Cơ sở hình thành của ý thức xã hội Việt Nam truyền thống

Một phần của tài liệu Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế khi bước vào sự nghiệp đối mới đất nước (Trang 23 - 34)

Chương 1: Ý THỨC XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG

1.2. Ý thức xã hội Việt Nam truyền thống

1.2.2. Cơ sở hình thành của ý thức xã hội Việt Nam truyền thống

của một dân tộc (cả về phương diện tâm lý và hệ tư tưởng xã hội) do đời sống vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của dân tộc đó quyết định. Ý thức xã hội Việt Nam truyền thống là sự tổng hợp của các yếu tố: địa tự nhiên, địa kinh tế, địa chính trị và địa văn hoá… của dân tộc Việt Nam.

Địa tự nhiên:

Việt Nam nằm trong khu vực địa lý được thiên nhiên và khí hậu dành cho sự sưu đãi đặc biệt. Những vùng đồi núi và trung du trải dài, đất đai đa dạng; những vùng đồng bằng màu mỡ với sự bồi đắp phù sa từ những con sông lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nông nghiệp trồng lúa nước từ rất sớm với văn hoá Hòa Bình và văn hoá Bắc Sơn. Bờ biển kéo dài tạo điều kiện cho ngư dân phát triển nghề làm muối, đánh bắt tôm cá và

hải sản. Những dãy núi cao không chỉ là những cảnh đẹp hung vĩ mà bên trong còn chứa đựng biết bao bí ẩn của thiên nhiên. Khí hậu của Việt Nam là nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện cho sự phát triển thảm thực vật dày quanh năm, tạo nên sự đa dạng sinh thái.

Tuy nhiên, thiên nhiên nơi đây cũng ẩn chứa nhiều đe doạ sự tồn tại và thử thách sức sống của con người Việt Nam. Vùng núi cao luôn là nơi “rừng thiêng nước độc”, chứa đựng nhiều cạm bẫy và thú dữ. Biển cả và bão làm đắm bao thuyền bè, cướp đi sinh mạng của biết bao ngư dân chài lưới. Thuỷ triều ở những con sông lớn luôn là mối đe doạ đối với những người làm nông nghiệp. Hằng năm, nước dâng cao phá vỡ đê, cuốn đi tất cả những thành quả lao động của người nông dân. Khí hậu cũng luôn thất thường, khi thì mưa kéo dài, xói mòn hết đồng ruộng; khi thì hạn hán nắng như đổ lửa, thiêu cháy đồng ruộng, hoa màu và cây cỏ. Biết bao nhiêu loại dịch bệnh phát sinh, phá hoại mùa màng, gây cản trở cho quá trình sản xuất.

Thiên nhiên đã buộc con người Việt Nam phải thích ứng với những ưu đãi và sự khắc nghiệt của nó. Cứ mỗi lần sông Hồng dâng nước lên cao, thì con người lại đắp đê cao hơn nữa từ đời này qua đời khác. Sử cũ chép lại năm 1100 đắp đê bên sông ở phường Cơ Xá (Thọ Xương - Hà Nội). Năm1248, triều đình ra lệnh cho các lộ đắp đê từ đầu nguồn ra đến bờ biển để phòng ngừa nước sông tràn ngập. Cùng với việc đắp đê, Sử cũ chép về nạn thuỷ tai:

năm 1243 có nước lớn, vỡ thành Đại La, năm 1245 vỡ đê Long Đàm, năm 1265 vỡ đê phường Cơ Xá khiến nhiều người và súc vật chết đuối, năm 1352 nước to vỡ đê Bát Tràng, Thổ Khối (Bắc Ninh), Khoái Châu (Hưng Yên), Hồng Châu (Hải Dương)… cứ thế kéo dài hàng chục thế kỷ. Những công việc đắp đập, làm mương, làm thuỷ lợi, khai hoang, lấn biển, đắp đê, phòng chống bão lụt yêu cầu phải có sự chung sức, chung lòng của các thành viên trong cộng đồng người Việt, từ đó làm nảy sinh những đức tính tốt như tinh thần đoàn kết, ý thức quốc gia, cộng đồng sớm hình thành. Mặt khác, có thể làm

nảy sinh nhiều tư tưởng tiêu cực, đó là lối tư duy coi trọng kinh nghiệm, mê tín dị đoan vì con người thấy mình quá nhỏ bé, bất lực trước sức mạnh vô cùng to lớn của tự nhiên.

Địa kinh tế:

Căn cứ vào các tài liệu khảo cổ học, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam và thế giới đã chứng minh một cách khá thuyết phục là Việt Nam được nhìn nhận như một trong những cái nôi đầu tiên của lịch sử văn minh loài người với tên gọi “văn minh lúa nước”.

Có thể thấy, ngay từ cuối thời kỳ nguyên thuỷ, con người Việt Nam đã thực sự mở đầu công cuộc cải tạo tự nhiên với cây lúa bằng lao động sáng tạo của mình từ nền kinh tế thu lượm chuyển sang nền kinh tế trồng trọt, sản xuất và dự phòng. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ có ý nghĩa thời đại trong lịch sử Việt Nam, đồng thời định hình xây dựng nền văn minh sông Hồng lấy nông nghiệp trồng lúa nước và tổ chức xóm làng làm cơ sở. Đời sống tinh thần của các cư dân Văn Lang thời kỳ này cũng khá phong phú, đa dạng được thể hiện qua những nghi lễ sinh hoạt, qua các phong tục, tập quán như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị anh hùng, thủ lĩnh nhằm khẳng định nguồn gốc, đề cao và biết ơn những người có công với cộng đồng, dân tộc.

Nền kinh tế sản xuất nông nghiệp lúa nước là đặc thù riêng của dân tộc Việt, là nền tảng tạo nên phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam. Từ khi dựng nước cho đến thời kỳ Bắc thuộc và sau này là các triều đại phong kiến độc lập, đời nào cũng xem trọng sản xuất nông nghiệp theo tôn chỉ “dĩ nông vi bản”. Đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á ở nước ta là đất đai từ xưa đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước, đứng đầu là ông vua. Nhà vua như một “đại địa chủ” có quyền tối thượng về phân bố và sử dụng đất đai. Nhân dân chỉ là người canh tác trên đất của nhà vua như người làm thuê và có nghĩa vụ nộp thuế. Tuy nhiên, về hình thức, trong vấn đề ruộng đất, mọi quyền hành

về đất đai đều nằm trong tay nhà vua, nhưng thực chất là nhà vua đã uỷ quyền cho triều đình, làng xã hoặc các tổ chức xã hội khác được quyền hưởng dụng, tức là vẫn dưới hình thức công điền, công thổ trong sự quản lý của bộ máy quan liêu. Đó chính là tàn dư của chế độ công xã nguyên thuỷ còn bảo lưu trong xã hội. Do những điều kiện lịch sử riêng biệt mà chế độ ruộng công đã được duy trì rất lâu, cho đến tận trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Chính trên cơ sở chế độ sở hữu công xã ấy mà các phong tục, tập quán, lối tư duy, ý thức của người Việt đã được định hình.

Địa chính trị:

Bên cạnh những đặc điểm của nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, cách thức tổ chức xã hội theo kiểu cộng đồng làng xã cũng được các học giả nhìn nhận như là một nhân tố cơ bản góp phần hình thành nên những giá trị đặc thù của cộng đồng người Việt.

Chúng ta đều biết rằng, cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, vì vậy, người nông dân phải liên kết với nhau, dựa vào nhau mà tồn tại.

Lịch sử cho thấy, việc tổ chức làng xã theo địa bàn cư trú là một sự phát triển mới trong việc tổ chức xã hội, đặc biệt là khi công xã thị tộc tan rã và chuyển thành công xã nông thôn thì các thành viên của làng không chỉ gắn bó với nhau bằng các quan hệ máu mủ, họ hàng ruột thịt mà còn bằng những quan hệ sản xuất, tổ chức xã hội và văn hoá.

Nhìn chung, làng Việt Nam chủ yếu vẫn dựa trên sản xuất nông nghiệp là chính dù có tồn tại một số mô hình làng nghề, làng chài, làng học hay làng buôn trong lịch sử… Về phương diện tổ chức, hình mẫu lý tưởng của các làng Việt Nam truyền thống đều là tự trị về chính trị, tự cung, tự cấp về kinh tế, đồng thuận về xã hội và các giá trị văn hoá. Trong đó, hai đặc tính đặc trưng của làng xã Việt Nam được các học giả khái quát đó là tính cộng đồng và tính tự trị.

Tính cộng đồng của làng Việt được biểu hiện trong mọi mối quan hệ của công xã nông thôn, từ lao động, sản xuất cho đến đời sống tinh thần. Để ứng phó với môi trường tự nhiên khắc nghiệt, khai thác và cải tạo tự nhiên, đáp ứng nhu cầu của nghề trồng lúa nước, người dân Việt Nam đã liên kết lại với nhau tạo nên sức mạnh của nhân lực số đông, trao đổi công cho nhau, tương trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình lao động. Điều này đã giúp hình thành văn hoá cộng đồng trong người Việt. Biểu tượng của tính cộng đồng đã ăn sâu vào gốc rễ, giá trị của làng Việt qua những hình tượng chung được dân làng tôn thờ như cây đa, bến nước, cổng làng, đình làng…

Bờn cạnh tớnh cộng đồng được khẳng định rừ trong cỏc qua hệ nội bộ của làng, tính tự trị cũng là biểu hiện đặc thù của mỗi làng, phân biệt giữa làng này với làng khác. Có thể thấy, sau luỹ tre làng, biểu tượng cố kết của nông thôn truyền thống, mỗi làng Việt là sự tồn tại tương đối biệt lập, một tiểu vương quốc với đầy đủ công cụ quản lý và các vấn đề nội tại, phức tạp của nó. Làng không chỉ chi phối đời sống vật chất mà còn định hướng đời sống tinh thần của các thành viên trong cộng đồng làng. Vì vậy, các cụ ta thường có câu “phép vua thua lệ làng”. Trên thực tế, vi phạm “phép vua” thì sẽ bị xử lý ở mức độ pháp luật, trong khi một cá nhân vi phạm “lệ làng” thì sẽ bị xử lý rất nặng, ngoài yếu tố pháp luật, còn có thể là dư luận, văn hoá và đạo đức. Thậm chí hành vi sai lệch so với chuẩn mực làng, có thể khiến một cá nhân bị loại bỏ khỏi cộng đồng, điều đáng sợ nhất trong suy nghĩ và hành động của người Việt.

Về mặt cơ chế và luật pháp, ngay trong những thời kỳ đầu, tính tự quản của làng Việt cũng được xác lập một cách khá độc đáo qua hệ thống các văn bản hương ước. Hương ước là hệ thống các quy định về tổ chức của làng xoay quanh hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt, trong đó cũng bao hàm những giáo huấn về thuần phong mỹ tục của làng. Hương ước được xây dựng

trên cơ sở các mối quan hệ giữa các thành viên trong làng, gắn với những điều kiện địa lý, văn hoá, lịch sử đặc thù.

Với những đặc trưng tồn tại như một cơ cấu tự trị và bền vững, xuyên suốt chiều dài lịch sử, bất kỳ một cá nhân, gia đình người Việt nào dường như luôn bị hấp thụ và bị chi phối, dẫn dắt từ hành vi cho tới giá trị truyền thống làng xã. Truyền thống làng xã vừa vô hình, vừa hữu hình, ảnh hưởng, chi phối, ràng buộc mọi người bằng những điều luật hoặc là thành văn, hoặc là bất thành văn mà mọi người đều phải tôn trọng và tuân thủ. Chính vì vậy, cách thức tổ chức xã hội theo kiểu cộng đồng làng xã đã ảnh hưởng đến sự hình thành ý thức dân tộc trên cả hai phương diện: tích cực và tiêu cực.

Cùng với mô hình tổ chức xã hội theo kiểu cộng đồng làng xã, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cũng là một trong những yếu tố góp phần hình thành nên ý thức của cộng đồng người Việt. Từ xưa tới nay, lịch sử đất nước ta dường như là một chuỗi dài những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Ngay từ khi lập quốc đến khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên, nhà nước Văn Lang đã phải đứng trước nguy cơ xâm lược của nhà Tần. Từ năm 179 trước Công nguyên đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phong kiến phương Bắc (tổng cộng 1.117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường cũng như sự vươn lên thần kì của dân tộc ta và được kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các cuộc kháng chiến chống quân Tống, quân Nguyên - Mông, quân Minh và quân Thanh… Gần đây là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong các cuộc chiến tranh tàn khốc ấy, ý thức cộng đồng và tinh thần yêu nước được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình. Biết bao con người của dân tộc đã hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao người vợ, người mẹ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt

trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Như vậy, tinh thần yêu nước và ý thức cộng đồng đã được hun đúc từ chính lịch sử đau thương nhưng cũng rất đỗi hào hùng của dân tộc và nó đã ngấm sâu vào tình cảm, tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua các thời đại, tạo nên một sức mạnh kỳ diệu làm cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác. Ở đây có một mối quan hệ hết sức biện chứng đó là do phải gồng mình để vượt qua những thử thách của thiên nhiên và giặc ngoại xâm mà những giá trị truyền thống đó đã được hình thành, mặt khác khi nhứng giá trị đó đã được hình thành, chúng lại trở thành động lực, sức mạnh, thành cốt cách, linh hồn, bản sắc của con người Việt Nam. Đó là những di sản quý giá mà chúng ta không thể đánh mất.

Địa văn hoá:

Trên nền tảng một nền văn hoá bản địa có đặc sắc, có cá tính của mình, cùng với vị trí địa lý thuận lợi (nằm trên ngã tư đường của các nền văn hoá, văn minh), nhân dân Việt Nam đã biết mở hồn mình để đón nhận, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, bao gồm cả văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây.

Trước hết là văn hoá phương Đông, chủ yếu là văn hoá Trung Quốc và văn hoỏ Ấn Độ, mà cốt lừi là Nho giỏo, Phật giỏo và Đạo giỏo.

Nho giáo được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc, nhưng bởi những quy định chặt chẽ, cực đoan của chính quyền phong kiến Trung Quốc đô hộ, mặt khác lại được sử dụng như một công cụ và vũ khí để áp bức, đồng hoá nhân dân ta, nên ở thời kỳ này, Nho giáo phát triển chậm chạp, khó khăn và không được người Việt chấp nhận. Khi giành được độc lập, từ thế kỷ X trở đi, Nho giáo đã được nhìn nhận dưới một góc độ khác. Các triều đình phong kiến đã nhìn thấy được những ưu điểm nổi bật của Nho giáo trong việc duy trì, quản lý xã hội và xây dựng kỷ cương đất nước. Chính vì vậy, Nho giáo đã có cơ hội phát triển và trở thành quốc giáo một thời gian dài trong lịch sử dân tộc.

Năm 1070, với sự kiện Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu thờ Chu Công và Khổng Tử đã đánh dấu một cách chính thức sự tồn tại của Nho giáo như một hệ tư tưởng thống trị, làm nền tảng cho mọi chính sách của nhà nước phong kiến. Nho giáo độc tôn và trở thành tư tưởng chính thống dưới triều Lê.

Nhìn chung, Nho giáo hướng tới việc dùng đạo đức để ổn định xã hội, tuy nhiên, Nho giáo du nhập vào Việt Nam đã mang một sắc thái khác. Nét độc đáo của Văn hoá Việt Nam là khi tiếp nhận văn hoá bên ngoài, thường cải biến cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện lịch sử của dân tộc, hay nói cách khác là cấu tạo lại theo cách riêng của mình. Chẳng hạn, chữ “nhân” trong Nho giáo được hiểu theo nghĩa cứng nhắc, đòi hỏi muốn có nhân phải thực hiện thông qua lễ, nghĩa, chính danh. Tuy nhiên, nền nông nghiệp lúa nước đã hình thành ở người Việt lối tư duy trọng tình. Người Việt tâm đắc chữ “nhân”

trong Nho giáo nhưng nhân được hiểu giản dị là lòng thương người và hy sinh vì mọi người. Ngay cả nhà nho nổi tiếng như Nguyễn Du cũng hiểu nhân một cách thực sự giản dị và đời thường, như trường hợp ông nói đến suy nghĩ và hành động của nàng Kiều:

“Bán mình là hiếu, cứu người là nhân”

Tư tưởng “trung quân” của Nho giáo biểu hiện sự trung thành tuyệt đối với vua, thậm chí đó có thể là một ông vua bạo chúa. Ở nước ta, tư tưởng yêu nước và tinh thần dân tộc là hệ tự tưởng xuyên suốt, đồng hành cùng dân tộc qua những thăng trầm của lịch sử. Người Việt tiếp nhận tư tưởng “trung quân” theo tinh thần “ái quốc”, “vị quốc”.

Như vậy, với tư cách là một học thuyết chính trị - xã hội luôn lấy đức làm trọng, là công cụ quản lý xã hội của giai cấp thống trị Trung Quốc với rất nhiều giáo lý phù hợp với Việt Nam, Nho giáo đã từng bước được giai cấp thống trị Việt Nam tiếp nhận và đề cao, đặc biệt là trong quản lý đất nước.

Bằng ảnh hưởng của giai cấp thống trị, Nho giáo đã ăn sâu vào tâm lý người Việt. Mặc dù còn có những quan niệm tiêu cực như: tâm lý thủ cựu, trọng

Một phần của tài liệu Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế khi bước vào sự nghiệp đối mới đất nước (Trang 23 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)