Một số đặc điểm của ý thức xã hội Việt Nam truyền thống

Một phần của tài liệu Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế khi bước vào sự nghiệp đối mới đất nước (Trang 34 - 55)

Chương 1: Ý THỨC XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG

1.2. Ý thức xã hội Việt Nam truyền thống

1.2.3. Một số đặc điểm của ý thức xã hội Việt Nam truyền thống

phát triển lâu dài của dân tộc với nhiều đặc điểm phong phú. Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ tập trung phân tích một số đặc điểm nổi bật của ý thức thức xã hội Việt Nam truyền thống.

Thứ nhất, thế giới quan duy vật và duy tõm khụng rừ ràng.

Đây là thế giới quan duy vật - duy tâm hỗn hợp mang đậm màu sắc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian là phổ biến. Một người nào đó được xem là duy vật là xét ở nét cơ bản, đi vào cụ thể thì điểm này là duy vật, điểm khác lại là duy tâm.

Lập trường duy vật hoặc duy tâm trong lịch sử tư tưởng Việt Nam thể hiện trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tâm và vật, giữa linh hồn và thể xác, giữa lý và khí... điều này được thể hiện trong tư duy của người Việt từ thời tiền sử. Tư duy trừu tượng của họ không chỉ phát triển trong thế giới hiện thực mà còn cố gắng giải thích cả thế giới siêu tự nhiên. Trong tư duy nguyên thuỷ đã có sự phân đôi thế giới tự nhiên và siêu tự nhiên. Chẳng hạn, người

người nguyên thuỷ đã bắt đầu tin tưởng về một “thế giới bên kia”, mà ở đó, những người chết vẫn tiếp tục lao động. Chính vì vậy mà họ đã chôn theo công cụ bên cạnh người chết. Lập trường đó còn được thể hiện trong tín ngưỡng thờ vật tổ của các cư dân thời nguyên thuỷ. Trên vách hang Đồng Nội, người Hoà Bình đã khắc mặt một con thú ăn cỏ. Trong hang này, còn có ba hình mặt người với sừng ở trên đầu. Người ta cho rằng, những hình mặt người có sừng này có thể liên quan đến tín ngưỡng vật tổ phổ biến trong các thị tộc nguyên thuỷ. Tục thờ thần mặt trời đã xuất hiện ở cư dân tiền Đông Sơn. Nhiều ngôi mộ ở thời kỳ này đã quay đầu về hướng đông. Vì vậy có ý kiến cho rằng, nhóm người ở đây có tục thờ mặt trời. Đến thời kỳ Đông Sơn, ngay cả những phát minh về kỹ thuật cũng được thần bí hoá. Chẳng hạn, trong sử thi “Đẻ đất đẻ nước”, hay chuyện “Chặt cây chu đồng” đều thần hoá việc chế tác đồng.

Lập trường duy vật - duy tâm không ràng của người Việt còn thể hiện trong việc giải thích nguyên nhân và nguồn gốc tạo nên những sự kiện cơ bản của đất nước, xã hội và con người như an nguy của quốc gia dân tộc, trị loạn của xã hội, hưng vong của các triều đại, vấn đề số mệnh và bản tính con người, vấn đề đạo Trời và đạo người... Nét nổi bật trong tư tưởng người Việt thời kỳ Bắc thuộc là ý thức - tư tưởng về mình và về vị trí của mình đối với non sông của tổ tiên để lại, tức là ý thức về cộng đồng người Việt và chủ quyền đất nước. Ý thức tư tưởng về cộng đồng người Việt xuất phát từ ý thức về việc có chung một nguồn gốc (cùng một mẹ Âu Cơ sinh ra). Vì vậy, cần phải bảo vệ giống nòi trước sự đồng hoá của kẻ thống trị phương Bắc. Ý thức này đã làm cơ sở cho huyền thoại giải thích về nguồn gốc người Việt trở nên thân thiết và thấm sâu vào tiềm thức mọi người. Về đạo trời và đạo người, Nguyễn Bỉnh Khiêm gọi đạo Trời là sự phát triển của tự nhiên, còn sự phát triển của xã hội và vận mệnh của con người được ông gọi là đạo người. Nhưng ông cho rằng, tất cả là do số, do mệnh, do trời chi phối: “Cùng thông đắc tang mạc phi thiên” (Được, hỏng, cùng, thông không gì là không do Trời định).

Quan niệm về "Thiên mệnh" (mệnh Trời) khá phổ biến trong lịch sử.

Sinh thời, vua Lê Thánh Tông tin ở tư tưởng mệnh trời của nhà Nho, đã giải thích sự hưng vong của các triều đại là do trời; không những thế, ông còn cầu đảo mỗi khi nước nhà gặp hạn hán, lụt lội, sâu bệnh phá hoại mùa màng và các hiện tượng bất thường xảy ra trong thiên nhiên… và như thế chứng tỏ ông tin ở một lực lượng tự nhiên chi phối con người và xã hội loài người. Đối lại với quan điểm "mệnh trời" còn có quan điểm về "thời". Trần Quốc Tuấn nói

“tuỳ thời”, Nguyễn Trãi nói: “Thời sao! Thời sao! Thực không nên lỡ”. Ngô Thì Nhậm đã kế thừa quan điểm của các bậc tiền bối và phát triển trên lập trường của mình. Đối với Ngô Thì Nhậm, “thời” có vai trò quan trọng đối với vận mệnh của một triều đại. Nắm được thời và hành động theo thời thì triều đại nổi lên; bỏ mất thời và hành động trái thời thì triều đại mất. Mặt khác, ông cho rằng, “thời” ở trong dòng biến chuyển liên tục nên đạo cũng phải thay đổi cho phù hợp, các triều đại đã thay đổi liên tục là vì thế. Từ đó, ông đưa ra nguyên tắc cụ thể cho những hành động của mình. Đó là tình thế khác thì cách xử lý cũng phải khác: “Gặp thời thế, thế thời phải thế. Hoàn cảnh khác thì phương tiện để đạt mục tiêu cũng phải khác, ông nói: “Nước chảy thì dùng thuyền, đường hiểm thì dùng cương”, thời nào thì có công việc của thời ấy, không thể bắt nay phải giống xưa.

Trong số những quan điểm chống đối “mệnh Trời” của nhà Nho, "báo ứng" của nhà Phật, "âm khí" của nhà Đạo, thì mạnh hơn cả, bộc trực hơn cả là quan điểm của quần chúng nhân dân. Bằng sự quan sát hàng ngày, bằng kinh nghiệm cuộc sống và quan điểm thực tế, quần chúng nhân dân đã phản ứng lại các quan điểm duy tâm bằng kinh nghiệm của mình.

Tuy nhiên, sự đấu tranh của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm chưa đạt tới trình độ sâu sắc và toàn diện.

Thứ hai, tưởng yêu nước, quan niệm độc lập dân tộc và quốc gia có chủ quyền là nét bản chất và đặc sắc nhất trong ý thức xã hội Việt Nam

Truyền thống yêu nước của nhân dân ta được hình thành rất sớm trong lịch sử, trên cơ sở liên minh những bộ lạc anh em cùng tụ cư trên một cương vực ổn định. Trong ý thức, quan niệm của người Việt Nam, Tổ quốc, đất nước là một hình ảnh thiêng liêng, gần gũi và rất mực thân thiết. Nước được hiểu là bờ cừi non sụng, trong đú cú quờ cha đất tổ. Nước gắn vời làng, với nhà. Lũng yêu nước của con người Việt Nam bắt nguồn một cách tự nhiên từ những tình cảm bình dị và gần gũi nhất của con người đối với những người thân cùng dòng giống, những người là “đồng bào”. Trong tình cảm của con người Việt Nam, những thực thể “nước - nhà”, “làng - nước” thường gắn bó với nhau.

Nhà - gia đình, tế bào của xã hội, đơn vị xã hội đầu tiên trong đó con người gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân và huyết thống. Con người Việt Nam bắt đầu từ tình thương cha, nhớ mẹ, từ tình cảm gia đình ruột thịt, từ tình yêu nam nữ, tình yêu cuộc sống trong lao động mà nảy sinh tình yêu quê hương, đất nước. Do vậy, sự gắn bó giữa nhà và làng với nước có chiều sâu đặc biệt trong mỗi con người Việt Nam. Làng Việt Nam là một thực thể kinh tế, chính trị, văn hóa, tâm lý, tín ngưỡng,… và là một chỗ dựa tinh thần mạnh mẽ và có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của con người. Trong mỗi cá nhân, từ nhận thức, tình cảm, ý chí, nhu cầu đến tính cách đều mang những dấu ấn sâu sắc của tâm lý cộng đồng làng xã. Những thách đố từ phía thiên tai, địch họa chẳng những không làm lung lạc phai nhạt tình yêu gia đình, quê hương trong mỗi con người Việt Nam, trái lại, nó càng thúc đẩy và nâng tình yêu gia đình, quê hương trong mỗi con người lên một cấp độ cao hơn, củng cố tính cộng đồng và mở ra những mối quan hệ liên làng, phá vỡ tính biệt lập khép kín vốn có của làng xã trong xã hội phong kiến. Người Việt Nam có một quan niệm độc đáo về quê hương: quê hương là nơi con người sinh ra và lớn lên, nhưng còn một quê hương rộng lớn rất đỗi thiêng liêng là Tổ quốc. Cuộc sống lao động và tình yêu thiên nhiên, cùng với cuộc sống đấu tranh bền bỉ, gian khổ chống ngoại xâm đã thức tỉnh trong mỗi con người ý thức về mối quan hệ gắn bó giữa gia đình, làng xóm với cộng đồng lớn là Tổ quốc. Mọi

người phải lo giữ gìn, bảo vệ lấy nơi sinh sống. Nước mất thì nhà tan, người dân sẽ phải sống kiếp nô lệ. Có thể nói, sự gắn bó bền vững của gia đình Việt Nam, của các cộng đồng làng xã Việt Nam là cái bệ đỡ vững chắc nhất, sâu rễ bền gốc nhất cho tình cảm yêu nước, cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

Không có những gia đình, làng xã bền vững thì không thể có chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Điều này cắt nghĩa vì sao mọi âm mưu “chia để trị”, mọi thủ đoạn phân hóa, ly gián của kẻ thù xâm lược đề bị vô hiệu hóa. Với người Việ Nam, phản bội Tổ quốc cũng là phản bội gia đình, làng xóm, làm ô nhục thanh danh dòng họ. Ngược lại, người có công, hy sinh vì nước được suy tôn là thành hoàng làng. Bên cạnh bàn thờ tổ tiên của mỗi gia đình còn có bàn thờ Tổ quốc. Người Việt Nam dù sống ở miền xuôi hay miền ngược, miền Bắc hay miền Nam - đều yêu mến cái nôi chung - Tổ quốc, tự hào về nòi giống con Rồng, cháu Tiên của mình. Lòng yêu nước Việt Nam trải qua các giai đoạn lịch sử đã phát triển thành chủ nghĩa yêu nước, thể hiện trong ý thức trách nhiệm của mỗi người với nòi giống, với cộng đồng, với dân tộc, để từ đó tìm ra những con đường, biện pháp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Hai là, lòng yêu nước Việt Nam không chỉ thể hiện ở ý chí chống xâm lược, mà còn bao hàm ý chí thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Lãnh thổ Việt Nam là môi trường trực tiếp để cư dân Việt Nam sinh sống. Lãnh thổ là niềm thiêng liêng, kiêu hãnh của cả dân tộc. Giang sơn - lãnh thổ được chính bàn tay và trí tuệ của bao thế hệ người Việt Nam tạo dựng lên. Bắt đầu từ việc khai phá miền sơn địa đất Tổ rồi qua chiều dài thời gian, người Việt Nam đã bằng lao động, bằng mồ hôi, nước mắt và xương mỏu của mỡnh mở mang bờ cừi để cú giang sơn gấm vúc như ngày nay.

Thế kỷ thứ VII trước Công nguyên đánh dấu sự ra đời của nước Văn Lang mở đầu sự nghiệp dựng nước của các Vua Hùng và cũng mở đầu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nhà nước Văn Lang ra đời xuất phát từ

nhu cầu cố kết con người thành cộng đồng để vừa chống thiên tai, làm thủy lợi vừa tăng cường sức mạnh chống ngoại xâm. Quốc gia Văn Lang xây dựng kinh đô ở Phong Châu. Người dân Văn Lang trong thời kỳ này đã có ý thức về vấn đề dựng nước và giữ nước.

Quá trình lập quốc gắn liền với quá trình khắc phục thiên tai, ứng phó với lũ lụt. Truyền thuyết Sơn tinh và Thủy tinh là một trong những truyền thuyết sớm nhất thể hiện lòng dũng cảm của nhân dân đắp đê chiến thắng lũ lụt: Cứ mỗi lần Thủy tinh dâng nước lên, Sơn tinh càng đắp cao thêm núi, quyết thắng Thủy tinh, bảo vệ nhân dân khỏi ngập lụt.

Nhưng Văn Lang vừa mới ra đời còn phải đảm đương nhiệm vụ thứ hai là chống ngoại xâm. Truyền thuyết Thánh Gióng là câu chuyện nói về ý thức giữ nước của dân tộc ta. Tư tưởng chống xâm lược và thôn tính của phong kiến nước ngoài và của các bộ lạc khác được dần dần hình thành một cách tự phát trong nhân dân. Truyện Thánh Gióng là huyền thoại mang sắc thái thể hiện sức mạnh của con người Việt Nam ở địa bàn làng xã, thể hiện tinh thần quật khởi của nhân dân ta chống ngoại xâm.

Dựng nước đi đôi với giữ nước là hai nhiệm vụ cơ bản của nhân dân ta lúc đó. Ý thức dân tộc, tư tưởng làm chủ đất nước dần dần được hình thành.

Trong buổi bình minh lịch sử, ý thức dân tộc, tư tưởng làm chủ đất nước dần dần được hình thành. trong buổi bình minh lịch sử, ý thức dân tộc của nhân dân đóng vai trò quyết định đối với vận mệnh của đất nước.

Khoảng cuối đời Hùng Vương thứ 18, Văn Lang đứng trước nguy cơ xâm lược của nhà Tần (Trung Quốc). Quá trình chuẩn bị kháng chiến chống xâm lược đã xuất hiện nhu cầu liên minh giữa bộ lạc Lạc Việt (nước Văn Lang của vua Hùng) với bộ lạc Tây Âu (của Thục Phán) dẫn tới việc thành lập nước Âu Lạc vào năm 208 trước Công nguyên. Nước Âu Lạc với kinh đô là thành Cổ Loa là một quốc gia thống nhất có sức mạnh tiếp nối nước Văn Lang làm nên kỷ nguyên Văn Lang - Âu Lạc. Đắp thành Cổ Loa là một bằng chứng

về ý thức dân tộc. Qua các cuộc khởi nghĩa chống xâm lược của quân Tần và của Triệu Đà, ý thức tự chủ của nhân dân được nâng cao thêm một bước, lòng yêu nước được mở rộng trên phạm vi quốc gia Âu Lạc, yếu tố bộ lạc từng bước mờ nhạt, thay vào đó là yêu tố dân tộc đang tùng bước hình thành.

Năm 179 trước Công nguyên, nước Âu Lạc bị rơi vào tay nhà Triệu (Triệu Đà) mở đầu đêm trường Bắc thuộc lầm than của dân tộc. Thời kỳ Bắc thuộc kéo dài 1.117 năm nhưng suốt thời kỳ lịch sử khắc nghiệt đó, nhân dân Âu Lạc liên tục nổi dậy đấu tranh để giành độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Từ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (mùa xuân năm 40 - 43), khởi nghĩa của Bà Triệu (năm 248), khởi nghĩa của Lý Bí - Triệu Quang Phục (542 - 571), khởi nghĩa của Lý Tự Tiên, Đinh Kiến (năm 687), khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (năm 722), khởi nghĩa của Phùng Hưng (766 - 791), khởi nghĩa của Dương Thanh (819 - 820) đến khởi nghĩa của Dương Đình Nghệ (năm 930) và đặc biệt là cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai do Ngô Quyền lãnh đạo đã giành độc lập hoàn toàn vào năm 938. Chiến thắng Bạch Đằng là đỉnh cao của lòng yêu nước, kết thúc trọn vẹn thời kỳ mất nước kéo dài hơn một nghìn năm, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc. Thời kỳ Bắc thuộc, tương quan lực lượng rất chênh lệch, lại chịu ách thống trị nặng nề, tàn bạo, nhưng ý thức dân tộc của nhân dân ta thể hiện rất mạnh mẽ. kẻ thù muốn xóa bỏ dân tộc ta bằng chính sách thống trị hà khắc và chiến lược đồng hóa hiểm độc. Song, kẻ thù phương Bắc không thể lay chuyển nổi ý chí thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta.

Thống nhất Tổ quốc là một phần nhu cầu đạo lý, tình cảm, là điều kiện của sự tồn tại độc lập và hạnh phúc của dân tộc ta. Con người Việt Nam đã sớm ý thức được rằng, chỉ có thể giải phóng toàn vẹn đất nước khi toàn thể cộng đồng người trên lãnh thổ được giải phóng. Ý thức thống nhất toàn vẹn lãnh thổ được thể hiện sinh động bằng nhiều cuộc khởi nghĩa trong suốt đêm trường Bắc thuộc, nhân dân ta quyết không chịu để cho kẻ thù xâm lược biến

thành quận, huyện của nước chúng. Thái Thú đất Giao Chỉ là Tiết Tổng đã phải dâng sớ gửi Ngô Tôn Quyền than rằng: Giao Chỉ … đất rộng, nhiều người, hiểm trở, độc hại, dân xứ ấy lại dễ làm loạn, rất khó cai trị.

Đến thế kỷ X, ý thức về lãnh thổ được phát triển thành ý thức về lãnh thổ quốc gia từ khi xuất hiện nhà nước phong kiến tập quyền. Ý thức dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ được thể hiện rất đặc sắc trong ba bản tuyên ngôn độc lập của ba thế kỷ XI, XV, XX.

Bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt.

Đó là lúc quân và dân ta phải quyết chiến với mấy chục vạn quân Tống xâm lược (1075 - 1077). Trên phòng tuyến sông Cầu, Lý Thường Kiệt (1019 - 1105) đã viết bài thơ bất hủ “Nam quốc sơn hà” khẳng định ý thức sâu sắc về quyền bất khả xâm phạm của nhân dân ta làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Bài thơ được dịch là:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”

Tư tưởng chính trị, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của dân tộc được khẳng định. Việt Nam tuy là một nước nhỏ nhưng so với Trung Quốc là một nước có chủ quyền, vua nước Nam cũng xưng đế như vua đất Bắc.

“Nam quốc sơn hà” là sự thể hiện lập trường kiên định của dân tộc ta về quy luật tự nhiên cũng như chân lý khách quan của sự bình đẳng dân tộc.

Một phần của tài liệu Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế khi bước vào sự nghiệp đối mới đất nước (Trang 34 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)