Những mặt tích cực của ý thức xã hội Việt Nam truyền thống

Một phần của tài liệu Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế khi bước vào sự nghiệp đối mới đất nước (Trang 61)

Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình đổi mới toàn diện, đẩy mạnh hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây sẽ là bước đột phá để vươn lên thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của dân tộc. Chính vì vậy, các yếu tố tâm lý, ý thức truyền thống của dân tộc ta đang chịu sự thẩm định nghiêm ngặt của thời gian. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải biết “gạn đục khơi trong”, “đãi cát tìm vàng”, mạnh dạn loại bỏ những yếu tố tâm lý, ý thức, truyền thống đã lạc hậu, lỗi thời, đồng thời kế thừa, phát huy các truyền thống tích cực, làm cho các yếu tố tâm lý, ý thức truyền thống đó phải thực sự tạo nên động lực mạnh mẽ thúc đẩy con người và dân tộc Việt Nam đi lên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn chúng ta: “Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ…Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền thì phải đổi lại cho hợp lý…Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm” [51;94].

Một bài học mà chúng ta không thể bỏ qua, đó là bài học kinh nghiệm từ hai nước lớn là Trung Quốc và Nhật Bản. Người Nhật đề cao các giá trị truyền thống và rất coi trọng việc kế thừa các giá trị truyền thống song họ lại không duy trì hoặc cố bám vào cái lỗi thời. Vì vậy mà ngay từ thời Minh Trị, họ đã kiên quyết từ bỏ truyền thống trọng nông ức thương và bế quan tỏa cảng, quyết mở của để phát triển công nghiệp và sản xuất hàng hóa theo cách tiên tiến của Phương Tây. Trong lúc đó, người Trung Quốc thời Mãn Thanh khi đề cao truyền thống đã tự cột mình vào “văn minh Trung Hoa”, vẫn tinh thần đóng cửa và chỉ muốn dựa vào truyền thống Trung Hoa, không muốn học tập, giao lưu với các nước khác. Kết quả của hai cách làm đó là người

Nhật đã tạo ra sự thần kỳ được cả Trung Quốc ngưỡng mộ và tìm tới để học tập, còn người Trung Hoa thì vẫn phải lận đận trong một thời gian dài vì không kịp lên con tàu “công nghiệp hóa”.

Cái khó của chúng ta là làm sao có được một sự nhìn nhận khách quan và chính xác về giá trị thực sự của các yếu tố tâm lý, ý thức, tư duy truyền thống của dân tộc trong điều kiện hiện nay. Đó là những yếu tố không chỉ tạo nên bản sắc, cốt cách của con người Việt Nam mà còn tạo nên sức mạnh to lớn, đủ sức nâng dân tộc ta lên một tầm cao mới mà ở đó chúng ta có khả năng khai thác tốt hơn những cơ hội và vận hội mới.

Những mặt tích cực của ý thức xã hội Việt Nam truyền thống được nhìn nhận từ những khía cạnh sau:

Thứ nhất, lối tư duy tổng hợp, linh hoạt, coi trọng quan hệ của người Việt thích hợp cho sự thâm nhập của kinh tế thị trường.

Trong thời đại cách mạng khoa học - kỹ thuật, công nghệ và toàn cầu hoá, phát triển nền kinh tế thị trường, tốc độ phát triển các lực lượng sản xuất vô cùng nhanh chóng so với các giai đoạn trước đây của lịch sử. Vòng đời của các sản phẩm tiêu dùng ngày càng rút ngắn lại theo tỷ lệ nghịch với tốc độ phổ cập đại trà của sản phẩm ấy. Vòng đời các công nghệ sản xuất quy định vòng đời các sản phẩm tiêu dùng dường như không chỉ ngày một ngắn đi, mà còn trực tiếp quy định sự sống còn của các doanh nghiệp, công ty. Hiện nay, tốc độ thay đổi và khả năng thích ứng công nghệ trở thành vấn đề sống còn của các công ty, các nền kinh tế, chứ không phải là vấn đề quy mô lớn hay bé của chúng như trước đây. Điều này đòi hỏi con người phải nhanh chóng vươn lên nắm bắt và làm chủ khoa học, công nghệ, thị trường. Lối tư duy tổng hợp, linh hoạt, coi trọng quan hệ của người Việt thích hợp cho sự thâm nhập của kinh tế thị trường vốn có đặc điểm là năng động, nhanh nhạy ấy. Ông cha ta đã diễn tả rất hình ảnh về cách ứng xử hết sức linh hoạt và thích ứng nhanh

dài; Đi với bụt mặc áo cà sa/Đi với ma mặc áo giấy (tục ngữ). Nhờ đó, Việt Nam đã nhanh chóng thoát ra khỏi khủng hoảng, phát triển kinh tế, ổn định chính trị, tiếp nhận kinh tế thị trường nhẹ nhàng hơn các nước khác.

Thứ hai, trong lịch sử, nhờ truyền thống khoan dung văn hoá và tư duy tổng hợp mà dân tộc ta đã tiếp thu và tích hợp được nhiều thành tựu văn hoá của khu vực và trên thế giới.

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, văn hoá Việt Nam đã có ba cuộc tiếp xúc, tiếp biến các nền văn hoá lớn thành công. Lần thứ nhất là từ cơ tầng bản địa Đông Nam Á, tiếp biến thành công đối với văn hoá Nam Á, chủ yếu qua sự truyền bá hoà bình của Phật giáo từ Ấn Độ sang; lần thứ hai là sự tiếp biến, tiếp xúc thành công đối với văn hoá Trung Hoa, bằng cả con đường cưỡng bức và tự nguyện các yếu tố văn hoá Hán, tập trung nhất là Nho giáo và lần thứ ba là tiếp xúc với văn hoá phương Tây. Song, cả ba lần tiếp xúc, tiếp biến đó, văn hoá Việt Nam không những không bị đồng hoá mà đã sẵn sàng tiếp thu có chọn lọc những yếu tố mới phù hợp với giá trị nền tảng của văn hoá dân tộc Việt. Nhờ đó, văn hoá Việt Nam vừa giữ được bản sắc dân tộc, vừa phong phú hơn. Nhờ vậy, dù trải qua hơn 1.000 năm Bắc thuộc và hơn 100 năm dưới ách thống trị của thực dân - đế quốc, không những dân tộc Việt Nam không bị đồng hoá mà văn hoá Việt Nam vẫn tồn tại bền vững, không bị hoà tan.

Quá trình toàn cầu hoá hiện nay đang thúc đẩy sự xích lại gần nhau của các dân tộc, kích thích các luồng và các dạng giao lưu, làm cho con người trên trái đất hiểu nhau hơn, có thể nắm được tình hình và cập nhật nhanh chóng mọi sự kiện. Tư duy tổng hợp và truyền thống khoan dung văn hoá sẽ giúp dân tộc ta dễ dàng hội nhập với khu vực và trên thế giới; đồng thời tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục tiếp thu và tích hợp các thành tựu văn minh của nhân loại.

Thứ ba, tinh thần yêu nước, ý thức tự lực tự cường của dân tộc đã được nhân lên và phát huy trong thời đại mới, được cụ thể hoá, thấm sâu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trong lĩnh vực kinh tế, tinh thần yêu nước sẽ góp phần thúc đẩy con người nỗ lực, cố gắng vươn lên, mạnh dạn xông pha nơi trận tuyến tri thức, phát huy tính năng động, nhạy bén và sáng tạo, “đi tắt đón đầu” trong nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, hạ giá thành sản phẩm, xây dựng nên những thương hiệu Việt có sức cạnh tranh cao trên trường quốc tế; góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu một cách chính đáng cho bản thân, gia đình và cho xã hội, qua đó góp phần phát triển kinh tế đất nước. Trong lĩnh vực chính trị, yêu nước sẽ giúp chúng ta nâng cao lòng tự hào dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai tươi sáng của đất nước, tiền đồ của dân tộc; tránh tâm lý tự ti, bi quan, dao động; tuyệt đối trung thành với mục tiêu lý tưởng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn; tự giác chấp hành nghiêm chỉnh mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; huy động được tối đa tài năng, sức mạnh của cá nhân và cả cộng đồng vào việc bảo vệ độc lập dân tộc, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường. Mặt khác, luôn cảnh giác, sẵn sàng đối phó và làm vô hiệu hoá mọi âm mưu chống phá của kẻ thù trong và ngoài nước.

Để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tất yếu chúng ta phải mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các nước để trao đổi, học tập, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, trình độ quản lý kinh tế và khoa học - công nghệ tiên tiến. Song, chúng ta phải luôn giữ vững sự độc lập tự chủ, không thể trông đợi vào sự giúp đỡ của các nước khác, cũng không thể có thái độ thụ động, ỷ lại vào bất kỳ ai. Vì vậy, yêu nước trong giai đoạn hiện nay gắn liền với việc nêu cao ý thức độc lập tự

chủ và ý chí tự lực tự cường. Ý thức tự cường và tinh thần dân tộc sẽ làm bùng lên khát vọng và nỗ lực vươn dậy của cả một dân tộc đi lên từ chiến tranh và nghèo đói. Những bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc gần đây có ý nghĩa rất lớn và có thể áp dụng thành công cho nước ta hiện nay. Tinh thần dân tộc là một trong những nội dung chính yếu, mang tính nền tảng trong triết lý phát triển của các quốc gia nói trên, đã giúp họ thành công trong công cuộc hiện đại hoá đất nước vào nửa cuối thế kỷ XX vừa qua. Tinh thần dân tộc có thể tạo nên ý chí phát triển mạnh mẽ, làm nên những kỳ tích lớn, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu. Trong lịch sử, tinh thần dân tộc đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khơi dậy và phát huy mạnh mẽ trong suốt thế kỷ XX và làm nên những kỳ tích phi thường. Lịch sử dân tộc ta đã chứng tỏ rằng, mỗi khi tinh thần dân tộc được phát huy, ý chí quật khởi vùng lên mạnh mẽ, thì sức mạnh dân tộc được nhân lên gấp bội. Trong giai đoạn hiện nay, tinh thần dân tộc đã trở thành động lực căn bản để Việt Nam có thể có được những bước phát triển đột phá, chủ động hội nhập với thế giới, song vẫn giữ được vị thế chính trị và bản sắc văn hoá dân tộc. Chúng ta hội nhập với thế giới để tiến lên nhưng không hòa tan, không đánh mất bản sắc của dân tộc mình. Chủ nghĩa yêu nước đã giúp dân tộc ta đứng vững, trưởng thành qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc và hơn một trăm năm thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ, mới thì hiện tại, chủ nghĩa yêu nước ở một tầm cao mới, cũng chính là nền tảng để dân tộc ta vững bước tiến lên trên con đường hội nhập.

Từ góc độ xã hội, yêu nước sẽ góp phần nêu cao tinh thần đấu tranh chống lại những thói hư, tật xấu, cái bảo thủ, trì trệ trong tư duy, trong suy nghĩ và cách làm. Đặc biệt, trong điều kiện cả nước đang tập trung mọi nguồn lực cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì yêu nước biểu hiện ở tinh thần dũng cảm đấu tranh chống lại tệ nạn quan liêu, tham nhũng, bảo vệ sự trong sạch của bộ máy Đảng và Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.

Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là, phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” [52; 172]. Do vậy, trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử của dân tộc, sức mạnh và ảnh hưởng của chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến đâu, còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng đánh thức, hiện thực hóa và phát huy sức mạnh đó của các thế hệ người Việt Nam, như khẳng định của Giáo sư Trần Văn Giàu: Vận nước suy hay thịnh, mất hay còn, nhục hay vinh, phần rất quan trọng là tùy thuộc ở chỗ ta ứng dụng và phát huy hay ta quên lãng và chôn vùi món vũ khí tinh thần ấy.

Thứ tư, truyền thống đoàn kết, gắn bó cộng đồng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên tính tổ chức, sự ổn định, kỷ cương của xã hội.

Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, có thể nói, truyền thống đoàn kết từ ngàn đời vẫn đang tiếp tục góp phần tạo điều kiện để mỗi người dân yên tâm lao động sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất, vừa làm giàu cho bản thân vừa làm giàu cho xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hơn nữa, tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng người Việt đã góp phần động viên, an ủi mỗi cá nhân khi họ gặp những khó khăn, thất bại, rủi ro trong kinh doanh, trong cuộc sống… Cho nên, họ cảm thấy được cộng đồng và xã hội quan tâm, tránh được cảm giác cô đơn, bị vứt bỏ, bị đẩy ra ngoài cộng đồng xã hội trong điều kiện khắt khe, nghiệt ngã của cơ chế thị trường cũng như những khó khăn trong cuộc sống.

Một trong những giá trị tích cực của tính cộng đồng là thắt chặt tình đoàn kết, tạo nên sức mạnh tổng hợp của sự nhất trí, lòng nhiệt tình, quyết

tâm cao trọng việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các giá trị cộng đồng ẩn chứa trong các lĩnh vực, từ vật chất đến tinh thần, từ hữu hình đến vô hình, kết tinh thành lối sống, thành chuẩn mực, thành phong tục, tập quán… được các thế hệ người Việt Nam bảo vệ, lưu giữ và tôn tạo. Sống trong một môi trường tâm lý mà các giá trị cộng đồng luôn được đề cao, coi trọng đã đặt ra yêu cầu cho mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi, rèn luyện ý thức, phẩm chất của mình đáp ứng những đòi hỏi của cộng đồng và xã hội. Truyền thống này góp phần hình thành nên lối sống tình nghĩa, nhân ái, có trách nhiệm với cộng đồng ở mỗi người dân Việt Nam. Các giá trị cộng đồng được giữ gìn và phát huy tốt sẽ góp phần hạn chế sự du nhập, bành trướng của lối sống thực dụng, vị kỷ, vị lợi, cá nhân chủ nghĩa, hạn chế các tệ nạn xã hội đang lợi dụng kinh tế thị trường xâm nhập vào đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.

Trong điều kiện hiện nay, khi xu thế quốc tế hoá đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ và sôi động, ý thức cộng đồng càng tỏ rõ vai trò tích cực của nó trong việc thiết lập nên một thị trường rộng mở và thống nhất để trao đổi và phát triển không ngừng. Giờ đây, ý thức cộng đồng nói chung không chỉ có vai trò là cầu nối giữa các thành viên trong cộng đồng của mình mà còn mà còn là cầu nối thúc đẩy sự hoà nhập với các cộng đồng xung quanh, với quốc gia, dân tộc và quốc tế.

Thứ năm, tâm lý trọng tình, trọng nghĩa vụ, tôn trọng các quy tắc cộng đồng, có trách nhiệm với cộng đồng của người Việt vẫn tiếp tục phát huy trong điều kiện mới.

Xét trong mối quan hệ tương hỗ với yêu cầu tôn trọng quyền cá nhân trên cơ sở thống nhất giữa quyền cá nhân và lợi ích cộng đồng cũng như yêu cầu tôn trọng pháp luật, đề cao pháp luật, đề cao tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tâm lý trọng tình, trọng nghĩa vụ, tôn trọng các quy tắc cộng đồng của người Việt có những tác động tích cực. Trong mỗi

ngôi làng của người Việt, người dân luôn ý thức việc tham gia đầy đủ các

Một phần của tài liệu Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế khi bước vào sự nghiệp đối mới đất nước (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)