Nhuộm tại cơ sở nhuộm Thúy Mùi làng Nha xá, xã Mộc Nam, huyện Duy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sử dụng chất màu tự nhiên để nhuộm vải bông và tơ tằm, thiết lập qui trình công nghệ và triển khai ứng dụng cho một số cơ sở làng nghề dệt nhuộm (Trang 105)

3. 4.2 Công nghệ nhuộm vải bông 56

6.3.2.Nhuộm tại cơ sở nhuộm Thúy Mùi làng Nha xá, xã Mộc Nam, huyện Duy

tiên, tỉnh Hà nam.

Vải: lụa tơ tằm và Tơ tằm pha Vixco

Thực hiện thử nghiệm 2 lần, mỗi lần sử dụng hai loại vải

Thiết bị sử dụng để nhuộm

- Máy nhuộm Jiger

- Giặt vải sau nhuộm trên máy Jiger. - Vắt trên máy vắt ly tâm.

- Sấy vải trên máy sấy lô (sấy thùng).

Trình tự thực hiện các bước

Chuẩn bị nguyên liệu: lá bàng được trộn đều và tiến hành nghiền thô (trên máy nghiền thuốc bắc) đến kích thước 1-2 cm rồi đóng gói thành từng túi 1 kg để

lưu trữ cho sản xuất công nghiệp.

Tách chiết dung dịch chất màu bằng cách đun trực tiếp các túi lá mỗi 1 kg lá cho vào 10-15 lít nước vào thiết bị nấu ở nhiệt độ 1000C để chiết lấy dung dịch chất màu, sau khi sôi 15 phút tách phần dung dịch màu và cấp nước mới tiếp tục quá trình cho đến khi nước trong đảm bảo việc tách chiết chất màu triệt để nhất.

Quá trình nhuộm được tiến hành: pha dung dịch chất màu chiết được đến lượng dung dịch nhuộm cần thiết tùy theo loại thiết bị và qui trình nhuộm được thực hiện đối với từng loại vải cụ thể như sau:

Đối với vải Tơ tằm: do bản chất của chất màu trong lá bàng có khả năng bắt màu lên tơ tằm tương đối tốt theo cơ chế của một số loại thuốc nhuộm tan nên tiến hành nhuộm theo phương pháp nhuộm ngâm ở nhiệt độ từ 50 ÷ 1000C trong khoảng thời gian từ 40 ÷ 60 phút (tùy theo ánh màu theo yêu cầu từ vàng đến vàng nâu). Kết thúc quá trình nhuộm, tiến hành xử lý nâng cao độ bền màu cho vải tơ

105

tằm bằng phương pháp giặt sạch ở nhiệt độ sôi trong dung dịch 1 g/l chất giặt tổng hợp trung tính thời gian 15-35 phút.

Đánh giá chất lượng nhuộm sau thử nghiệm

Công nghệ áp dụng trong sản xuất

- Vải màu Tơ tằm và Bông tự nhiên sau nhuộm có gam màu từ vàng nhạt đến vàng sậm, đều màu, có độ bền màu đạt cấp 4-5/5(Cấp 5 là cấp bền màu cao nhất) và tương đương với vải nhuộm màu bằng thuốc nhuộm tổng hợp.

- Kết quả là thay thế được một lượng thuốc nhuộm tổng hợp đáng kể khi phải nhập ngoại để tạo ra những gam màu tương tự. Theo tính toán sơ bộ một tấn lá khô thay thếđược 100 - 200 kg thuốc nhuộm và giá thành nhuộm thấp hơn 5 - 10 % so với nhuộm bằng thuốc nhuộm tổng hợp với màu tương đương.

Nước thải nhuộm không gây ô nhiễm môi trường, bã thải hạt dễ phân hủy sinh học và sẽđược sử dụng làm nguyên liệu chế biến phân hữu cơ vi sinh

Các chi phí đầu tư thiết bị và các thông số kỹ thuật của quá trình vận hành không khác gì so với nhuộm vải bằng thuốc nhuộm tổng hợp.

Ngoài ra còn tạo thêm thu nhập cho người lao động về môi trường cây xanh và tạo ra sản phẩm có giá thành cao hơn do tính an toàn với cơ thể người

Các sản phẩm từ tơ tằm được nhuộm bằng chất mầu tự nhiên là không có, trong khi nhu cầu về dòng sản phẩm này được nhuộm bằng chất mầu tự nhiên ngày càng cao. Ngách thời trang sinh thái từ vải tơ tằm nhuộm bằng chất mầu tự nhiện

đã và đang được nhiều người quan tâm nhất là du khách nước ngoài bởi nó thật sự

mang lại cho người sử dụng sự yên tâm và an toàn cho sức khỏe con người. Giá trị

sử dụng của dòng sản phẩm này được nâng tầm, giá trị thương mại cũng được nâng cao.

Từ nhu cầu của thị trường, xu thế phát triển, xu thế thời trang sinh thái, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật các nghệ nhân, các làng nghề đã bắt đầu quan tâm, đầu tư và phát triển sản phẩm tơ tằm nhuộm băng chất mầu tự nhiên. Một số sản phẩm như khăn quàng tơ tằm nhuộm bàng chất mầu tự nhiên đã có mặt

106

trên thị trường và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Các ứng dụng vào làng nghề đã triển khai là cơ sở để khẳng định khả năng ứng dụng của đề tài vào thực tiễn sản xuất và tiến tới việc ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ khi cơ sở có nhu cầu. Mục đích là hỗ trợ các cơ sở sản xuất nhỏ, làng nghề thổ cẩm tại các vùng núi xa xôi, áp dụng công nghệ hiện đại để nhuộm chất mầu tự nhiên, thay thế

phương pháp nhuộn thủ công, để nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất, giúp bà con xóa đói, giảm nghèo, khôi phục sản phẩm truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và thân thiện với môi trường.

Tiu kết chương 6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiệu quả nhuộm trên máy Jigger và máy Pad – Steam đạt được tương đối sát với mẫu nhuộm thí nghiệm, do đó việc khống chế ra mẫu mầu sẽ thuận tiện khi triển khai sản xuất.

- Qui trình công nghệ và biện pháp thực hiện trên máy Jigger thuận lợi hơn, phù hợp với thực tế sản xuất hơn. Có thể lựa chọn khỗi lượng vải nhuộm trong 1mẻ

dễ dàng và thuận lợi hơn.

- Muốn nâng cao mức độ tự động hóa của quá trình chuẩn bị dung dịch nhuộm và quá trình nhuộm chúng ta cần thực hiện một số yêu cầu sau:

1. Chuẩn hóa nguồn nguyên liệu đầu vào: Xây dựng các điều kiện thu gom, làm sạch, sơ chế và bảo quản.

2. Cải tiến thiết bị: Để tránh tách rời khâu tách chiết dung dịch và khâu nhuộm cần chế tạo thêm bộ phận tách chiết gắn liền với thiết bị nhuộm – dung dịch có thể luân chuyển giữa khu vực tách chiết với khu vực nhuộm để có thể tiến hành tách chiết chất màu rồi sử dụng luôn dịch vưà tách chiết vào mục đích nhuộm hoặc cho quá trình tách chiết diễn ra đồng thời với quá trình nhuộm.

3. Lên phương án lưu kho và chế biến bã thải của công đoạn nhuộm để sử

107

CHƯƠNG VII: CÁC KT QU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

Qua 2 năm thực hiện, đề tài đã đạt được một số kết quả sau

Nghiên cứu thành phần và bản chất của các chất có trong dung dịch tách chiết được từ các loại nguyên liệu tự nhiên đã lựa chọn

9 Nghiên cứu thành phần và bản chất của các chất có trong dung dịch tách chiết được từ 04 loại thảo mộc

9 Nghiên cứu biện pháp sơ chế để tăng độ đồng đều của nguyên liệu và bảo quản lưu giữ.

9 Nghiên cứu phương pháp tách chiết dung dịch chất màu từ 04 loại thảo mộc.

9 Lựa chọn môi trường tách chiết để có được dung dịch phù hợp cho quá trình nhuộm vải đạt hiệu quả cao nhất.

Nghiên cứu công nghệ nhuộm vải bông và tơ tằm bằng các loại dung dịch chất màu tách chiết từ nguyên liệu dạng thô.

9 Nghiên cứu công nghệ nhuộm vải bông và tơ tằm bằng dung dịch chất màu tách chiết từ lá chè

9 Nghiên cứu phương pháp nhuộm vải bông và vải tơ tằm: nhuộm tận trích hoặc nhuộm ngấm ép.

9 Xác định các thông số công nghệ: nhiệt độ, thời gian, môi trường, tỷ lệ

nguyên liệu và giải bài toán tối ưu.

9 Nghiên cứu phương pháp xử lý sau nhằm đảm bảo độ bền màu cao nhất

9 Tính toán lượng thuốc nhuộm tổng hợp có thể thay thế.

Nghiên cứu đa dạng hoá màu sắc bằng các biện pháp phối từ nhiều loại chất màu tự nhiên và xử lý cầm màu.

108

9 Nghiên cứu biện pháp phối màu giữa nguyên liệu hạt điều màu với một số loại lá (lá chè, lá bàng, lá xà cừ) để tạo ra gam màu nâu tươi.

9 Nghiên cứu biện pháp xử lý cầm màu cho vải nhuộm bằng nguyên liệu lá chè và lá bàng để tạo ra các gam màu ghi.

9 Nghiên cứu phối màu giữa nguyên liệu hạt điều màu với một số loại lá chàm để tạo ra gam màu xanh tươi.

Xác định tính chất bền màu của sản phẩm nhuộm và khả năng tăng giá trị

hoàn tất của chất màu tự nhiên.

9 Xác định độ bền màu với giặt (độ phai màu và dây màu) của các loại vải nhuộm màu tự nhiên và đánh giá so sánh giữa các loại sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được nhuộm từ các nguyên liệu khác nhau.

9 Xác định độ bền màu với ánh sáng của các loại vải nhuộm màu tự

nhiên và đánh giá so sánh giữa các loại sản phẩm được nhuộm từ các nguyên liệu khác nhau.

9 Xác định độ bền màu với hóa chất tẩy của các loại vải nhuộm màu tự

nhiên và đánh giá so sánh giữa các loại sản phẩm được nhuộm từ các nguyên liệu khác nhau.

9 Xác định khả năng chống nhàu của các loại vải nhuộm màu tự nhiên và đánh giá so sánh giữa các loại sản phẩm được nhuộm từ các nguyên liệu khác nhau.

9 Xác định khả năng làm tăng khối lượng của các loại vải nhuộm màu tự

nhiên và đánh giá so sánh giữa các loại sản phẩm được nhuộm từ các nguyên liệu khác nhau.

9 Xác định độ thoáng khí của các loại vải nhuộm màu tự nhiên và đánh giá so sánh giữa các loại sản phẩm được nhuộm từ các nguyên liệu khác nhau.

109

9 Xác định khả năng hút ẩm của các loại vải nhuộm màu tự nhiên và

đánh giá so sánh giữa các loại sản phẩm được nhuộm từ các nguyên liệu khác nhau.

Xác định các tính năng đặc biệt của sản phẩm nhuộm như:

9 Xác định khả năng chống tia tử ngoại của các loại vải nhuộm bằng chất màu tự nhiên

9 Xác định sự không tồn tại các chất gây độc hại đến cơ thể con người như: hợp chất Azo, Focmaldehit,v.v.

Nghiên cứu biện pháp xử lý bã thải sau tách chiết chất màu tạo ra phân hữu cơ vi sinh

9 Nghiên cứu biện pháp xử lý bã thải từ lá chè.

9 Nghiên cứu biện pháp xử lý bã thải từ hạt điều màu

9 Nghiên cứu biện pháp xử lý bã thải từ lá bàng.

9 Nghiên cứu biện pháp xử lý bã thải từ lá xà cừ.

Thiết lập qui trình công nghệ trên các thiết bị công nghiệp với công suất nhỏ

và vừa.

9 Thiết lập qui trình công nghệ nhuộm vải Tơ tằm trên máy nhuộm công nghiệp công suất nhỏ bằng nguyên liệu lá chè.

9 Thiết lập qui trình công nghệ nhuộm vải bông trên máy nhuộm công nghiệp công suất nhỏ bằng nguyên liệu lá chè.

9 Thiết lập qui trình công nghệ nhuộm vải bông và tơ tằm trên máy nhuộm công nghiệp công suất nhỏ bằng nguyên liệu hạt điều màu.

9 Thiết lập qui trình công nghệ nhuộm vải Tơ tằm trên máy nhuộm công nghiệp công suất nhỏ bằng nguyên liệu lá bàng.

9 Thiết lập qui trình công nghệ nhuộm vải bông trên máy nhuộm công nghiệp công suất nhỏ bằng nguyên liệu lá bàng.

9 Thiết lập qui trình công nghệ nhuộm vải Tơ tằm trên máy nhuộm công nghiệp công suất nhỏ bằng nguyên liệu lá xà cừ.

110

9 Thiết lập qui trình công nghệ nhuộm vải bông trên máy nhuộm công nghiệp công suất nhỏ bằng nguyên liệu lá xà cừ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9 Tính toán tổng chi phí cho một tấn vải khi nhuộm bằng nguyên liệu tự

nhiên và so sánh với chi phí khi nhuộm bằng thuốc nhuộm tổng hợp .

Đánh giá tính hiệu quả, khả năng triển khai đề tài và đề xuất một số giải pháp hỗ trợ tại một số cơ sở dệt nhuộm vừa và nhỏ.

9 Đánh giá hiệu quả mang lại của việc sử dụng các loại lá phế thải nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

9 Đánh giá hiệu quả mang lại của việc sử dụng và phát triển nguyên liệu của ngành nông nghiệp cho công nghiệp sản xuất hàng dệt- may.

9 Đánh giá việc tận dụng các loại bã thải sau khi đã tách chiết chất màu cho việc chế biến phân hữu cơ vi sinh.

9 Đánh giá mức độ giảm thiểu ô nhiễm môi trường của các công nghệ

nhuộm màu tự nhiên so với thuốc nhuộm tổng hợp với các gam màu tương đương.

9 Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ cơ sở sản xuất nhỏ tại các vùng núi xa xôi áp dụng công nghệ hiện đại thay thế phương pháp nhuộm thủ công

để nâng caonăng suất và chất lượng sản phẩm giúp bà con xóa đói giảm nghèo.

Hợp tác với đối tác tại cộng hòa Áo

9 Học hỏi những phương pháp nghiên cứu và xác định bản chất của một số loại nhóm chất màu tự nhiên có trong nguyên liệu được sử dụng.

9 Học hỏi phương pháp và nâng cao kỹ năng thực nghiệm trong việc nghiên cứu động học quá trình nhuộm bằng chất màu tự nhiên.

9 Sử dụng các thiết bị sẵn có của bạn trong việc xác định các chỉ tiêu về

màu sắc cũng như giá trị sinh thái của vải nhuộm theo tiêu chuẩn Ecotex 100.

111

9 Trao đổi chuyên gia trong các lĩnh vực đào tạo nhân lực, khả năng tổ

chức quản lý và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhuộm màu tự

nhiên.

Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ

9 Đào tạo 5 thạc sỹ và 5 kỹ sư và góp phần đào tạo 3 tiến sỹ có trình độ

chuyên sâu về lĩnh vực này.

9 Đào tạo các cán bộ tại các cơ sở phối hợp có tay nghề và hiểu biết về

công nghệ nhuộm bằng chất màu tự nhiên.

Công bố hai bài báo trên tạp chí trong nước và Quốc tế:

1. Prof. Hoang Thi Linh, PhD.Student Nguyen Thi Thu Lan, Võ Thị Lan Hương (Vietnam), Prof. Thomas Bechtold, MSc. Vu Manh Hai (Austria). Study on dyeing technology for cotton fabrics by colourant solution extracted from the fall Khaya senegalensis’leaves. The 5th SEATUC Symposium 24th -25th Feb. 2011. Hanoi University of Science and Technology, Hanoi, Vietnam

2. PGS.TS. Hòang Thị Lĩnh, ThS. Đào Nhật Tân. Nghiên cứu công nghệ

nhuộm vải tơ tằm bằng dung dịch chất màu tách chiết từ lá bàng. Tạp chí Hóa học 12/2010

112

KT LUN VÀ KIN NGH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết lun

1/ Đề tài đã tiến hành khảo sát nghiên cứu thành phần và bản chất của các loại chất màu có nguồn gốc thiên nhiên, từ đó xây dựng, lựa chọn và tối ưu hóa các quá trình tách chiết chất màu với các thông số công nghệ phù hợp (môi trường tách chiết, nhiệt độ tách chiết, thời gian tách chiết).

2/ Đề tài đã tiến hành nghiên cứu xây dựng quy trình nhuộm bằng chất màu chiết tách từ lá chè, lá bàng, lá xà cừ và hạt điều màu cho vải bông và vải tơ tằm. Nghiên cứu các biện pháp xử lý sau nhuộm nâng cao độ bền màu của sản phẩm.

3/ Xác định được các tính chất của vải nhuộm theo các tiêu chuẩn ISO

Khẳng định độ bền màu cũng như một số tính chất ưu việt của sản phẩm nhuộm màu từ 4 loại thảo mộc như khả năng chống nhàu, khả năng hút ẩm, độ

thoáng khí. Nghiên cứu đa dạng hóa màu sắc của sản phẩm nhuộm bằng chất màu chiết tách từ 4 loại thảo mộc bằng cách phối ghép nguyên liệu hoặc cầm màu để

nâng cao độ bền màu.

Khẳng định vải nhuộm bằng chất màu chiết tách từ 4 loại thảo mộc không chứa các hợp chất AZO độc, không chứa Formaldehyde.

4/ Nghiên cứu xử lý thành công bã thải sau tách chiết chất màu thành phân vi sinh, hoàn tất chu trình sản xuất, tạo giá trị kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

5/ Xây dựng quy trình công nghệ nhuộm bằng chất màu tự nhiên trên các máy công nghiệp ứng dụng vào sản xuất qui mô vừa và nhỏ, góp phần tăng năng suất lao động và tăng chất lượng sản phẩm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các làng nghề thủ công.

113

Kiến ngh

1/ Kính đề nghị các cơ quan, bộ, ngành địa phương liên quan đến nguồn nguyên liệu cùng phối hợp để triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tiễn và khai thác nhiều hơn các loại lá thải.

2/ Kính đề nghị các cấp quản lý tạo điều kiện để đề tài tiếp tục phát triển nâng cao thành các loại sản phẩm “Thời trang sinh thái” và xây dựng thương hiệu Việt nam phục vụ khách hàng trong và ngoài nước.

Li cám ơn

Nhóm đề tài xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

- Bộ khoa học và công nghệ đã phê duyệt và tạo mọi điều kiện cho đề tài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sử dụng chất màu tự nhiên để nhuộm vải bông và tơ tằm, thiết lập qui trình công nghệ và triển khai ứng dụng cho một số cơ sở làng nghề dệt nhuộm (Trang 105)