Quy trình cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh thanh xuân (Trang 43)

Sơ đồ 2.2 Quy trình cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Thanh Xuân

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn.

Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng đăng kí những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vốn vay

Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: CBTD kiểm tra sơ bộ về các điều kiện vay vốn, bộ hồ sơ vay và giúp khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn

CBTD kiểm tra độ xác thực của hồ sơ vay bao gồm có: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay.

CBTD cũng phải kiểm tra xem mục đích vay vốn của phương án dự kiến có phù hợp với đăng kí kinh doanh, kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn.

Bước 3:Phân tích khách hàng vay vốn

Phân tích thông tin khách hàng: tìm hiểu và đánh giá về tư cách pháp nhân, năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật cũng như năng lực quản lý và lãnh đạo của khách hàng.

Phân tích, đánh giá khả năng tài chính: CBTD có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh mà khách hàng cung cấp.

Phân tích quan hệ với ngân hàng: Tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng được xem xét cả trong quá khứ và hiện tại. CBTD phải tìm hiểu quan hệ tín dụng của khách hàng đối với cả những tổ chức tín dụng khác, các chi nhánh ngân hàng khác nhằm đưa ra được kết luận khách quan về khách hàng.

Bước 4: Dự tính lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt

CBTD tính toán lãi và/hoặc phí nhận có thể nhận được nếu khoản vay được phê duyệt. Cần phải lưu ý là phải xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng (ví dụ như lợi ích từ khoản vay không cao nhưng bù lại khách hàng luôn duy trì quan hệ tiền gửi ở mức cao, khách hàng thường xuyên có ngoại tệ bán cho ngân hàng).

Bước 5: Phân tích, thẩm định dự án/phương án vay vốn

Phân tích dự án hay phương án vay vốn nhằm mục đích xác định tính hiệu quả, khả thi về mặt tài chính của phương án sản xuất kinh doanh, làm cơ sở để góp ý, tư vấn cho khách hàng và làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay và các điều kiện cho vay.

35

Khi nhận các tài sản đảm bảo, CBTD có trách nhiệm kiểm tra xác minh lại tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo. Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản sẽ được ngân hàng lưu giữ cho đến khi khách hàng thanh toán đầy đủ nợ gốc và lãi.

Bước 7: Xác định phương thức và nhu cầu vay vốn

Tùy thuộc theo yêu cầu vay vốn, kết quả thẩm định khách hàng và mối quan hệ với khách hàng mà ngân hàng sẽ quyết định phương thức cho vay phù hợp.

Bước 8: Phê duyệt khoản vay và ký kết hợp đồng vay

Căn cứ vào hồ sơ xin vay và kết quả của cán bộ thẩm định, khoản vay sẽ được Ban lãnh đạo sẽ quyết định phê duyệt khoản vay đối với những khoản vay thuộc quyền phán quyết. Đối với những khoản vay phức tạp vượt quyền phán quyết, chỉ khi được Ban thẩm định dự án cấp trên phê duyệt, có thông báo, ngân hàng chi nhánh mới được phép giải ngân.

Nếu khoản vay được phê duyệt, ngân hàng và khách hàng sẽ lập hợp đồng tín dụng hay sổ vay vốn và hợp đồng đảm bảo tiền vay (nếu có).

Bước 9: Giải ngân

CBTD xem xét các chứng từ của khách hàng và ngân hàng nếu đủ điều kiện giải ngân thì trình TPTD. Nếu TPTD đồng ý ký trình lên lãnh đạo. Nếu không đồng ý thì ghi rõ lý do rồi trình lên lãnh đạo.

CBTD nhận lại chứng từ được lãnh đạo duyệt và nạp thông tin khoản vay vào hệ thống mạng ngân hàng. Sau đó CBTD chuyển chứng từ này cho các Phòng nghiệp vụ có liên quan như chuyển chứng từ gốc cho Phòng Kế toán. Phòng Kế toán dựa vào chứng từ để hạch toán theo quy trình thanh toán và theo dõi khoản vay qua Bảng theo dõi nợ vay.

Bước 10: Kiểm tra giám sát khoản vay

Kiểm tra và giám sát khoản vay là bước công việc sau khi đã cho khách hàng vay vốn nhằm đôn đốc sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả nhằm đảm bảo khách hàng có thể trả nợ gốc và lãi đúng như đã cam kết.

Nếu ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hay sai chế độ tín dụng, CBTD phải lập ngay báo cáo trình TPTD để TPTD trình lãnh đạo ra quyết định yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn. Còn nếu khách hàng có kết quả kinh doanh kém khả quan nhưng có thể khắc phục được trong tương lai gần hoặc do bị ảnh hưởng từ các rủi ro như thiên tai, tỷ giá biến động thì ngân hàng có thể cử cán bộ tư vấn cho khách hàng, khoanh vùng nợ chuyển thành nợ quá hạn hoặc gia hạn nợ.

Có hai phương pháp thu nợ gốc và lãi được áp dụng, đó là: Người vay trả nợ trực tiếp tại nơi giao dịch

Thành lập tổ thu nợ lưu động (3 người trở lên)

Nếu xảy ra phát sinh, ngân hàng sẽ cố gắng thu hồi nợ bằng cách yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn hay phát mại tài sản đảm bảo. Nếu khách hàng cố ý không hợp tác, ngân hàng có thể sử dụng đến các biện pháp pháp lý như kiện lên tòa án.

Bước 12: Thanh lý hợp đồng và giải tỏa tài sản đảm bảo

Khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng hoặc sổ vay vốn đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý trừ trường hợp bên vay yêu cầu.

CBTD lập biên bản trao giao trả tài sản đảm bảo nợ vay trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát, trưởng phòng tín dụng trình lãnh đạo ký duyệt.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh thanh xuân (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)