Tại Công ty Dệt-nhuộm Trung Thư (hình ảnh minh họa trong phụ lục) 100

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sử dụng chất màu tự nhiên để nhuộm vải bông và tơ tằm, thiết lập qui trình công nghệ và triển khai ứng dụng cho một số cơ sở làng nghề dệt nhuộm (Trang 101)

3. 4.2 Công nghệ nhuộm vải bông 56

6.3.1.Tại Công ty Dệt-nhuộm Trung Thư (hình ảnh minh họa trong phụ lục) 100

Nhuộm các loại vải bông dày mỏng khác nhau

Thực hiện thử nghiệm 4 lần, mỗi lần sử dụng hai loại thiết bị

Thiết bị sử dụng để nhuộm

- Nhuộm trên máy Jet, Winch và Jiger - Vắt trên máy vắt ly tâm.

- Sấy vải Cotton trên máy sấy văng định hình.

Tách chiết dung dịch chất màu

Có hai phương án chuẩn bị dung dịch tách chiết cần được cân nhắc để lựa chọn cho phù hợp với thực tế của thiết bị hiện có:

Phương án 1: Chuẩn bị dung dịch tách chiết trước – tách chiết ở một thiết bị độc lập bên ngoài thiết bị nhuộm

Phương án 2: Dung dịch tách chiết được chuẩn bị ngay trong một bộ phận của thiết bị nhuộm và quá trình tách chất màu diễn ra đồng thời với quá trình nhuộm. Nhiệt độ nhuộm Thời gian 45 phút oC

101

Trong phạm vi nghiên cứu này, dung dịch tách chiết được chuẩn bị theo cả 2 phương pháp trên.

6.3.1.1 Thử nghiệm nhuộm trên thiết bị nhuộm Jigger –nguyên liệu lá chè

Chuẩn bị dung dịch: Dung dịch được tách chiết theo phương pháp 1 với cùng điều kiện tách chiết với dung dịch được chuẩn bị nhuộm cho nhuộm mẫu nhỏ

trong phòng thí nghiệm. Cụ thể: 14 kg lá chè đã được sấy khô và nghiền nhỏ; để

chè trong túi vải PET đủ rộng, đặt trong nồi nấu, cấp nước vào nồi nấu; gia nhiệt nồi nấu đến nhiệt độ 80 0C, duy trì nhiệt đó trong 15 phút rồi tách dịch (lặp lại 3 lần). Lượng dung dịch thu được sau nấu lá chè cấp vào máng nhuộm

Lưu ý: Trong quá trình tách chiết, chè cần được khuấy đảo đều giúp việc trích ly chất màu diễn ra triệt để hơn.

Qui trình công nghệ nhuộm

Vải được sử dụng khi nhuộm là vải 100% Cotton 6721, khổ vải 1,5m Lượng vải sử dụng thử nghiệm là 100 mét nặng 35 kg/mẻ (đã qua nấu tẩy) Qui trình công nghệ như sau:

Môđun M 1: 5

Nhiệt độ 90oC

Số lần đảo chiều 8 lần

Tương đương thời gian nhuộm 60 phút

Sau khi kết thúc quá trình nhuộm, lấy một nửa lượng vải ra để thực hiện quá trình cầm màu. Một nửa còn lại tiếp tục xử lý trên máy bằng trong dung dịch gồm: chất hoạt động bề mặt 1g/l cùng với Soda (Na2CO3) 1g/l ở nhiệt độ 90-1000C, thời gian 15-30 phút rồi xả dung dịch giặt và tiếp tục giặt sạch vải.

Qui trình cầm màu:chuyển vải sang bộ phận máy khác và ngấm dung dịch gồm:

102 FeSO4 1 g/l Môđun M 1: 5 Nhiệt độ Thời gian 60oC 20 phút

Sau khi xử lý, vải được tiến hành giặt trong dung dịch gồm: Na2CO3 với hàm lượng là 2 g/l; xà phòng 2 g/l và môđun giặt là 1:50, sau đó vải được giặt sạch lại bằng nước ấm và nước lạnh.

Hình ảnh máy chạy, màu vải nhuộm được mô tả cụ thể trong chuyên đề 1.7.2 và qui trình công nghệ 02.

6.3.1.2 Nhuộm trên thiết bị nhuộm Winch –nguyên liệu lá bàng

Qui trình thực hiện:

- Vải tơ tằm đũi khổ 90 cm mua từ công ty Phú khánh- Thái bình, số lượng 40 mét có khối lượng 4 kg. Bột lá bàng sử dụng 1,5 kg (lá bàng khô thu gom từ

mùa đông năm 2009 đã được nghiền thành bột rồi đóng thành từng túi 1 kg). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cho bột lá bàng vào các túi vải polyeste rồi đưa vào trong bộ phận pha chế

hóa chất của máy nhuộm Winch BC-3. Quá trình tách chiết dung dịch chất màu thực hiện đồng thời với quá trình nhuộm ở nhiệt độ 900C trong thời gian 45 phút.

- Kết thúc quá trình nhuộm, hạ nhiệt độ và xả dịch nhuộm.

- Giặt vải trong dung dịch chất giặt tổng hợp trung tính 1 g/l trong thời gian 25 phút ở nhiệt độ sôi.

- Cuối cùng giặt sạch bằng nước ấm và nước lạnh đến môi trường trung tính. Hình ảnh máy chạy, màu vải nhuộm được mô tả cụ thể trong chuyên đề 1.7.4 và qui trình công nghệ 03.

6.3.1.3 Nhuộm trên thiết bị nhuộm Jigger–nguyên liệu lá xà cừ

Vải sử dụng nhuộm là vải bông 100% đã được nấu, tẩy trắng, khổ vải 1,38m, khối lượng 210g/ m; Lấy 40 m vải tương đương 8,4 kg

103

Cân 4,5 kg lá xà cừ đã nghiền thô, cho vào nồi tách chiết với 15 lít nước, sau thời gian sôi 10 phút thì tách dịch lần 1 và tiếp tục lặp lại 2 lần nữa cho đến nước trong. Dung dịch chất màu sau khi tách chiết được lọc sạch rồi chuyển sang máy nhuộm Jigger. Cho vải chạy với tốc độ chậm nhất, số vòng đảo chiều là 20 vòng tương đương với 50 phút, nhiệt độ dung dịch đảm bảo 90-100 oC. Kết thúc quá trình nhuộm, xả dịch và giặt vải sau nhuộm bằng dung dịch gồm: chất hoạt động bề

mặt 1g/l, Soda (Na2CO3) 1g/l ở nhiệt độ 900C, thời gian 30 phút rồi xả dung dịch giặt. Cuối cùng giặt sạch bằng nước nóng và nước lạnh với 3 lần xả.

6.3.1.4. Nhuộm trên Máy nhuộm Winch-nguyên liệu: hạt Điều màu

- 10 kg vải Bông dệt kim và 5 kg Tơ tằm; sử dụng 3 kg hạt điều nhuộm

- Nấu hạt điều nhuộm trong bộ phận pha chế hóa chất của máy nhuộm Jet với tỷ lệ

3 kg hạt trong 30 lít nước ở nhiệt độ sôi trong thời gian 15 phút, sau đó thay nước 3 lần cho đến nước trong (hết chất màu).

- Lấy 90 lít dung dịch chất màu chiết được cho vào máy nhuộm, bổ sung thêm nước cho đến 500 lít và nhuộm cho 15 kg vải (10 kg vải Bông tự nhiên cùng với 5 kg vải

đũi Tơ tằm vì hai loại vải đều có khả năng bắt màu tương đương trong cùng điều kiện).

- Tiến hành quá trình nhuộm ở nhiệt độ 1000C trong thời gian 45 phút. - Kết thúc quá trình nhuộm, hạ nhiệt độ đến 700C và xả dịch nhuộm.

- Nấu vải trong dung dịch gồm: chất hoạt động bề mặt 1g/l cùng với Soda (Na2CO3) 1g/l ở nhiệt độ 950C, thời gian 30 phút rồi xả dung dịch giặt.

-Cuối cùng giặt sạch bằng nước nóng và nước lạnh đến môi trường trung tính.

Hiệu quả đạt được

Vải màu Tơ tằm và Bông tự nhiên sau nhuộm có gam màu từ vàng nhạt đến da cam, màu sắc tươi sáng đều màu, có độ bền màu đạt cấp 4-5/5(Cấp 5 là cấp bền

104

màu cao nhất) và tương đương với vải nhuộm màu bằng thuốc nhuộm tổng hợp có bán trên thị trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sử dụng chất màu tự nhiên để nhuộm vải bông và tơ tằm, thiết lập qui trình công nghệ và triển khai ứng dụng cho một số cơ sở làng nghề dệt nhuộm (Trang 101)