Các chỉ tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh thanh xuân (Trang 50)

2.4.1.1.Chỉ tiêu định tính

Chất lượng trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng nói chung và chất lượng cho vay ngắn hạn nói riêng, bên cạnh biểu hiện về mặt định lượng như doanh số cho vay, sự gia tăng về số lượng khách hàng, tỷ lệ nợ xấu… còn được biểu hiện thông qua chỉ tiêu định tính. Một ngân hàng được coi là hoạt động hiệu quả có chất lượng cho vay tốt chỉ khi đáp ứng đầy đủ hai chỉ tiêu này. Đây là nền tảng và cơ sở tạo sự phát triển bền vững của ngân hàng thương mại.

Cơ sở pháp lý: Thực hiện chỉ đạo trực tiếp của NHNo&PTNT VN những năm qua, Chi nhánh Thanh Xuân đã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nhà nước và của pháp luật.

Cơ sở quy chế cho vay: Đảm bảo thực hiện đúng theo Sổ tay tín dụng chung của NHNo&PTNT Việt Nam. Công tác cho vay được thực hiện theo đúng trình tự và quy định đã đề ra. Các cán bộ tín dụng được hướng dẫn và yêu cầu tuân thủ đúng quy trình cho vay nhằm đảm bảo tính đúng đắn và khách quan và sinh lời trong các quyết định cho vay.

Cơ sở hợp đồng cho vay: Các hợp đồng vay vốn được lập theo yêu cầu của khách hàng hay cả những hợp đồng vay vốn lớn đều được ngân hàng giám sát và lưu trữ cẩn thận. Kết thúc thời gian cho vay, hợp đồng được thanh lý nếu khách hàng đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Hợp đồng được lập thường có hai bên: bên vay và bên cho vay, quy định rõ ràng về phương thức cho vay, số tiền vay, mục đích sử dụng vốn vay, lãi suất và thời hạn cho vay, hình thức đảm bảo, quyền và nghĩa vụ của các bên. Khi nội dung hợp đồng được tuân thủ đúng như đã cam kết tức là khoản vay đó có chất lượng tốt, người vay được cung cấp vốn và sử dụng hiệu quả, ngân hàng cũng thu được phí, lãi và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

41

2.4.1.2.Chỉ tiêu định lượng  Tổng dư nợ ngắn hạn

Bảng 2.5 Dư nợ cho vay ngắn hạn

Đơn vị :Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Cuối kì Tỷ trọng % Cuối kì Tỷ trọng % Cuối kỳ Tỷ trọng % Dư nợ cho vay

ngắn hạn 450.079 64,32 545.740 68,93 601.009 65,85 Dư nợ cho vay 699.715 100 791.701 100 912.644 100 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2011-2013) Tổng dư nợ ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cung cấp cho cá nhân và doanh nghiệp vay ngắn hạn tại một thời điểm. Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ngắn hạn tại Chi nhánh có chiều hướng tăng đều qua mỗi năm cùng với xu xướng tăng của tổng dư nợ cho vay. Năm 2011 dư nợ cho vay ngắn hạn là 450.079 triệu đồng chiếm 64,32% tổng dư nợ đến năm 2012 tăng lên mức 545.740 triệu đồng đạt 68,93% và năm 2013 là 601.009 triệu đồng chiếm 65,85% trong tổng dư nợ cho vay. Quy mô cho vay ngắn hạn đang ngày càng mở rộng cho thấy Chi nhánh Thanh Xuân rất chú trọng hoạt động cho vay ngắn hạn, nhu cầu vay ngắn hạn cũng rất lớn do những thiếu hụt tạm thời về vốn của các doanh nghiệp mà chiếm đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn có đà giảm nhẹ trong năm 2013 là do nhu cầu về các khoản vay trung và dài hạn tăng lên nhằm phục vụ cho các dự án về xây dựng giao thông vận tải, dự án thương mại mới năm 2013 với đời dự án thường kéo dài từ 3 đến 5 năm.

Dư nợ cho vay tăng đều qua các năm là dấu hiệu tốt chứng tỏ ngân hàng đã và đang mở rộng được nhiều hơn các mối quan hệ tín dụng, phần nào phản ánh chất lượng cho vay tốt cùng với chất lượng dịch vụ luôn được chú trọng và đề cao tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân.

 Chỉ tiêu nợ quá hạn

Bảng 2.6 Tỷ lệ dư nợ quá hạn

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dư nợquá hạn ngắn hạn 95.000 98.500 96.161

Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn 450.079 545.740 601.009 Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn

21,10% 18,05% 16%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2011-2013) Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn trong ba năm có xu hướng giảm dần. Năm 2011 tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn là 21,1%, giảm xuống chiếm 18,05% tổng dư nợ ngắn hạn năm 2012 và vẫn tiếp đà giảm xuống mức 16% trong năm 2013. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ ngắn hạn này vẫn chiếm mức cao trong tổng dư nợ ngắn hạn. Nó là kết quả của việc cho vay không hiệu quả, việc kiểm định dự án chưa tốt và phần nào phản ánh bức tranh nền kinh tế không mấy khả quan.Nợ quá hạn là yếu tố không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng, ngân hàng đang cố gắng giảm tỷ lệ nợ quá hạn này càng thấp càng tốt là một việc làm đúng đắn và cấp thiết cho sự tồn tại của chính NHTM.Tuy nhiên nợ quá hạn tại Chi nhánh phần lớn là nợ nhóm 2, tức là khoản nợ mới chậm trả từ 10 đến 90 ngày, độ rủi ro đối với các khoản nợ này là chưa cao, do đó nếu có các biện pháp kịp thời nhằm thu hồi gốc và lãi, tư vấn giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì sẽ làm giảm bớt tính rủi ro đối với các khoản cho vay này.

 Chỉ tiêu nợ xấu

Bảng 2.7 Tỷ lệ nợ xấu trong ba năm 2011, 2012 và 2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nợ xấu cho vay ngắn hạn 34.000 45.200 40.333

Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn 450.079 545.740 601.009 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn 7,55% 8,28% 6,71% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2011-2013)

43

Tỷ lệ trên cho biết trong 100 đồng vốn Chi nhánh cho vay ngắn hạn ra thì có 7,55 đồng là nợ xấu năm 2011, có 8,28đồng là nợ xấu năm 2012 và 6,17 đồng là nợ xấu năm 2013. Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn năm 2011 là 7,55%, năm 2012tỷ lệ nợ xấu tăng cao hơn lên mức 8,28%,sự gia tăng này được giải thích là do ngân hàng mở rộng tín dụng cho vay vì hoạt động huy động vốn trong năm này tăng mạnh nhưng khâu kiểm định dự án còn xuất hiện nhiều vấn đề dẫn đến ngân hàng không đánh giá được chính xác khả năng thanh toán của khách hàng và giá trị thực của tài sản đảm bảo cũng như không đánh giá được tính hiệu quả và khả thi của dự án dẫn đến tình trạng không thu hồi được nợ đúng hạn của nhiều dự án và nhiều khách hàng doanh nghiệp. Tình hình kinh tế khó khắn năm 2012 khiến cho các doanh nghiệp dù đã gia hạn nợ nhưng vẫn không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Năm 2013, sau hai năm với tỷ lệ nợ xấu ở mức cao, Chi nhánh đã chú trọng hơn tới công tác thẩm định và khâu kiểm soát sau vay cùng với việc tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ cho nên tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 6,71%.

Nguyên nhân của tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn tại Chi nhánh còn ở mức cao là do công tác thu hồi nợ không tốt, các cán bộ chưa thực sự nỗ lực trong việc thu hồi nợ, bên cạnh đó do nguyên nhân từ phía kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng không hiệu quả, không sinh lời do đó khách hàng không có tiền để trả lãi và gốc. Nợ xấu cộng dồn cao nhưng việc xử lý nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn. Chi nhánh đã tổ chức bán nợ xấu cho tổ chức VAMC được 40 tỷ VND, thanh lý và bán các tài sản đảm bảo nhằm thu hồi lại vốn đã mất nhưng việc làm trên rất mất thời gian do vướng nhiều thủ tụcpháp lý và nhiều tài sản phải đợi khởi kiện lên tòa án.

Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn của ngân hàng, lúc này không còn là rủi ro thông thường nữa mà là rủi ro có khả năng mất vốn do đó ngân hàng cần chú trọng từ khâu đầu vào tức là lựa chọn các dự án, hồ sơ cho vay hợp lý và khả thi. Sau đó cần phải đốc thúc khách hàng trả nợ và tìm biện pháp xử lý phù hợp như tư vấn, gia hạn nợ,.. để làm giảm tỷ lệ này càng thấp càng tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Hiệu suất sử dụng vốn

Bảng 2.8 Hiệu suất sử dụng vốn

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn 450.079 545.740 601.009

Tổng nguồn vốn ngắn hạn 493.330 708.561 587.905

Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn 91,23% 77,02% 102,23% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2011-2013) Hiệu suất sử dụng vốn phản ánh khả năng sử dụng vốn của ngân hàng. Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn nhìn chung là ở mức cao. Tuy nhiên năm 2013 hiệu suất sử dụng vốn còn vượt trên 100% tức là NHTM không chỉ dùng nguồn vốn ngắn hạn huy động được để tài trợ cho hoạt động cho vay ngắn hạn mà còn sử dụng cả những nguồn vốn khác. Chỉ số này cũng cho ta chithấy nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng tại Chi nhánh là cao, cần phải định hướng cơ cấu cho vay sao cho hợp lý để tránh xảy ra sự chênh lệch lớn giữa nguồn vốn đầu vào và đầu ra là các khoản cho vay.

 Chỉ tiêu vòng quay vốn

Bảng 2.9 Vòng quay vốn cho vay ngắn hạn

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn 803.794 646.024 678.715 Dư nợ cho vay ngắn hạn bình quân 430.456 497.910 573.375

Vòng quay vốn 1,87 1,30 1,18

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2011-2013) Vòng quay vốn thể hiện khả năng thu hồi vốn vay. Vòng quay vốn của Chi nhánh năm 2011 là 1,87 vòng, năm 2012 là 1,3 vòng và năm 2013 là 1,18 vòng. Như vậy, nhìn chung vòng quay vốn cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm dần trong ba năm. Nguyên nhân dễ thấy là do dư nợ cho vay ngắn hạn tăng trưởng liên tục qua các năm nhưng doanh số thu hồi nợ cho vay ngắn hạn lại có xu hướng giảm. Như đã phân tích ở trên, nền kinh tế tăng trưởng chậm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động và kinh doanh của khách hàng từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn. Bên cạnh đó ngân hàng lại giữ chính sách mở rộng quy mô cho vay ngắn nên dẫn

45

một tín hiệu xấu của chất lượng tín dụng vì vòng quay vốn vẫn duy trì ở con số lớn hơn 1 như hiện tại cũng là một dấu hiệu khả quan về hoạt động thu hồi nợ của ngân hàng.

 Chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động cho vay

Bảng 2.10 Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động cho vay ngắn hạn

Đơn vị :Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Lợi nhuận cho vay ngắn hạn 67.973 60.436 42.208 Lợi nhuận cho vay trung hạn 25.302 19.827 11.652

Lợi nhuận cho vay dài hạn 13.403 20.852 20.672

Lợi nhuận thu phí dịch vụ 14.603 9.248 8.384

Thu khác 50.198 72.340 87.116

Tổng lợi nhuận cho vay 171.479 182.703 169,032 Tỷ lệ lợi nhuận cho vay ngắn hạn 39,64% 33,08% 24,97%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2011-2013) Tỷ lệ lợi nhuận cho vay ngắn hạn phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng ngắn hạn. Qua bảng số liệu, ta thấy lợi nhuận từ hoạt động cho vay ngắn hạn đem lại chiếm 39,64% năm 2011, 33,08% năm 2012 và 24,97% năm 2013. Mức tỷ trọng này giảm dần qua các năm song vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng lợi nhuận cho vay. Tuy nhiên mức tỷ trọng này khiến cho nguồn thu nhập từ hoạt động cho vay ngắn hạn chưa trở thành nguồn thu nhập chính của ngân hàng. Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng đều qua các năm tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận cho vay ngắn hạn lại có xu hướng giảm là dấu hiệu không tốt về chất lượng cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh. Việc thu hồi nợquá hạn và nợ xấu khó khăn khiến việc ngân hàng chậm thu các khoảnlãi từ hoạt động cho vay là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay ngắn hạn giảm dần trong hai năm 2012 và 2013.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh thanh xuân (Trang 50)