Một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục

Một phần của tài liệu Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế khi bước vào sự nghiệp đối mới đất nước (Trang 79)

phục những mặt hạn chế của ý thức xã hội Việt Nam truyền thống.

Thứ nhất, cần làm cho tồn tại xã hội của nước ta ngày càng phát triển ổn định, bền vững, tạo cơ sở cho việc phát huy những mặt tích cực của ý thức xã hội Việt Nam truyền thống.

Theo quan điểm của triết học mácxít, con người tạo ra hoàn cảnh trong chừng mực nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người trong chừng mực ấy. Hay nói cách khác, con người là sản phẩm của hoàn cảnh. Do đó muốn biến đổi, cải tạo tâm lý, ý thức của con người, điều quan trọng, tất yếu là phải cải tạo, thay đổi hoàn cảnh kinh tế - xã hội mà họ đang sống.

Ý thức xã hội Việt Nam truyền thống được hình thành và tồn tại trên nền tảng kinh tế - xã hội là nền sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, lạc hậu. Cho nên, để hạn chế những mặt tiêu cực và phát huy những mặt tích cực của ý thức xã hội Việt Nam truyền thống, chúng ta phải tiến hành cải tạo nền sản xuất nhỏ đó và xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. V.I. Lênin đã nói: “Chỉ có cơ sở vật chất kỹ thuật, những máy móc với quy mô lớn trong nông nghiệp, điện khí hoá trên quy mô lớn… mới có thể làm cho toàn bộ tâm lý của họ, có thể trở nên lành mạnh được” [35; 72]. Ở Việt Nam hiện nay đó chính là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong lịch sử xã hội loài người, bước chuyển từ nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn là một tất yếu. Bước chuyển tất yếu đó được tiến hành theo những cách thức khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi quốc gia cụ thể. Ở nước ta, trên cơ sở phân tích thực trạng nền kinh tế mang nặng tính chất của một nền sản xuất tiểu nông, ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960), Đảng ta đã khẳng định: Muốn đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu cần phải tiến hành quá trình công nghiệp hoá. Đường lối công nghiệp hoá đó tiếp tục được hoàn thiện và cụ thể hoá qua các kỳ đại hội. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, Đảng ta xác định, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là “quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính, sang phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện

và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất xã hội cao” [9; 42].

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Mục tiêu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được Đảng ta xác định là “xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đaị, cơ kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” [10; 80].

Theo đó, về thực chất, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta là quá trình cải biến lao động thủ công thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để đạt năng suất lao động cao, là quá trình cải tạo và xây dựng một cách toàn diện cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nhằm chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền sản xuất lớn, công nghiệp hiện đại. Quá trình này vừa tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật vừa tạo ra môi trường xã hội để khắc phục những tiêu cực, phát huy những mặt tích cực của ý thức xã hội. Trong điều kiện sống và làm việc với phong cách công nghiệp sẽ làm thay đổi những tập quán, thói quan lao động và sinh hoạt cũ, lạc hậu như tư duy kinh nghiệm, lối sống khép kín, cách cư xử nặng tình nhẹ lý, tác phong lề mề, chập chạp, cục bộ, bè phái; đồng thời khơi dậy tinh thần yêu nước, lối tư duy tổng hợp, linh hoạt để chủ động nắm bắt cơ hội, làm chủ khoa học kỹ thuật, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, kiên trì, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, biết làm giàu cho mình và cho xã hội…; bên cạnh đó sẽ hình thành những nét tâm lý mới như: tính kỷ luật cao, tác phong nhanh nhẹn, tư duy sang tạo, năng động, nhạy bén với cơ chế thị trường…

Thứ hai, tạo ra môi trường chính trị ổn định.

Để phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt hạn chế của ý thức xã hội Việt Nam truyền thống, ngoài các yếu tố thuộc về kinh tế thì môi

trường chính trị - xã hội cũng đóng vai trò quan trọng. Thực tế trong những năm gần đây đã chứng tỏ rằng, môi trường chính trị - xã hội ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nói chung, đặc biệt là sẽ tạo được niềm tin cho nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Có được niềm tin vững chắc, cá nhân sẽ hoạt động tích cực hơn, hướng tới thống nhất ý chí của cả dân tộc.

Môi trường chính trị - xã hội ở nước ta khá ổn định. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự thống nhất ý chí, tư tưởng giữa Đảng và nhân dân. Tuy nhiên, trong tình hình thế giới nhiều biến động như hiện nay, các thế lực phản động quốc tế đang ra sức lợi dụng thời cơ tình hình thế giới có xu hướng phát triển và chính sách mở cửa, hội nhập của nước ta để tiến hành thẩm thấu và xâm nhập vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, tôn giáo… Chúng tích cực lôi kéo và mua chuộc các phần tử phản động trong nước để truyền bá mô hình kinh tế, quan niệm giá trị tư tưởng và lối sống của chủ nghĩa tư bản phương Tây với mục đích làm cho các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có nước ta từng bước ngả theo hướng tư hữu hoá về kinh tế, đa nguyên về chính trị, văn hoá và quan niệm giá trị phương Tây, từng bước phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc. Đứng trước âm mưu đó của các thế lực thù địch thì việc giữ vững chế độ chính trị sẽ là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế cũng như các vấn đề khác của đời sống xã hội. Vì vậy, xây dựng một môi trường chính trị - xã hội ổn định là một điều kiện không thể thiếu để củng cố và nâng cao ý thức thức cộng đồng của người Việt.

Để có được một môi trường chính trị - xã hội ổn định, trước hết Nhà nước phải thực sự đại diện cho lợi ích dân tộc, các dân tộc được bình đẳng tham gia vào các lĩnh vực quản lý xã hội. Thực hiện luật hoá mối quan hệ giữa người và người và trong mối quan hệ giữa các dân tộc; phải khơi dậy lòng tự hào dân tộc, giáo dục tình yêu, sự trân trọng những giá trị văn hoá của cộng đồng dân tộc, đồng thời tích cực xây dựng tình cảm quốc tế cao đẹp.

Thứ ba, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và mở rộng dân chủ của nhân dân.

Pháp luật là hình thái ý thức xã hội nhằm điều chỉnh hành vi của con người mang tính cưỡng bức, quy định hành vi nào được làm, hành vi nào không được làm, nhằm giữ cho xã hội trong vòng ổn định. Luật pháp muốn đi vào cuộc sống phải chứa đựng trong nó những giá trị đạo đức, phải bảo vệ việc làm thiện, những người tốt, trừng phạt những kẻ xấu, những việc làm ác. Việc xử luật phải nghiêm minh, người xử phạt phải công tâm. Có như vậy, pháp luật mới được củng cố, duy trì và phát huy tác dụng.

Trong những năm qua, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống luật pháp tương đối hoàn chỉnh, do vậy đã tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, sự ổn định của chính trị xã hội. Từ năm 1987 đến năm 2005, Quốc hội đã ban hành 145 luật, bộ luật trong đó có 6 bộ luật lớn, 4 quy chế hoạt động của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã thông qua và ban hành 149 pháp lệnh. Số bộ luật và luật tăng ba lần so với trước thời kỳ đổi mới”.

Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, Việt Nam còn thiếu nhiều đạo luật, luật pháp lại chưa chặt chẽ, chưa có sự thống nhất, do vậy dẫn đến tình trạng những kẻ bất lương lợi dụng những kẻ hở của luật pháp làm ăn phi pháp, thực hiện luật pháp nhiều nơi còn thiếu thống nhất gây nên những bức xúc trong xã hội. Điều đó đang làm cho đạo đức xuống cấp trong một bộ phận dân cư, nhiều giá trị truyền thống bị coi thường, bị lãng quên, nhiều điều bình thường trở nên bất bình thường. Không ít trường hợp cán bộ trung thực, hết lòng phấn đấu vì nước vì dân, những người làm ăn chân chính nhưng mức sống không cao, thu nhập thấp bị coi thường là những người “khờ dại”. Ngược lại những kẻ khéo luồn lách, cơ hội, làm ăn gian trá lại được coi là “năng động”, “nhạy bén”…

Để phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt hạn chế của ý thức xã hội Việt Nam truyền thống, xây dựng một xã hội nhân văn, nhân đạo, con người được sống hạnh phúc từ trong gia đình đến tới ngoài xã hội, chúng

ta phải tiếp tục xây dựng, hoàn thiện luật pháp, đưa luật pháp vào trong cuộc sống, xây dựng một lối sống, “sống và làm việc theo pháp luật”, khắc phục lối tư duy sống theo “lệ làng”, hay “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Trong lĩnh vực kinh tế phải tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế hoạt động bình đẳng, hợp tác để cùng phát triển, khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, những người làm ăn chân chính, thực hiện tốt chủ trương chính sách và nghĩa vụ của nhà nước. Xử lý kiên quyết những doanh nghiệp làm ăn gian dối, trốn lậu thuế, gây ô nhiễm môi trường.

Nhà nước phải tăng cường quản lý an ninh trật tự xã hội. Đấu tranh kiên quyết với những việc, những người vi phạm kỷ cương trật tự xã hội, những kẻ gây rối, đặc biệt là những kẻ chống đối những người thi hành công vụ với nhà nước. Phải tạo ra sự an tâm và an toàn cho moi người dân.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa. Nắm vững diễn biến tư tưởng cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân. Kịp thời thông tin cho quần chúng nhân dân về tình hình đất nước và thế giới, kịp thời giải thích cho nhân dân về các chính sách của Đảng và Nhà nước để nhân dân hiểu và tự giác thực hiện. Kịp thời phát hiện những tư tưởng cơ hội, những luận điệu chống đối Đảng và Nhà nước, những hành động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại sự nghiệp xây dựng đất nước và kiên quyết đấu tranh chống lại những tư tưởng, những luận điệu đó.

Cần tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, giữa Trung ương và địa phương trong quản lý xã hội. Trong từng công việc, từng lĩnh vực quản lý phải làm rõ ai chịu trách nhiệm chính, ai phối hợp và phối hợp trong lĩnh vực nào? Từng bước khắc phục tình trạng tranh công đổ lỗi, thành tích ai cũng nhận, khuyết điểm ai cũng tránh, hay công việc có thu nhập, có lợi ai cũng nhận là của mình những công việc khó khăn, tốn kém thì đùn đẩy nhau. Trong mối quan hệ tập thể và cá nhân cũng cần làm rõ tập thể chịu trách

nhiệm đến đâu, cá nhân chịu trách nhiệm đến đâu? Khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, khi thiếu sót hay thất thoát tài sản thì tập thể chịu.

Cần phải làm rõ cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trong từng công việc, có sự phân công trách nhiệm phối hợp hành động.

Nhà nước thực hiện trách nhiệm quản lý của mình đối với mọi hoạt động xã hội, song nhà nước cũng cần phải quản lý tốt đội ngũ cán bội công chức của mình. Có quản lý tốt đội ngũ cán bộ công chức, đánh giá đúng năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cán bộ mới có thế bố trí đúng và sử dụng tốt năng lực của mỗi cán bộ. Có làm như vậy cán bộ mới nhận thức đúng đắn khuyết điểm của mình để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. Có thực hiện tốt công tác cán bộ, cán bộ mới được nhân dấn tín nhiệm thì mọi chủ trương, chính sách của Đảng, mọi nhiệm vụ của Nhà nước mới đi vào trong quần chúng và được quần chúng thực hiện.

Cần tăng cường mở rộng dân chủ nhân dân. “Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Bài học lịch sử của Việt Nam đã chỉ ra, công việc dù khó khăn đến mấy, nếu được dân ủng hộ ta sẽ giành được thắng lợi. Dân chủ chỉ là điều kiện để tăng cường khối đại đoàn kết trong nhân dân. Các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân chỉ thực sự đoàn kết khi có sự hiểu biết lẫn nhau, khi trao đổi ý kiến cùng nhau về lợi ích chung của quốc gia dân tộc, tìm cách khắc phục những khác biệt để tìm ra tiếng nói chung, có sự đồng cảm, chia sẻ lẫn nhau.

Dân chủ cũng là điều kiện để cho nhân dân khắc phục những hạn chế như tâm lý tự ty, lối sống khép kín. Bởi lẽ thông qua trao đổi dân chủ, sinh hoạt dân chủ nhân dân có điều kiện trình bày ý kiến của mình, bảo vệ quan điểm của mình, mở rộng giao lưu với những người khác.

Tăng cường dân chủ, mở rộng dân chủ là điều kiện để nhân dân đóng góp ý kiến cho Đảng và Nhà nước, cho cán bộ công chức nhà nước, cán bộ đảng

viên, giúp cho cán bộ đảng viên khắc phục những hạn chế thiếu sót, nhược điểm của mình. Dân chủ thực hiện tốt giúp cho nhân dân hiểu được đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước từ đó tự giác thực hiện.

Dân chủ cũng là biện pháp tốt nhất để tăng cường sự hiểu biết giữa chủ doanh nghiệp với công nhân để tìm ra tiếng nói chung cùng nhau phát triển sản xuất và kinh doanh. Có phát huy dân chủ, trao đổi thẳng thắn của chủ doanh nghiệp mới có điều kiện nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của công nhân, ngược lại qua trao đổi công nhân sẽ biết được những khó khăn của nhà máy, của doanh nghiệp. Khi tìm được tiếng nói chung họ sẽ cùng nhau khắc phục những khó khăn làm cho doanh nghiệp phát triển, khi đó công nhân có việc làm, chủ doanh nghiệp có nguồn thu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để phát huy dân chủ trong xã hội, chúng ta phải thực hiện dân chủ trong thông tin, phải thực hiện dân biết bao gồm biết chủ trương chính sách của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương, biết quy hoạch của địa phương của cơ sở.

Thực hiện dân bàn, bàn việc thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế khi bước vào sự nghiệp đối mới đất nước (Trang 79)