Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh thanh xuân (Trang 27)

1.3.4.1.Nhân tố thuộc về ngân hàng

Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là một hệ thống văn bản phản ánh cương lĩnh, chủ trương hoạt động của một ngân hàng. Nhằm hướng dẫn cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng nhằm tạo sự thống nhất trong hoạt động tín dụng.

Một chính sách tín dụng được đánh giá là hoàn thiện nếu nó được xây dựng phù hợp với mục tiêu tổng thể của ngân hàng trong từng thời kỳ. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Quy trình nghiệp vụ

Quy trình tín dụng là tập hợp những nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành trong hoạt động cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn vay.

Trong quy trình cho vay, bước thẩm định trước khi cho vay đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thẩm định dự án giúp ngân hàng xem xét một cách toàn diện dự án để xác định tính khả thi của dự án trên cơ sở đó quyết định khách hàng có đủ điều kiện vay vốn không. Bên cạnh đó, cùng với những kinh nghiệm của mình, ngân hàng có thể góp ý, tư vấn về các điểm bất hợp lý trong dự án nhằm tăng tính khả thi của dự án. Thẩm định là công việc đòi hỏi thời gian và kĩ thuật tính toán, nó là cơ sở chính để ngân hàng ra quyết định cho vay hay không cho vay. Do đó, chất lượng tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thẩm định và quy định về điều kiện, thủ tục cho vay.

Kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng vốn vay là hoạt động giúp ngân hàng nắm được tình hình của khoản tín dụng đã cung cấp để có những điều chỉnh can thiệp khi cần thiết.

Thu nợ, thu lãi và thanh lý nợ hiệu quả là khâu có tính quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng. Sự nháy bén của ngân hàng trong hoạt động này sẽ giúp phát hiện kịp thời những hiện tượng bất thường đối với món vay cùng với những biện pháp xử lý chính xác, hợp lý sẽ giúp giảm thiểu và quản lý tốt các khoản nợ quá hạn. Điều này có tác động tích cực tới chất lượng cho vay của NHTM.

Trình độ cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng đóng vai trò quan trọng nhất đối với hoạt động cho vay của ngân hàng bởi họ là những người trực tiếp thực hiện các khâu của quá trình cho vay. Tính sinh lời và việc đảm bảo an toàn khoản vay phụ thuộc nhiều vào đạo đức nghề nghiệp của cán bộ cho vay. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng còn cần phải có hiểu biết rộng về

pháp luật, tình hình kinh tế - xã hội, dự đoán trước những diễn biến có thể xảy ra nhằm tư vấn hỗ trợ khách hàng và đưa ra nhận xét khách quan, sáng suốt về khách hàng.

Thông tin tín dụng

Thông tin cho vay đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ra quyết định cho vay của ngân hàng. Thông tin có thể thu thập được từ những nguồn có sẵn ở ngân hàng như hồ sơ vay vốn trước đó, phân tích tín dụng của cán bộ cho vay, thông tin có sẵn trong hệ thống Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước. Nguồn thông tin do phía khách hàng cung cấp như báo cáo tài chính, phỏng vấn trực tiếp hoặc từ các nguồn khác như báo chí, Internet.

Thông tin càng đầy đủ, toàn diện và nhanh nhạy thì khả năng ra quyết định từ phía ngân hàng càng chính xác. Từ đó sẽ tăng khả năng nắm bắt cơ hội và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay, chất lượng tín dụng nhờ đó sẽ tăng lên.

Tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại

Tình hình huy động vốn cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Vốn huy động ngắn hạn chủ yếu để tài trợ cho vay ngắn hạn. Vốn huy động trung và dài hạn thì lại là nguồn chủ yếu để cho vay trung và dài hạn. Do đó, nguồn vốn ngắn hạn huy động được càng lớn thì quy mô và khả năng cho vay ngắn hạn của ngân hàng cũng càng lớn. Khi đó, nếu ngân hàng không thiết lập được sự phù hợp giữa kỳ hạn tiền gửi và kỳ hạn cho vay sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản.

1.3.4.2.Nhân tố khách quan Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Bất cứ sự biến động nào của nền kinh tế vĩ mô cũng đều tác động đến hoạt động của ngân hàng và các doanh nghiệp. Trong giai đoạn kinh tế phát triển, người vay hoạt động tốt do lợi nhuận thu được cao nhưng trong giai đoạn suy thoái khả năng hoàn trả của người đi vay sẽ bị giảm sút. Tùy thuộc vào mức độ biến động và khủng hoảng của nền kinh tế mà việc ảnh hưởng đến đến các cá nhân, doanh nghiệp cũng như khả năng thanh toán các khoản nợ của họ ở mức khách nhau. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định là cơ sở để các ngân hàng mở rộng và nới lỏng cho vay, còn các doanh nghiệp sẽ có điều kiện mở rộng sản xuất, thu lợi nhuận cao và đảm bảo hiệu quả của khoản vay.

Môi trường pháp lý

Các yếu tố pháp lý bao gồm hệ thống luật, hệ thống các biện pháp đảm bảo cho pháp luật được thực thi và sự nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của các chủ thể tham

19

gia hoạt động kinh doanh là những yếu tố gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cho vay.

Hoạt động cho vay của ngân hàng có thể đem lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Có những rủi ro có khả năng gây bất ổn và ảnh hưởng lên toàn bộ nền kinh tế do đó các NHTM phải nằm trong sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước và phải hoạt động tuân theo những nghị định, chính sách và hệ thống pháp luật.Việc tạo lập một hành lang pháp lý thuận lợi đem lại môi trường bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế.

Môi trường chính trị - xã hội

Môi trường chính trị ổn đinh, ít biến động sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế. Ngược lại nếu chính trị bất ổn sẽ gây khó khăn và tạo ra rào cản cho hoạt động sản xuất và phát triển của toàn bộ các thành phần trong nền kinh tế.

Môi trường xã hội bao gồm: trình độ dân trí, văn hóa dân tộc, suy nghĩ và niềm tin của người dân. Một khi trình độ dân trí cao, người dân sống có đạo đức thì sẽ hạn chế được các vụ lừa đảo, các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng. Từ đó nâng cao hiệu quả cho vay.

1.3.4.3.Nhân tố thuộc về khách hàng Rủi ro từ phía khách hàng

Khách hàng là đối tượng sử dụng vốn vay bởi vậy khách hàng cũng chính là người trực tiếp quyết định chất lượng tín dụng của NHTM. Tuy nhiên, luôn có những rủi ro trong kinh doanh mà ngay cả khách hàng hay ngân hàng đều khó có thể lường trước. Trong sản xuất kinh doanh, đối với khách hàng là doanh nghiệp, rủi ro có thể phát sinh dưới nhiều hình thái như: thiên tai, cháy nổ, phá sản, biến động thị trường kiến rủi ro về tỉ giá, về lãi suất…Điều này làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp, từ đó cũng ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Đối với cá nhân và hộ gia đình, khả năng hoàn trả vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn thu nhập ổn định, đều đặn hàng tháng của các thành viên. Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay thì khả năng mất việc, bị thuyên chuyển công tác, nợ lương, giảm lương là những rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó nguồn trả nợ cũng sẽ bị ảnh hưởng kiến cho khách hàng mất khả năng trả nợ hoặc sẽ trả nợ trễ hạn so với cam kết

Khả năng, năng lực và kinh nghiệm của nhà quản lý doanh nghiệp vay vốn Nếu năng lực của doanh nghiệp hay cụ thể ở đây là năng lực của nhà lãnh đạo và năng lực của toàn bộ nhân viên yếu kém thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chắc chắn sẽ không cao. Điều này ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn và lãi cho ngân hàng, chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ngược lạị nếu giám đốc hay chủ các doanh nghiệp có hiểu biết, kinh nghiệm và năng lực làm việc của nhân viên tốt thì nguồn vốn sẽ được sử dụng hiệu quả hơn. Khi đó chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng tốt hơn.

Đạo đức của khách hàng

Bên cạnh hai yếu tố nêu trên, đạo đức của khách hàng vay vốn cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu khách hàng cố ý sử dụng vốn vay sai mục đích, cố tình thực hiện hành vi lừa đảo hay cố ý không trả nợ thì sẽ gây ra rủi ro mất vốn rất cao cho các NHTM. Do đó việc phân tích trước khi cho vay, kiểm tra tính đảm bảo và hợp pháp của tài sản đảm bảo là việc vô cùng quan trọng trước khi ngân hàng chấp nhận đề xuất xin vay từ khách hàng.

21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Với những lý luận như trên đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp, hiểu được vai trò của hoạt động cho vay ngắn hạn cũng như vai trò quan trọng của việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với nền kinh tế và các chủ thể trong nền kinh tế. Từ đó chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NHNO&PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH XUÂN

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh thanh xuân (Trang 27)