0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Thực trạng cơ sở làng nghề dệt nhuộ mở cáct ỉnh phía bắc 90

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CHẤT MÀU TỰ NHIÊN ĐỂ NHUỘM VẢI BÔNG VÀ TƠ TẰM, THIẾT LẬP QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CHO MỘT SỐ CƠ SỞ LÀNG NGHỀ DỆT NHUỘM (Trang 91 -91 )

3. 4.2 Công nghệ nhuộm vải bông 56

6.1.1. Thực trạng cơ sở làng nghề dệt nhuộ mở cáct ỉnh phía bắc 90

Tại xã Pà-cò – Mai Châu – Hòa Bình

Sản phẩm thổ cẩm của đồng bào Mường, H’Mông các tỉnh miền núi phía bắc đã được biết đến với những nét hoa văn trang trí, cũng như những sản phẩm

đươc tạo ra băng phương pháp thủ công do chính đồng bào tranh thủ thời gian rảnh rỗi để làm. Những sản phẩm thổ cẩm không chỉ được yêu thích bởi chính đồng bào dân tộc thiểu số với đậm nét văn hóa truyên thống của dân tộc mình, mà còn được du khách trong nước, khách nước ngoài biết đến và yêu thích. Sản phẩm thổ cẩm

được bà con dân tộc thiểu số làm hoàn toàn bằng tay, phương pháp thủ công từ

những vật liệu thiên nhiên như bông, lanh, nhuộm mầu bằng chất mầu tự nhiên lấy

được ở địa phương mang đậm bản xắc văn hóa dân tộc. Những sản phẩm này có độ

bền rất cao mát về mùa hè, giữ ấm vào mùa đông

Tại xã Pà-cò – Mai Châu – Hòa Bình quá trình dệt vải bông và nhuộm vẫn

được làm bằng phương pháp thủ công nhưng sợi thì được mua tại chợ. Một số phụ

kiện đi kèm sản phẩm thổ cẩm cũng được mua tại chợ và không rõ nguồn gốc suất xứ. Nhuộm vải tại Pà-cò vẫn giữ được phương pháp truyền thống. Thuốc nhuộm

được bà con dùng ở đây là bột chàm, quá trình làm được một thùng nhuộn rất phức tạp, kỳ công và được bảo quản rất cẩn thận. Mỗi mảnh vải đều được nhuộm nhiều lần tại thùng nhuộm, thời gian nhuộm cho một mảnh vải có thể kéo dài từ 10 đến 20 ngày tùy theo thời tiết. Ngoài ra còn tồn tại phương pháp vẽ sáp ong hoa văn lên vải trắng, sau đó vải được nhuộm nguội bằng bột chàm Indigoin, kết thúc quá trình

91

nhuộm vải được nấu cho sáp ong tan ra và các hoa văn được hiện hình. Cũng có thể

thêu thủ công sản phẩm với các nét đặc trưng của từng dân tộc.

Để có được 1 sản phẩm thổ cẩm bà con phải mất cả tháng mới có thể hoàn thiện được, mà không kể đến việc tạo sợi dệt không còn được làm bằng tay nữa. Hiện nay sợi được làm bằng tay, sợi được lấy từ cây lanh cũng chỉ còn để làm mẫu, ngay cả phương pháp làm sợi cũng dần bị thất truyền, mai một đi

Với phương pháp sản xuất này bà con không thể cung cấp đủ nhu cầu tiêu dùng cũng như thương mại hóa sản phẩm ngay cả khi không làm sợi bằng tay nữa, trong khi nhu cầu về sản phẩm thổ cẩm truyền thống là rất lớn

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, Hà đông, Hà nội

Các cơ sở làng nghề các tỉnh phía Bắc gắn liên với một số tên làng, vùng quê có truyền thống về dệt nhuộm như Làng Vạn Phúc – Hà Đông – Hà Nội, Nha Xá – Duy Tiên – Hà Nam, Thường Tín – Hà Nội ... sản phẩm là lụa tơ tằm các loại, các loại sản phẩm may mặc từ lụa tơ tằm

Các sảm phẩm lụa tơ tằm ơ đây nổi tiếng và thu hút nhiều du khách tham quan và mua sắm. Các sản phẩm này được ưa chuộng không chỉ là tính chất nguyên liệu, kiểu dáng sản phẩm mà còn là ý nghĩa truyền thống của nó. Sản phẩm từ tơ

tằm đủ loại, đa dạng về mầu sắc, đa dạng về mẫu mã, thời trang với nhiều mầu sắc

đẹp mắt

Việc sản xuất các loại sản phẩm đã được các cơ sở làng nghề chu ý đến các yếu tố công nghệ nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm, mẫu mã, cải tiến phương pháp gia công nhằm nâng cao năng suất lao động. Sản phẩm đã đẹp hơn, tốt hơn, có khả năng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, dần đáp ứng được các chỉ

tiêu cao cấp của sản phẩm

Công nghệ nhuộm mầu cho sản phẩn của các làng nghề này đã được cải tiến cho phù hợp với nhu cầu về chât lượng sản phẩm. Các sản phẩm đều được nhuộm bằng chất mầu tổng hợp.

92

Chất mầu tổng hợp có khá nhiều lợi thế nhất là về giá thành sản phẩm rẻ , dễ

cạnh tranh, công nghệ nhuộm đơn giản, dễ đáp ứng được đại đa số thị hiếu người tiêu dùng và khách hàng.

Trên thực tế quá trình nhuộm, xả nước thải của các làng nghề này đều không

được xử lý gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt các hóa chất dư thừa từ quá trình nhuộm thải trực tiếp ra môi trường, làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái

Làng Nha Xá, xã Mộc nam, huyện Duy tiên, tỉnh Hà nam

Cơ sở này thường chuyên nhuộm và cung cấp vải tơ tằm thương phẩm cho thi trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Mỗi ngày nhuộm 1000 mét lụa tơ tằm hoặc tơ tằm pha Visco

Nhuộm mầu tại cơ sở này được thực hiện theo qui trình nhuộm với hai phương pháp tận trích và ngấm ép. Thuốc nhuộm được sử dụng được cung cấp từ

thị trường tự do. Quá trình xử lý hoàn tất và xả thải trực tiếp ra môi trường tự

nhiên, gây ô nhiễm đến môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CHẤT MÀU TỰ NHIÊN ĐỂ NHUỘM VẢI BÔNG VÀ TƠ TẰM, THIẾT LẬP QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CHO MỘT SỐ CƠ SỞ LÀNG NGHỀ DỆT NHUỘM (Trang 91 -91 )

×