1.1 - Hội đồng tuyển chọn:
Để chọn được những tác phẩm tốt, khách quan nhất, HĐTC "Việt Nam - Tổng quan của báo giới" và bộ phận giúp việc đã làm việc hết sức công phu. Chính điều này làm cho ấn phẩm sau hay hơn ấn phẩm trước và một phần làm nên thương hiệu và thành công của sách "Việt Nam - Tổng quan của báo giới". HĐTC đều là những chuyên gia theo các lĩnh vực: Chính trị, Văn hóa, Kinh tế, Xã hội, Khoa học...
- HĐTC "Việt Nam 2004 - Tổng quan của báo giới" gồm có:
+ Nhà báo Hữu Thọ - Nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân.
+ Ông Trần Chiến Thắng - Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin. + GS. Tương Lai
+ TS. Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương + Ông Lê Dũng - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam
+ Nhà báo Quang Lợi - Phó Tổng biên tập Báo Quân đội Nhân dân + GS. Nguyễn Lân Dũng
+ Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội sử học Việt Nam + Ông Nguyễn Hồng Minh, Ủy ban Thể dục Thể thao
+ Nhà báo Chánh Trinh
+ Nhà báo Hữu Thọ - Nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân
+ Nhà báo Thu Thành, Phó tổng biên tập báo Nhân Dân
+ TS. Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương + GS. Tương Lai
+ Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội sử học Việt Nam + TS. Vũ Tuyên Hoàng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam + Ông Nguyễn Hồng Minh, Ủy ban Thể dục Thể thao
+ Ông Lê Dũng - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam + TS. Lê Ngọc Trà
- HĐTC "Việt Nam 2006 - Tổng quan của báo giới" gồm có:
+ Nhà báo Hữu Thọ - Nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân
+ TS. Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương + Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội sử học Việt Nam + Ông Lê Dũng - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam
+ PGS. TS. Tạ Ngọc Tấn, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản
+ Ông Nguyễn Trí Dũng - Phó Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Văn hóa - Thông tin)
+ Ông Chu Hảo - Tổng biên tập Tạp chí Khoa học và Tổ quốc + Ông Nguyễn Trọng Hỷ - Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
+ TS. Nguyễn Thế Kỷ - Vụ trưởng Vụ Báo chí (Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương)
+ PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Thái - Giảng viên Khoa Báo chí (Đại học KHXH&NV) Đại học Quốc gia Hà Nội.
1.2 - Chọn vấn đề:
Trong hoạt động truyền thông, sự kiện báo chí (hay vấn đề báo chí) được quan tâm như là một đối tượng phản ánh chủ yếu, trực tiếp và cấp thiết của báo chí. Tuy nhiên, bất cứ vấn đề nào cũng có hai mặt chủ quan và khách quan trong nhận thức con người. Vấn đề nảy sinh, tồn tại trong giới hạn không gian và thời gian, cho nên nó có thể quan trọng từ góc độ nhìn nhận này mà lại không quan trọng ở góc độ nhìn nhận khác, có thể có ý nghĩa khi đặt trong mối quan hệ chung của nhân dân, đất nước và cộng đồng nhân loại. Khi đó vấn được chiếm lĩnh đúng tính cách của một vấn đề báo chí, và dư luận công chúng được tiếp nhận thông tin như một sự tiếp nhận một chân lý khách quan của đời sống. Những bài báo có tính phát hiện, người viết có hướng tiếp cận vấn đề hay... là cơ sở để bài báo được độc giả quan tâm. Đây chính là những tác phẩm cần có và nên xuất hiện trong “Việt Nam - Tổng quan của báo giới”.
Mỗi năm qua đi đều để lại những giá trị không thể thay thế và "Việt Nam - Tổng quan của báo giới" là nguồn tư liệu phong phú, là cuốn từ điển các sự kiện để độc giả tra cứu thông tin. Để có được một ấn phẩm hay như thế thì đầu tiên phải là chọn vấn đề để đưa vào ấn phẩm hàng năm. Đây là một công việc phức tạp và đòi hỏi những biên tập viên, HĐTC phải có tầm bao quát, hiểu biết sâu rộng về diễn biến mọi mặt của xã hội sau một năm đầy biến động, có cả tích cực lẫn tiêu cực. Trong một rừng thông tin đa chiều như vậy, nhãn quan của những người tuyển chọn, mức độ khách quan, cầu thị là nhân tố quyết định sản phẩm tạo ra có tạo được tiếng vang hay không. Chọn được vấn đề hay cùng với chọn được những tác phẩm mà đa phần được độc giả cho là xuất sắc nhất với những người làm "Việt Nam - Tổng quan của báo giới" là công việc không hề đơn giản và dễ dàng.
Tổng quan của báo giới, hiểu đơn giản đó là cái nhìn toàn cảnh về các vấn đề xã hội dưới góc nhìn của báo giới (gồm nhà báo chuyên nghiệp, nhà báo nghiệp dư, cộng tác viên, thông tin viên). Trong khi đó, số lượng các cơ quan báo chí đã lên đến hơn 700 thì công việc tuyển chọn lại càng khó khăn hơn. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc phải "so bó đũa, chọn cột cờ" và cân nhắc rất kỹ. Trong khi đó, mục đích của ấn phẩm "Việt Nam - Tổng quan của báo giới" phải là dạng sách tuyển các bài báo tiêu biểu, xuất sắc, tổ chức theo một chủ đề trong khoảng thời gian 1 năm. Ấn phẩm được tuyển chọn tất cả đều là những tác phẩm đã phát hành trên báo in, báo - trang tin điện tử.
Trong quy trình kĩ thuật làm ấn phẩm "Việt Nam - Tổng quan của báo giới", khâu chọn vấn đề là bước đi đầu tiên. Ở đây, các biên tập viên nội dung dưới sự tư vấn của các chuyên gia ngành (ví dụ: kinh tế, văn hóa, khoa học...) sẽ lựa chọn ra những vấn đề nổi bật trong năm dưới góc nhìn xã hội và góc nhìn báo chí trên một “sườn” có sẵn. Tác giả luận văn xin đưa ra đây bản “Dự kiến chủ đề Tổng quan báo giới 2007” [18] mà vì nhiều lý do nên dù đã hoàn thành bản thảo nhưng không thể xuất bản để có thể nhận diện rõ hơn quy trình chọn vấn đề của những người làm “Việt Nam - Tổng quan của báo giới”.