giáp trên thƣờng nằm ở giữa hoặc cao hơn ở bờ sau tuyến giáp, ngay mức bờ dƣới sụn nhẫn.
Tuyến cận giáp dƣới có thể nằm ở trong bao tuyến, phía dƣới động mạch giáp dƣới, có thể nằm ngoài bao tuyến, sát trên động mạch giáp dƣới, có
thể nằm trong nhu mô tuyến giáp, gần đầu dƣới của bờ sau tuyến giáp.
1.2.3.2. Liên quan thần kinh thanh quản quặt ngược [22], [38]
Thần kinh thanh quản quặt ngƣợc trái tách ra từ dây thần kinh X trái tại vị trí phía trƣớc dƣới cung động mạch chủ, từ nguyên ủy thần kinh thanh quản quặt ngƣợc trái chạy vòng phía dƣới bắt chéo ra sau cung động mạch chủ rồi đi ngƣợc lên trên. Vì vậy, thần kinh thanh quản quặt ngƣợc trái có một đoạn đi ở ngực.
Thần kinh thanh quản quặt ngƣợc phải tách ra từ dây thần kinh X phải, tại vị trí phía trƣớc dƣới động mạch dƣới đòn phải, từ nguyên ủy, thần kinh thanh quản quặt ngƣợc phải bắt cuộn vòng quanh phía dƣới, ra sau sau động mạch dƣới đòn phải rồi đi ngƣợc lên trên.
Hình 1.3. Tuyến giáp nhìn từ sau [31]
Ở cổ, thần kinh thanh quản quặt ngƣợc có thể đi trong, ngoài rãnh khí quản - thực quản và cho các nhánh nhỏ chi phối khí quản, thực quản. Khi tới thanh quản, thần kinh thanh quản quặt ngƣợc đi giữa sừng dƣới sụn giáp và cung sụn nhẫn rồi đi xuyên qua màng giáp nhẫn vào thanh quản.
Thần kinh thanh quản quặt ngƣợc cho các nhánh chi phối cho hầu hết các cơ của thanh quản trong đó có hai cơ nhẫn phễu sau – cơ mở duy nhất của thanh quản, chỉ duy nhất cơ nhẫn giáp thần kinh thanh quản quặt ngƣợc không chi phối (cơ này do thần kinh thanh quản trên chi phối).
1.2.3.3. Liên quan thần kinh thanh quản trên
Nhánh ngoài của thần kinh thanh quản trên đi cùng động mạch giáp trên khi tới sát thùy giáp thần kinh thanh quản trên chạy vào trong đi dƣới cơ ức giáp tới chi phối cho cơ nhẫn giáp [22], [38].
1.2.3.4. Giải phẫu phân vùng hạch cổ và phân nhóm
Theo Hiệp hội Đầu Cổ Hoa Kì, hạch cổ đƣợc chia làm 6 nhóm [42]:
Nhóm I: Nhóm dƣới cằm và dƣới hàm.
- Nhóm Ia: Tam giác dƣới cằm. Giới hạn là bụng trƣớc cơ nhị thân và xƣơng móng.
- Nhóm Ib: Tam giác dƣới hàm. Giới hạn là thân xƣơng hàm dƣới, bụng trƣớc và bụng sau cơ nhị thân.
Nhóm II: Nhóm hạch cảnh trên.
Giới hạn trƣớc: bờ ngoài cơ ức móng. Phía sau: bờ sau cơ ức đòn chũm. Phía trên: nền sọ. Phía dƣới: ngang mức xƣơng móng (mức phân đôi của động mạch cảnh chung).
trên cơ nhị thân và xƣơng móng. Mốc phẫu thuật là chỗ phân đôi của động mạch cảnh chung.
Nhóm III: Hạch cảnh giữa
Giới hạn trƣớc: bờ ngoài cơ ức móng. Phía sau: bờ trƣớc cơ ức đòn chũm. Phía trên: ngang mức xƣơng móng. Phía dƣới: cơ vai móng.
Nhóm IV: Nhóm cảnh thấp
Giới hạn trên: cơ vai móng. Phía dƣới: xƣơng đòn. Phía trƣớc: bờ ngoài cơ ức móng. Phía sau: bờ sau cơ ức đòn chũm.
- Nhóm IVa: Dọc theo tĩnh mạch cảnh trong và sâu dọc đầu ức của cơ ức đòn chũm.
- Nhóm IVb: Dọc theo đầu đòn của cơ ức đòn chũm.
Hạch nhóm II, III, IV gọi là nhóm cảnh gồm các hạch gắn với tĩnh mạch cảnh trong, mỡ và tổ chức liên kết ở phía trong và phía sau của cơ ức đòn chũm. Đặc biệt nhóm II liên quan mật thiết với thần kinh XI.
Nhóm V: Nhóm hạch của tam giác sau
Gồm những hạch khu trú dọc theo nửa thấp của thần kinh XI và động mạch cổ ngang.
Giới hạn trƣớc: bờ sau cơ ức đòn chũm. Phía sau: bờ trƣớc cơ thang. Phía dƣới: xƣơng đòn.Bụng dƣới cơ vai móng chia nhóm V làm:
- Nhóm Va: hạch chạy dọc theo thần kinh XI. - Nhóm Vb: hạch chạy dọc động mạch cổ ngang.
Nhóm VI: nhóm hạch Delphian
Gồm hạch trƣớc khí quản, trƣớc sụn nhẫn, quanh khí quản.
Giới hạn ngoài: bao cảnh. Phía trên: xƣơng móng. Phía dƣới: hõm thƣợng đòn.
Hình 1.4. Phân nhóm vùng hạch cổ theo Hiệp hội Đầu Cổ Hoa Kì [42]