Biện pháp xử lý cầm màu cho vải nhuộm 61

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sử dụng chất màu tự nhiên để nhuộm vải bông và tơ tằm, thiết lập qui trình công nghệ và triển khai ứng dụng cho một số cơ sở làng nghề dệt nhuộm (Trang 62)

3. 4.2 Công nghệ nhuộm vải bông 56

3.6. Biện pháp xử lý cầm màu cho vải nhuộm 61

Với mục đích làm tăng độ bền màu của mẫu sau nhuộm trong quá trình sử

dụng người ta thường tiến hành quá trình cầm màu. Có thể tiến hành cầm màu theo hai cơ chế:

Cơ chế 1: Cầm màu bằng cách tạo màng cao phân tửđể gắn kết chất màu với vật liệu bằng liên kết tạo màng.

Cơ chế 2: Tạo phức kim loại cho chất màu bằng cách xử lý vải sau nhuộm trong dung dịch có chứa muối kim loại.

Trong phạm vi thực hiện của đề tài, quá trình cầm màu ngoài mục đích nâng cao độ bền màu, đề tài nghiên còn cứu sự thay đổi màu sắc của chất màu dưới tác

động của các muối kim loại vì vậy quá trình cầm màu được thực hiện theo cơ chế

cầm màu thứ 2 với các loại muối: CuSO4, CoSO4, FeSO4. Ngoài ra, mẫu sau nhuộm còn được tiến hành xử lý bằng dung dịch có chứa tác nhân oxy hoá: H2O2 nhằm nghiên cứu sự thay đổi của màu với tác nhân oxy hóa này sau khi đã được thực hiện liên kết trên vật liệu.

Nghiên cứu cầm màu cho lá chè cho thấy rằng các mẫu được xử lý sau nhuộm bằng H2O2 hoặc cầm màu bằng CuSO4, CoSO4 có sự thay đổi không nhiều về hình dáng của đường cong phản xạ so với đường cong phản xạ của mẫu không tiến hành xử lý. Mẫu được xử lý cầm màu bằng FeSO4 có sự thay đổi đáng kể về hình dáng của đường cong phản xạ. Điều này chứng tỏ các tác nhân xử lý là: H2O2, CuSO4, CoSO4 có tác dụng làm cho màu sâu hơn hoặc nhạt hơn, liên kết với vật

62

liệu bền hơn dưới sự tác động của chúng, còn tác nhân FeSO4 ngoài tác động tăng

độ bền của liên kết giữa chất màu với vật liệu còn có tác động đáng kể đến khả

năng hấp thụ ánh sáng của chất màu trên vật liệu chính vì thế nó làm thay đổi ánh màu sắc của mẫu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sử dụng chất màu tự nhiên để nhuộm vải bông và tơ tằm, thiết lập qui trình công nghệ và triển khai ứng dụng cho một số cơ sở làng nghề dệt nhuộm (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)