Tính hiện đại trong quá trình "hiện đại hóa" tác phẩm báo chí

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thông tin trên sách Việt Nam - Tổng quan của báo giới từ lý luận đến thực tiễn (Trang 31)

Quá trình "HĐH" tác phẩm báo chí tất yếu gắn liền với sự phát triển của các yếu tố kinh tế, xã hội, đặc biệt là KHCN. Dưới góc độ báo chí học thì "HĐH" tác phẩm báo chí dưới hai góc độ: phát hiện thông tinthể hiện thông tin, nên được cho là hai thành tố quan trọng nhất. Bởi hai thành tố này sẽ có tính quyết định đến sản phẩm báo chí. Trong nền kinh tế thị trường, báo chí là loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt, chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh như bất cứ loại hàng hóa nào khác. Bán báo tức là bán thông tin, dù dó là loại hình báo chí nào: PT-TH, báo ảnh, báo điện tử hay báo in truyền thống. Mua báo tức là mua giá trị thông tin. Công chúng là khách hàng của báo chí, do vậy, họ có quyền lựa chọn cho mình loại sản phẩm báo chí mà họ cảm thấy cần thiết, bổ ích. Các loại công chúng khác nhau có nhu cầu thông tin khác nhau, lựa chọn các loại hình, ấn phẩm khác nhau nhưng điểm chung của họ là ấn tượng với những tác phẩm có tính phát hiện mới, đậm chất PBXH.

Báo chí là một trong những phương tiện giao tiếp của con người trong xã hội hiện đại. Nó là loại văn bản viết ghi lại bằng ngôn ngữ những thay đổi của xã hội qua các thời đại. Xã hội thay đổi, ngôn ngữ thay đổi và dĩ nhiên báo chí cũng phải song hành với quá trình này. Song, theo lý thuyết truyền

thống, ngôn ngữ phát triển theo cách thức liên tục, từ từ, cho nên những mô tả đồng đại không cho chúng ta thấy được sự thay đổi của nó. Những thay đổi đó, theo L.Bloomfield "chỉ có thể quan sát bằng cách quan sát thống kê học thực sự qua một thời gian khá dài" [25, tr.38].

Xét riêng sự HĐH trên báo chí ở yếu tố ngôn ngữ, trong công trình "Sự thay đổi của các đơn vị ngôn ngữ Âu - Mỹ trong giao tiếp ngôn ngữ ở đô thị Hà Nội (trên cứ liệu báo Hà Nội mới)" của tác giả Nguyễn Thị Kim Loan (Viện Ngôn ngữ học) tại hội thảo toàn quốc về ngôn ngữ học tổ chức ngày 26 và 27-11-2009 có thể thấy: Đã có sự thay đổi to lớn của ngôn ngữ Âu - Mỹ trên báo chí qua các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn 1957 - 1975, báo chí, cụ thể là báo Hà Nội mới hầu như không có sự du nhập từ ngữ mới, song có lẽ vì thế mà ảnh hưởng của thói quen sử dụng tiếng Pháp lại được tô nổi lên trong giao tiếp ngôn ngữ. Trong khi đó, 1976 - 1986 là thời kỳ tiếng Việt đã có những dấu hiệu của ảnh hưởng tiếp xúc với tiếng Anh tuy chưa nhiều, xuất phát từ hệ quả của việc khó vượt qua tầm tác động của Mỹ, một cường quốc có uy thế về chính trị, kinh tế và quân sự trên trường quốc tế nói thứ tiếng đó. Từ năm 1986 trở lại đây, tiếng Anh ngày càng trở nên quen thuộc với những yếu tố "trộn mã" trong giao tiếp công việc nơi công sở, đường phố, trường học và đương nhiên là cả trên các phương tiện truyền thông. Hơn ai hết, ngôn ngữ trên báo chí có sự HĐH nhanh nhất, hội nhập nhanh nhất với toàn cầu và nhà báo trở thành "người mở đường" cho ngôn ngữ mới du nhập vào Việt Nam (nhiều trường hợp lại trở thành những người đi tiên phong không "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi sử dụng ngôn ngữ lai căng, lạm dụng ngoại ngữ)...

Có thể thấy, trong những năm qua, người làm báo Việt Nam đã không ngừng tự HĐH quy trình làm báo của mình. Sự ra đời của ấn phẩm "Việt Nam - Tổng quan của báo giới" chính là một trong những cách để người làm báo

Việt Nam hoàn thiện chính mình, phấn đấu theo kịp trình độ phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Một trong những yếu tố được cho là HĐH của báo chí Việt Nam thời gian qua đó là tính PBXH cao hơn. Báo chí ngoài tham gia cổ vũ gương người tốt, việc tốt, điển hình trên các lĩnh vực đã tích cực tham gia vào chống tiêu cực, tham nhũng, góp phần lành mạnh hóa xã hội. Chẳng hạn, sự kiện xây dựng khách sạn Novotel trong khuôn viên Công viên Thống Nhất, trung tâm thương mại tại chợ 19-12, trung tâm thương mại tại vườn hoa Con Voi (phường Trung Tự, Đống Đa), quy hoạch ồ ạt sân golf... trên địa bàn Hà Nội trong hai năm 2008-2009 mà báo chí phát hiện đã nêu lên vấn đề quy hoạch và bảo vệ quần thể văn hoá Hà Nội nói riêng và các địa danh khác nói chung. Rõ ràng, những dẫn chứng cụ thể nêu trên đã đủ đi đến kết luận rằng những bài báo đậm chất PBXH, tức bản thân chúng có nhiều yếu tố để độc giả nhớ đến chính là một trong nhiều lý do để được chọn vào "Việt Nam - Tổng quan của báo giới". Bản thân những người làm sách cũng đặt cho mình mục tiêu:

"Đối mặt với cái xấu, cái ác và vận động, cổ vũ toàn xã hội đẩy lùi những tồn tại, tiêu cực là trách nhiệm của mỗi nhà báo trong từng bài báo. Và đó cũng là trách nhiệm của những người thực hiện cuốn niên báo khi tập hợp những bài báo đầy trí tuệ, tâm huyết của đồng nghiệp" [14, Phần lời mào đầu của Ban biên tập].

Tiểu kết chương 1:

Một thực tế không thể phủ nhận rằng, hệ thống báo chí là cầu nối cung cấp thông tin hữu hiệu nhất cho người dân, đặc biệt là trong xã hội phát triển với tính dân chủ được mở rộng hơn. Ở một số lĩnh vực như: thời sự chính trị - xã hội, dự báo biến đổi khí hậu, thời tiết và thiên tai v.v.., báo chí giữ ưu thế tuyệt đối. Nói cách khác, tuyệt đại bộ phận thông tin về những lĩnh vực này, người dân đều tiếp nhận được từ báo chí. Một số lĩnh vực khác như: thể thao,

giải trí.., ưu thế cũng dần dần chuyển về phía báo chí. Hệ thống báo chí tác động, tạo ra ảnh hưởng to lớn về văn hóa, lối sống xã hội. Nhiều hình ảnh, kiểu mốt, ngôn từ và cách hành xử thể hiện trong các chương trình truyền hình, các trang báo đã nhanh chóng xâm nhập vào cuộc sống.

Những phác thảo về vấn đề phát triển của báo chí Việt Nam sau 20 năm đổi mới cho thấy khuynh hướng tiến bộ, hiện đại và dân chủ đã quán xuyến và chi phối tất cả các bình diện của nền báo chí Việt Nam. Những đặc điểm phát triển ấy là lô-gíc tất yếu của một chính sách báo chí nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền tự do báo chí ngôn luận một cách rộng rãi nhất, tích cực nhất cho nhân dân lao động, phát huy một cách có hiệu quả nhất vai trò và sức mạnh của báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Những đặc điểm phát triển của báo chí ấy cũng là hệ quả của sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước, không tách rời những ảnh hưởng to lớn của quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển KHCN của thời đại, nhất là CNTT và Internet.

Sẽ là bất hợp lý nếu không chỉ ra rằng, trong tiến trình phát triển của báo chí Việt Nam cũng đã xuất hiện và đang tồn tại một số vấn đề bất cập hoặc chậm xử lý làm hạn chế vai trò động lực phát triển của báo chí. Việc đặt ra và giải quyết những vấn đề đó, trước hết là những vấn đề liên quan đến hành lang pháp lý, cơ chế quản lý, giáo dục đạo đức nghề nghiệp chuyên nghiệp... là yêu cầu, điều kiện không thể thiếu cho việc phát huy những tính chất ưu việt, tăng cường hội nhập quốc tế, xây dựng nền báo chí Việt Nam hiện đại, ngang tầm với những yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Chương 2

"VIỆT NAM - TỔNG QUAN CỦA BÁO GIỚI" VÀ CÁCH LÀM SÁCH HIỆN ĐẠI VỀ VÀ CÁCH LÀM SÁCH HIỆN ĐẠI VỀ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thông tin trên sách Việt Nam - Tổng quan của báo giới từ lý luận đến thực tiễn (Trang 31)