Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử đất trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 48)

2.1.1.1. Vị trí địa lý:

Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Nghệ An cũng là đô thị trung tâm của khu vực Bắc miền Trung. Nằm trong tọa độ địa lý từ 18o38’0’’ vĩ độ Bắc và từ 105o56’30’’ đến 105o49’50’’ kinh độ Đông, với diện tích 67.51 km2.

. Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, . Phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên, . Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh,

. Phía Đông giáp tỉnh Hà Tĩnh và Huyện Nghi Lộc

Vị trí của thành phố Vinh nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc Nam, giữa hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất đất nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 295 km về phía Bắc, cách Huế 350 km, cách Đà Nẵng 472 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1447 km về phía Nam.

Với vị trí này, Vinh có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuậ t, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát triển một nền sản xuất hàng hóa có sức cạnh tranh cao với những ngành mũi nhọn đặc thù, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, mở rộng liên kết kinh tế trong nước và thế giới, đưa nền kinh tế của thành phố nhanh chóng hòa nhập theo xu thế chung.

Địa hình của thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa sông Lam và phù sa biển có địa hình tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng về phía Đông Nam, độ cao trung bình từ 3 – 5 m so với mực nước biển. Thành phố Vinh có núi Quyết nằm ven bờ sông Lam ở phía Đông thành phố, dài trên 2 km, đỉnh cao nhất 101.5m, nơi đây là địa danh gắn với Phượng Hoàng Trung Đô, với sự nghiệp lẫy lừng của hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ.

2.1.1.3. Khí hậu:

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm của thành phố khoảng 23 – 24oC. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối là 42,1oC. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ thấp tuyệt đối 4oC. Với nhiệt độ cao và ổn định đảm bảo cho tổng tích nhiệt của thành phố đạt trị số 8600-9000oC, biên độ chênh lệch giữa ngày và đêm từ 5-8oC, số giờ nắng trung bình trong ngày 6 giờ.

Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm toàn thành phố khoảng 200mm, chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập rung chiếm khoảng 80-85% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 8 , 9 với lượng mưa trung bình 200-500 mm, mùa này thường trùng với mùa bão lũ, áp thấp nhiệt đới nên dễ gây ra lụt ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mưa ít, lượng mưa chiếm khoảng 15-20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1, 2 lượng mưa chỉ khoảng 20-60 mm.

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí hàng năm ở Vinh khá cao, trung bình năm dao động từ 80-90%. Độ ẩm không khí thấp nhất là 15%, độ ẩm không khí cao nhất là 100%.

Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi cả năm trung bình 928 mm. Tháng 7 là tháng có lượng bốc hơi cao nhất 183 mm, tháng 2 có lượng bốc hơi thấp nhất 27 mm.

Gió bão: Thành phố Vinh là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, hàng năm có một vài cơn bão đổ bộ vào với sức gió trung bình từ cấp 8-10, có khi đến cấp 12. Bão thường xuyên xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, gây nhiều hậu quả đến sản xuất và đời sống của nhân dân thành phố.

2.1.1.4. Thủy văn và nguồn nước:

Trên địa bàn thành phố Vinh có các con sông chính là: sông Lam, sông Cửa Tiền, sông Đừng, trong đó sông Lam (sông Cả) là con sông lớn nhất tỉnh Nghệ An bắt nguồn từ thượng Lào, đoạn chảy qua thành phố có chiều dài 2,6 km thuộc phần hạ lưu.

Ngoài ra thành phố có hệ thống ao, hồ tự nhiên và nhân tạo khá phong phú như hồ Goong, hồ Cửa nam và các ao hồ xenkẽ trong các khu dân cư. Hồ Goong là hồ nước ngọt nằm giữa trung tâm thành phố, có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sạch cho thành phố, với trữ lượng khai thác khoảng 9000m3/ngày đêm. Thành phố đang hoàn thiện hệ thống cấp thoát nước sạch từ hồ Goong với công suất 19000 m3/ngày đêm.

Về nước ngầm có hai lớp: Lớp trên nằm trong tầng cát ở độ sâu 0,5 – 2 m, không có áp lực. Lớp dưới nằm ở tầng cát nhỏ, ngăn cách với lớp trên bởi tầng sét pha.

2.1.1.5. Thổ nhưỡng:

Thành phố Vinh có 4 nhóm đất chính (theo kết quả điều tra của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn):

. Nhóm đất cát biển: loại đất này có diện tích 3.345 ha, chiếm 7,28% tổng diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở xã Nghi Pơ và Hưng Lộc. Đất có thành phần cơ giới cấp hạt thụ, tỉ lệ cát thường 80 – 90%, dung tích hấp thu thấp. Hàm lượng các chất dinh dưỡng như mùn, đạm, lân đều nghèo. Kali tổng số trung bình ở tất cả các tầng đất, kali dễ tiêu lớp đất mặt trung bình (16,2 mg/100g đất), xuống dưới kali dễ tiêu ở mức độ nghèo. Nhìn chung đất cát biển có độ phì nhiêu thấp, song lại thích hợp cho việc trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như rau khoai, lạc, đỗ, vừng, …

. Nhóm đất mặn: Đất mặn hình thành ở địa hình vàn, vàn thấp, vẫn bị ảnh hưởng của nguồn nước. Đất mặn có 2 nhóm đất phụ là đất mặn trung bình và đất mặn ít, diện tích khoảng 1.252 ha, chiếm17,9% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Hưng Hòa và một phần ở phường Hưng Dũng. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến tịt nặng. Đất có phản ứng ít chua, hàm lượng cation kiềm trao đổi và dung tích hấp thụ CEC trung bình. Hàm lượng mùn, đạm, lân tổng số tầng mặt trung bình. Hiện ny hầu hết đất mặn được trồng hai vụ lúa, một phần diện tích được chuyển sang nuôi trồng thủy sản.

. Nhóm đất phù sa: Nhóm đất này có diện tích 1.297 ha, chiếm 8,54% diện tích tự nhiên của thành phố, tập trung chủ yếu ở xã Hưng Đông, Vinh Tân, phường Đông Vĩnh. Đất có thành phần cơ giới thịt nặng, phản ứng ít chua, hàm lượng mùn tổng số tầng mặt trung bình khá, các tầng dưới thấp; đạm tổng số tầng mặt khá, các tầng dưới nghèo; lân tổng số ở các tầng trung bình thấp; kali tổng số nghèo đến khá; lân và kali dễ tiêu đều ở mức độ nghèo. Hiện nay quỹ đất phù sa đã được sử dụng hết cho phát triển các cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày.

. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Nhóm đất này có diện tích 41 ha, chiếm 0,59% diện tích tự nhiên của thành phố, phân bố ở phường Trung Đô. Đất xói mòn trơ sỏi đá có phản ứng chua, chất dinh dưỡng nghèo.

2.1.1.6. Cảnh quan môi trường:

Vấn đề môi trường đã được các cấp, các ngành của thành phố quan tâm nhiều hơn trong những năm gần đây thông qua việc xây dựng và triển khai các chương trình dự án về bảo vệ môi trường, tăng cường công tác quản lý và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, quản lý tốt vỉa hè, hành lang an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội,… qua đó góp phần cải thiện chất lượng môi trường của thành phố. Tuy nhiên, hiện nay môi trường của thành phố vẫn đang bị ô nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Một số điểm đang lưu ý là:

. Thu gom chất thải: Thống kê của công ty Môi trường đô thị tổng số rác thải sinh hoạt của thành phố khoảng 300 m3/ ngày đêm. Toàn bộ rác thải của thành phố được tập trung về bãi rác Đông Vĩnh – xã Hưng Đông, đây là bãi rác được xây dựng từ năm 1977, đã qua hai lần mở rộng, có tường bao quanh 3m và hệ thống mương thoát nước. Mặc dù vậy, qua nhiều năm sử dụng bãi rác đã quá tải, nước thải rò rỉ từ bãi rác chưa được xử lý kịp thời làm ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất và phát sinh khí độc, mùi hôi thối từ bãi rác theo gió vào các khu dân cư làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân vùng xung quanh.

Đối với rác thải y tế tại các bệnh viện trong thành phố đã được xử lý bằng hai lò đốt rác thải y tế được xây dựng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh và trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Nhìn chung việc thu gom rác và xử lý rác của thành phố mới chỉ đạt khoảng 85% lượng rác thỉa thực tế, lượng rác thải còn lại vẫn chưa được thu gom và xử lý kịp thời.

. Môi trường nước:

Nước ngầm: Kết quả quan trắc tại các điểm đo tại phường Quang Trung, xã Hưng Lộc, xã Hưng Hòa trong những năm gần đây cho thấy chất lượng nước vẫn còn tốt, chưa có biểu hiện của sự ô nhiễm theo tiêu chuẩn TCVN 5944 – 1995.

Nước mặt: Cũng theo kết quả quan trắc chuỗi số liệu nước sông Lam tại bara Bến Thủy cho thấy nguồn nước đã có dấu hiệu ô nhiễm các chất hữu cơ, vi sinh vật do một lượng nước thải thành phố đã đổ vào sông Lam qua hang loạt các công trình tiêu nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nước thải: Qua kiểm tra tại kênh thoát nước sinh hoạt, sane xuất tại khu vực phường Bến Thủy đổ ra sông Lam cho thấy nước đã bị ô nhiễm các chất hữu cơ, giá trị các thông số , Coliform, BOD, S2- thường vượt TCVN5945 – 1995. Đây cũng là tình trạng chung của các kênh mương thoát nước khác của thành phố.

. Môi trường không khí: Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu của thành phố do hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp, khu trung tâm công nghiệp, phương tiện giao thông phát sinh khí thải, bụi và tiếng ồn.

Nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường của thành phố Vinh là do quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số, … tạo ra nguồn rác thải, nước thải lớn chưa được xử lý, thải xuống sông, kênh rạch làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư.

Nhận xét: Thành phố Vinh có nhiều thuận lợi như là thành phố trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh và cả vùng, có vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Địa hình bằng phẳng, cấu tạo địa chất có sức chịu tải trung bình của nền đất là tương đối cao, thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Chính vì thế đất đai ở đây cũng trở nên có giá

trị cao, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh gây một số khó khăn cho việc quản lý và sử dụng đất. Bên cạnh đó thời tiết khắc nghiệt của miền Trung như nắng nóng, bão lụt gây khó khăn cho việc xây dựn cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp hóa - hiện đại hóa,… ảnh hưởng gián tiếp đến quản lý và sử dụng đất đai. Điều kiện tự nhiên ở đây còn ảnh hưởng đến quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đông bộ. Ô nhiễm môi trường gây ảnh huởng đến chất lượng đất, tỷ lệ cây xanh đô thị còn thấp, xử lý rác thải chưa triệt để, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa còn lớn và manh mún.

Một phần của tài liệu Công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử đất trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 48)