Xuân
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh
Huy động vốn cũng là một trong những hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại. Một nguồn vốn mạnh, cơ cấu nguồn hợp lý là điều kiện cho việc phát triển và mở rộng hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Bởi vậy NHNo&PTNT Thanh Xuân luôn đặt công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ hàng
27
đầu. Chi nhánh đã có nhiều hình thức huy động vốn từ những khoản tiền gửi tiết kiệm cho tới những khoản tiền gửi thanh toán. Kết quả huy động vốn tại chi nhánh trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 (1) Năm 2012 (2) Năm 2013 (3)
Năm 2012 so với 2011 Năm 2013 so với 2012
Tuyệt đối (4)=(2)-(1) Tương đối % (5)=(4)/(1) Tuyệt đối (6)=(3)-(2) Tương đối % (7)=(6)/(2) Theo loại tiền
1.Nội tệ 690.588 1.658.451 1.312.400 967.863 1,40 (346.051) (20.87) 2.Ngoại tệ 85.453 226.000 170.573 140.547 164,47 (55.427) (24,53) Theo TP kinh tế 1.Dân cư 546.265 1.159.305 1.295.972 613.040 112,22 136.667 11,79 2.Tổ chức kinh tế 229.776 725.146 187.001 495.370 215,59 (538.145) (74,21) Theo kỳ hạn 1.Không kỳ hạn 257.189 339.875 16.883 82.686 32,15 (322.992) (95,03) 2.Kỳ hạn dưới 12 tháng 236.141 368.686 571.022 132.545 56,13 202.336 54,88 3.Kỳ hạn 12 đến 24 tháng 202.280 147.267 101.097 (55.013) (27,20) (46.170) (31.35) 4.Kỳ hạn trên 24 tháng 80.431 1.028.623 793.971 948.192 1178,89 (234.652) (22,81) Tổng nguồn vốn huy động 776.041 1.884.451 1.482.973 1.108.410 142,83 (401.478) (21,30)
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh) Nguồn vốn huy động được từ năm 2011 đến năm 2013 biến động có cảtăng và giảm về quy mô nhưng nhìn chung là có sự tăng trưởng đáng kể, từ mức 776.041 triệu đồng năm 2011 đạt mức 1.884.451 triệu đồng năm 2012, tương ứng mức tăng tới hơn 142,83% và đạt 1.482.973 triệu đồng năm 2013 giảm 21,3% so với năm 2012.
Nguồn vốn huy động được chủ yếu là đồng nội tệ, ngoại tệ chỉ chiếm khoảng 10% đến 11% lượng vốn ngân hàng huy động được. Trong đó, tiền gửi từ bộ phận dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất và có sự tăng trưởng vượt bậc, từ mức 546.265 triệu đồngnăm 2011 tăng vọt 112,22% lên mức 1.159.305 triệu đồng năm 2012, và ở mức 1.295.972 triệu đồng năm 2013 tăng thêm 11,79% so với trước đó. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế năm 2011 đạt 229.776 triệu đồng, năm 2012 đạt 725.146 triệu đồng tương ứng mức tăng 215,59%; năm 2013 dừng ở mức 187.001 triệu đồng giảm 538.145 triệu đồng tương ứng mức giảm 74,21% so với năm 2012.
Tiền gửi kỳ hạn trên 24 tháng có sự tăng mạnh từ mức 80.431 triệu đồng năm 2011 lên đến 1.028.623 triệu đồng năm 2012 và 793.971 triệu đồng năm 2013. Tiền gửi từ 12 đến 24 tháng có xu hướng giảm dần qua 3 năm trái với xu hướng tiền gửi dưới 12 tháng lại tăng đều trong giai đoạn 2011 – 2013. Tiền gửi không kỳ hạn tăng 82.686 triệu đồng năm 2012 tương ứng mức tăng 32,15% so với năm 2011; năm 2013 có sự giảm mạnh của lượng tiền gửi không kỳ hạn, mức giảm 322.992 triệu đồng tương ứng giảm 95,03% so với năm 2012.
Lý giải diễn biến tình hình huy động vốn tại Chi nhánh, ta có thể thấy: Năm 2011 lạm phát ở mức 18,6% trong khi NHNN ra trần lãi suất chỉ ở mức 14%, do đó lãi suất cho vay và huy động thực ở mức âm. Sang tới năm 2012 lạm phát giảm còn 6,81% khiến lãi suất tiền gửi VND dù giảm 3% đến 4% nhưng lãi suất thực dương, lãi suất tiền gửi ngoại tệ được quy định chỉ từ 0.25% – 1%. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự tăng vọt lượng tiền gửi từ dân cư và tiền gửi từ phía các tổ chức kinh tế mà chủ yếu là gửi tiền VND do sự chênh lệch lớn về lãi suất giữa gửi nội tệ và ngoại tệ. Năm 2013 lạm phát dừng ở mức 6,04% , lãi suất tiền gửi ở mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua chỉ 6-7% nên người dân cũng không mặn mà như trong năm 2012 nữa. Lượng tiền huy động giảm trong năm 2013 là điều dễ hiểu bởi chính bản thân ngân hàng cũng khó cho vay ra nên nếu huy động nhiều vốn sẽ chỉ tốn thêm chi phí trả lãi.
29
2.1.3.2.Hoạt động cho vay
Bảng 2.2 Tình hình hoạt động cho vay trong giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 (1) Năm 2012 (2) Năm 2013 (3)
Năm 2012 so với 2011 Năm 2013 so với 2012
Tuyệt đối (4)=(2)-(1) Tương đối % (5)=(4)/(1) Tuyệt đối (6)=(3)-(2) Tương đối % (7)=(6)/(2) Theo thời gian
1.Cho vay ngắn hạn 450.079 545.740 601.009 95.661 21,25 55.269 10,13
2.Cho vay trung,
dài hạn 249.636 245.961 311.635 (3.675) (1,47) 65.674 26,70 Theo thành phần kinh tế 1.Hộ gia đình 63.000 70.000 135.000 7.000 11,11 65.000 92,86 2.DN Nhà nước 39.000 49.000 50.000 10.000 25,64 1.000 2,04 3.DN ngoài quốc doanh 597.715 627.701 727.644 29.986 5,07 99.943 15,92 Theo nhóm nợ Nhóm 1 545.775 648.324 766.624 102.549 18,79 118.300 18,25 Nhóm 2 104.960 84.000 91.260 (20.960) (19,97) 7.260 8,64 Nhóm 3-5 48.980 59.377 54.760 10.397 21,23 (4.617) (7,78) Tổng dư nợ cho vay 699.715 791.701 912.644 91.986 13,15 120.943 15,28
Tổng dư nợ cho vay năm 2011 là 699.715 triệu đồng, năm 2012 là 791.701 triệu đồng, tăng lên 91.986 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng mức tăng 13,15%. Tổng dư nợ cho vay năm 2013 là 912.644 triệu đồng, tăng 120.943 triệu đồng tương ứng mức tăng 15,28% so với năm 2012. Nhìn chung tổng dư nợ cho vay trong giai đoạn 2011 – 2013 có xu hướng tăng trưởng đều.
Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2011 là 450.079 triệu đồng, năm 2012 là 545.740 triệu đồng tăng 95.661 triệu đồng tương ứng với mức tăng 21,25%. Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2013 là 601.009 triệu đồng, tăng 55.269 triệu đồng tương ứng tăng 10,13% so với năm 2012. Dư nợ cho vay ngắn hạn trong cả ba năm tăng trưởng ổn định. Năm 2013 do khó khăn chung của nền kinh tế nên tốc độ tăng trưởng có giảm theo đà giảm của nền kinh tế. Tuy vậy, dư nợ cho vay ngắn hạn qua 3 năm vẫn có quy mô lớn hơn dư nợ cho vay trung và dài hạn. Chứng tỏ ngân hàng rất tập trung đối với hình thức tín dụng này.
Xét theo thành phần kinh tế, Chi nhánh chú trọng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Dư nợ cho vay ngoài quốc doanh năm 2011 là 597.717 triệu đồng, năm 2012 là 627.701 triệu đồng, tăng 29.986 triệu đồng tương ứng tăng 5,07%; năm 2013 mức dư nợ này đạt 727.644 triệu đồng, tăng 99.943 triệu đồng tương ứng mức tăng 15.92%. Cho vay dân cư và hộ gia đình cũng có sức tăng đáng kể từ 63.000 triệu đồng năm 2011 lên 70.000 triệu đồng năm 2012 và lên 135.000 triệu đồng năm 2013.
Xét theo nhóm nợ, dư nợ cho vay nhóm 1 chiếm tỷ trọng lớn nhất, tăng đều trong 3 năm. Nợ nhóm 1 năm 2011 là 545.775 triệu đồng, năm 2012 là 648.324 triệu đồng tăng 102.549 triệu đồng tương ứng mức tăng 18,79%; năm 2013 là 766.624 triệu đồng, tăng 118.300 triệu đồng tương ứng với mức tăng 18,25% so với năm 2012. Nợ nhóm 2 giảm 20.960 triệu đồng trong năm 2012 tương ứng mức giảm 19,97% so với năm 2011; năm 2013dư nợ nhóm 2 tăng 7.260 triệu đồng tương ứng mức tăng 8,64% so với năm 2012. Nợ nhóm 3 – 5 năm 2011 ở mức 48.980 triệu đồng, năm 2012 là 59.377triệu đồng tăng 21,23% so với năm 2011; năm 2013 nợ xấu ở mức 54.760 triệu đồng tương ứng mức giảm 4.617 triệu đồng so với năm 2012. Nợnhóm 1 chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, nợ xấu thuộc nợ nhóm 3 – 5 chiếm tỷ trọng nhỏ là dấu hiệu tích cực của ngân hàng trong việc quản lý chất lượng tín dụng. Tuy nhiên nợ nhóm 1 có xu hướng giảm trong năm 2013 trong khi đó nợ quá hạn nhóm 2 lại có xu hướng tăng trở lại là một vấn đề mà ngân hàng phải chú ý giải quyết ngay.
31
ngân hàng giảm tỷ lệ nợ xấu. Ngân hàng chú trọng đối với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình từ đó đưa ra các chính sách và lãi suất cho vay hợp lý nên tổng dư nợ cho vay tại Chi nhánh tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2011- 2013.