Những sự kiện báo chí và thể loại báo chí nào được chọn vào sách tổng quan:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thông tin trên sách Việt Nam - Tổng quan của báo giới từ lý luận đến thực tiễn (Trang 42)

sách tổng quan:

2.1 - Sự kiện báo chí và những đặc trưng

Một sự thật không thể bàn cãi rằng, báo chí hiện đang góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội. Đó là quá trình lấy đối thoại thay cho độc thoại, lấy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thay cho độc quyền và đặc quyền "xin cho". Tất cả những điều này chỉ thành hiện thực khi những vấn đề báo chí đề cập phải có tính sự kiện.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà báo là nhận thức và phản ánh thực tiễn cuộc sống đã và đang diễn ra hàng ngày với những phương thức thông tin, giải thích, giải đáp và bình luận những gì công chúng quan tâm. Nhưng khi nói nhận thức và phản ánh thực tiễn của nhà báo, trước hết và chủ yếu là nhận thức và phản ánh các sự kiện và vấn đề thời sự. Mọi vấn đề diễn ra dưới dạng các sự kiện. Chỉ có sự kiện mới giúp con người nhận thức rõ ràng, đúng đắn các vấn đề phức tạp.

Cũng là quy luật của sự phát triển, "có sự kiện ngẫu nhiên, có sự kiện tất yếu, bản chất; có sự kiện ngụy tạo và có sự kiện hiển nhiên, có sự kiện chính trị và có sự kiện khoa học - đời sống... Có sự kiện bản thể và sự kiện nhận thức. Sự kiện bản thể là sự kiện nguyên dạng trong thực tế cuộc sống với đầy đủ các chi tiết vốn có của nó; sự kiện nhận thức là sự kiện đã được tái tạo thông qua lăng kính nhận thức của nhà báo. Đương nhiên, khi thể hiện bản chất tình hình thì không sự kiện nào lại xuất hiện đơn lẻ, rời rạc, mà nằm

trong một chỉnh thể, trong một quá trình, một xu thế vận động (ngoại trừ những sự kiện đột biến như động đất, sóng thần hay bão lụt)" [6].

Chẳng hạn, thế kỷ XX so với lịch sử phát triển loài người là quá ngắn ngủi nhưng cũng chứng kiến quá nhiều sự thay đổi. Đó là hai cuộc đại chiến, chiến tranh sắc tộc, sự trỗi dậy của chủ nghĩa thực dân mới... Đây đều là những sự kiện báo chí nổi bật. Tuy nhiên, nhiều học giả cho rằng, sự kiện báo chí lớn nhất trong thế kỷ XX là vụ "Tài liệu Lầu Năm góc" năm 1971 gắn liền với tên tuổi tiến sĩ Daniel Ellsberg, một chuyên viên cao cấp của tập đoàn nghiên cứu chiến lược Rand và là sĩ quan cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Công bố của Daniel Ellsberg gồm 47 tập (7.000 trang) tài liệu mật về chiến tranh Việt Nam, nói lên sự dối trá của 5 đời tổng thống Mỹ liên quan đến cuộc chiến nêu trên. Tập tài liệu này được khởi đăng ngày 13-6-1971 trên tờ New York Times đã nhanh chóng nhận được sự phản ứng của chính phủ Mỹ với yêu cầu ngừng đăng và trao lại bản sao bộ tài liệu. Tiếp đến là một loạt tờ báo khác trong đó có Washington Post, Times... cũng đăng lại tài liệu này, tạo thành một dàn đồng ca tố cáo chính quyền Mỹ. Các cơ quan tư pháp Mỹ được sự hậu thuẫn của chính quyền đã truy tố Daniel Ellsberg với 12 tội danh và ông phải đối diện với 115 năm tù. Ngày 11-5-1973, Tòa án tối cao tuyên bố Daniel Ellsberg hoàn toàn vô tội và ông không bị xử thêm một lần nào nữa về những cáo buộc từ chính quyền. Các hoạt động phi pháp nhằm bôi nhọ thanh danh của Daniel Ellsberg nằm trong chuỗi sự kiện tai tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ: vụ Watergate.

Ở nước ta, hàng ngày, hàng giờ cũng có rất nhiều sự kiện báo chí diễn ra. Chẳng hạn, nạn tiêu cực trong ngành thể thao nói chung, trong bóng đá nói riêng cứ âm ĩ bao nhiêu năm nhưng chưa có sự kiện nào được phát hiện và khơi thức trong dư luận xã hội. Nhưng khi sự kiện bán độ của một số cầu thủ U23 Việt Nam tại SEA Games 23 được phát hiện, được khơi thức trong dư

luận xã hội thì ngay lập tức hàng loạt thông tin khác được xâu chuỗi và phơi lộ. Theo đó, những tiêu cực không chỉ ở các cầu thủ U23, không chỉ trọng tài, không chỉ ban huấn luyện mà người ta đặt câu hỏi với cả các quan chức trong Liên đoàn bóng đá Việt Nam cũng như ngành thể thao Việt Nam. Vấn đề là báo chí được thông tin và phơi lộ đến đâu trước dư luận xã hội còn tuỳ thuộc vào quá trình mở rộng tính công khai và dân chủ hoá đời sống xã hội. Nếu các sự kiện ấy được khơi thức, được lần tìm các mối quan hệ thì các vấn đề khác cũng sẽ được phơi lộ. Sự kiện là khởi đầu và căn chứng nhưng mục đích của việc phản ánh, thông tin là phải cắt nghĩa, giải thích và giải đáp được vấn đề.

Cũng như các lĩnh vực nghệ thuật khác, nhà báo cũng có công chúng của họ. Công chúng, chứ không phải ai khác là những người quyết định vai trò và vị thế xã hội của họ. Nhà báo nói chuyện với công chúng bằng sự kiện và vấn đề thời sự. Sự kiện là công cụ, là phương tiện hữu hiệu của nhà báo.

Tất nhiên, với vai trò là một cuốn "Almanach" hàng năm của báo chí nước nhà, "Việt Nam - Tổng quan của báo giới" chính là tập hợp đầy đủ những sự kiện tiêu biểu của một năm.

Theo PGS. TS. Nguyễn Văn Dững (Học viện Báo chí - Tuyên truyền), đặc trưng cơ bản của sự kiện đó chính là tính phức tạp khi nhận thức sự kiện thời sự, sự kiện báo chí. Tính phức tạp này có lẽ ở chỗ, yếu tố không xác định, không định lượng, nhưng buộc nhà báo phải nhận thức, phải phán đoán cho được khi lựa chọn sự kiên thông tin.

Nói cách khác, giữa sự việc, sự kiện cụ thể với các vấn đề xã hội quan tâm có mối quan hệ nhất định. Sự kiện và mối quan hệ ấy tạo nên giá trị thông tin của tác phẩm báo chí. Phát hiện sự kiện đã khó, nhưng phán đoán năng lực và mối quan hệ tác động ở bối cảnh cụ thể của tình hình trong nước, trong khu vực và trên thế giới lại càng khó khăn gấp bội. Cũng có thể có bản thân một sự kiện làm khởi phát một vấn đề nào đó. Chẳng hạn, sự kiện tiến hành xây

dựng khách sạn Novotel trong khuôn viên Công viên Thống Nhất, trung tâm thương mại tại chợ 19-12, trung tâm thương mại tại vườn hòa Con Voi (phường Trung Tự, Đống Đa), quy hoạch ồ ạt sân golf... trên địa bàn Hà Nội trong hai năm 2008-2009 mà báo chí phát hiện đã nêu lên vấn đề quy hoạch và bảo vệ quần thể văn hoá Hà Nội nói riêng và các địa danh khác nói chung.

Mỗi sự kiện đều có tiềm năng thông tin, tiềm năng ấy có được khơi thức hay không là tuỳ thuộc vào năng lực nhận thức và bàn tay, kỹ năng của nhà báo. Vì thế, "muốn khơi thức tiềm năng thông tin của sự kiện thì nhà báo cần thông hiểu tình hình, nắm bắt được mạch đi nhịp thở của cuộc sống, những động thái chính trị cũng như các quan hệ kinh tế - văn hoá - xã hội, cần hiểu công chúng mình và có khả năng phán đoán rằng sự kiện được thông tin, được xã hội hoá sẽ tác động vào những mối quan hệ nào, vào nhóm công chúng, đối tượng nào và hiệu ứng của nó sẽ ra sao. Đấy chính là một trong những “cái khó” của nghề nghiệp báo chí, đòi hỏi sự am tường về cuộc sống cũng như linh cảm chính trị, nghề nghiệp và sự nháy bén thời cuộc để có thể săn tin, phát hiện sự kiên đưa tin cũng như phán đoán năng lực và các mối quan hệ tác động của nó trong bối cảnh cụ thể" [6].

Phát hiện và lựa chọn sự kiện thông tin có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động tác nghiệp hàng ngày của nhà báo. Cùng một sự kiện nhưng phóng viên báo Tuổi Trẻ và phóng viên báo Lao Động có thể có góc nhìn khác nhau. Nói cách khác, năng lực hành nghề tác nghiệp của nhà báo thể hiện rất rõ ở việc phát hiện, lựa chọn và phán đoán về các sự kiện, chi tiết - dữ liệu thông tin cũng như sáng tạo tác phẩm. Việc lựa chọn sự kiện thông tin, xác định chủ đề, đề tài cùng với phát hiện và lựa chọn chi tiết, ngôn ngữ giọng điệu của bài viết là những yếu tố quan trọng tạo nên phong cách sáng tạo của mỗi nhà báo. Đấy là một chuỗi các kỹ năng và năng khiếu nghề nghiệp thể hiện năng lực hành nghề, tác nghiệp của người làm báo.

Tính trung thực trong thông tin báo chí cũng thể hiện trước hết và quan trọng là ở việc thông tin sự kiện có xác thực không, có đúng bản chất sự kiện không, các chi tiết có lô-gíc không. Mặt khác, cũng nên cân nhắc sự kiện ấy có phản ánh đúng bản chất tình hình và xu hướng vận động không, từ đó, có thể xác định quy mô, mức độ, liều lượng thông tin cho phù hợp, tránh “có bé xé ra to”, “có ít xuýt ra nhiều”, hoặc “vo tròn bóp méo”. Thực tế, các thủ thuật giật gân, câu khách trên báo chí đều xoay quanh nghệ thuật khai thác sự kiện và ngôn từ, nhất là nghệ thuật rút tít.

Báo chí chủ yếu thông tin cái mới và đương nhiên không bỏ qua cái lạ vì nó đáp ứng nhu cầu nhận thức, giải trí và hấp dẫn công chúng. Điều nên tránh là giật gân và sự giật gân ấy có thể gây hiểu nhầm, lại không có lợi về nhận thức, văn hoá, thẩm mỹ, đạo đức hay bất lợi về chính trị. Ví dụ, trong một vài năm gần đây, báo chí đã nhiều lần bị "hớ" khi đưa thông tin về loại thuốc kích thích khiến rau lớn nhanh như thổi, bưởi gây ung thư, chó biến thành người, Thánh vật sông Tô Lịch... mà không có bằng chứng khoa học xác thực.

Thêm một lần nữa "Việt Nam - Tổng quan của báo giới" không thể nằm ngoài cuộc trong những sự kiện trên và cũng chính vì thế nó là đại diện tiêu biểu cho thành quả hoạt động sáng tạo một năm của báo giới.

2.2 - Thể loại báo chí

Trước hết cần khẳng đi ̣nh rằng phân loa ̣i tác phẩm báo chí là mô ̣t trong những phương pháp tiếp câ ̣n nghiên cứu các tác phẩm báo chí . Việc phân loại tác phẩm báo chí rất phức tạp , trước hết do thực tiễn báo chí vô cùng sinh đô ̣ng, đa da ̣ng. Nhà báo luôn bị câu thúc bởi hạn định thời gian do tính định kỳ của sản phẩm báo chí cũng như yêu cầu thông tin của công chúng.

"Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, báo chí phản ánh thực tại khách quan thông qua các hình thức thể loại tương đối ổn định và

những hình thức chưa ổn định. Những hình thức chưa ổn định thường được gọi chung là “các dạng bài thông tin, phản ánh báo chí”, còn những hình thức tương đối ổn định được gọi là các thể loại (hoặc thể tài) trong một hệ thống. Nói cách khác, nếu trong số các tác phẩm báo chí được đăng tải trên báo chí nói chung, không phải tác phẩm nào cũng đều thể hiện rõ ràng tiêu chí của thể loại. Như vậy, giữa “tác phẩm báo chí" và “thể loại báo chí” vẫn có một ranh giới khá rõ ràng với những khác biệt có thể nhận diện được" [3, tr.273].

Khảo sát của PGS. TS. Vũ Quang Hào (Khoa Báo chí - Truyền thông, Trường Đại học KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội), số tác phẩm báo chí không thể hiện rõ các tiêu chí của thể loại thường chiếm tỷ lệ khoảng 70% trong tổng số tác phẩm báo chí. Các tác phẩm đạt tiêu chí thể loại thường chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 30%. Hiện tượng này là phổ biến ở tất cả các thể loại: báo in, PT-TH, báo điện tử. Điều này có lý do: không phải người viết báo nào cũng hiểu rõ và vận dụng được các đặc điểm thể loại báo chí. Ngoài ra, bản thân mỗi sự kiện báo chí cũng có tình trạng biểu đạt bằng một thể loại sẽ dễ dẫn đến sự đơn điệu cho tác phẩm. Tình hình này cũng không chỉ diễn ra ở nền báo chí Việt Nam mà còn ở cả nền báo chí thế giới.

Ở nước ta, trong những năm gần đây đã xuất hiện khá nhiều những ý kiến xung quanh vấn đề phân loại tác phẩm báo chí. Đó là một hiện tượng bình thường, hợp quy luật, thể hiện sự cố gắng của lý luận báo chí nước ta trong quá trình nhận thức thực tiễn phong phú của đời sống báo chí hiện nay. Tuy nhiên, trong những ý kiến đã được nêu ra còn có nhiều điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.

Trên bình diện quốc tế, có thể thấy lý luận báo chí ở một số nước khác không chú ý lắm đến việc phân loại mà chỉ quan tâm đến kỹ năng sáng tạo tác phẩm. Trong lý luận báo chí Mỹ, Pháp, Ôx-trây-li-a, Thụy Điển… người ta không không chỉ chia tác phẩm báo chí thành hai thể loại: bài và tin. Giảng

dạy báo chí của họ không chú trọng giải thích những đặc điểm của tin, phỏng vấn mà chỉ tập trung chủ yếu vào việc dạy cho phóng viên cách làm tin, làm phỏng vấn như thế nào, tức họ thiên về dạy kĩ năng. Điều này dường như trùng với quan điểm của PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Thái (Khoa Báo chí - Truyền thông, ĐH KHXH&NV Hà Nội) khi cho rằng "nghề báo là một nghề có thể học được, nhưng dạy thì không" [21].

Thực trạng với những quan niệm như đã trình bày ở trên có thể rút ra một vài nhận xét về vấn đề thể loại báo chí hiện nay như sau:

Thứ nhất: Hệ thống các thể loại báo chí ở nước ta hiện đang tồn tại trên cơ sở của ba nhóm thể loại với những tính chất, nhiệm vụ không hoàn toàn giống nhau. Nhóm thứ nhất tập hợp một số thể loại có nhiệm vụ thông tin.

Thông tin sự kiện là một ưu thế nổi bật của nhóm các thể loại này. Về cơ bản, thể loại này được gọi khá thống nhất với tên chung là nhóm các thể loại

Thông tấn báo chí.

Trong khi đó, các thể loại báo chí trong nhóm thứ hai lại có nhiệm vụ bình luận, giải thích, phân tích, đánh giá để trả lời những câu hỏi cuộc sống đang đặt ra trên cơ sở của những sự thật chính xác cả về không gian lẫn thời gian. Vì lẽ đó, có thể coi năng lực thông tin lý lẽ là tính trội của các thể loại thuộc nhóm này. Sự thật nêu ra được coi là những luận cứ và thông qua việc phân tích, đánh giá chúng, tác giả nêu ra những kết luận mang đậm chất lý lẽ, thể hiện rõ ràng chính kiến, thái độ của người viết. Hầu hết các nhà nghiên cứu lý luận báo chí nước ta nhất trí gọi tên nhóm thể loại này là chính luận báo chí. Trong nhóm thể loại này, cái "tôi" của nhà báo thể hiện rất rõ ràng, khác hoàn toàn so với thể loại đầu tiên.

Ở một trạng thái khác, đó là khả năng diễn tả sinh động, ấn tượng về những sự thật xác thực và thời sự và nhóm các bài viết này được xếp vào nhóm thứ ba của hệ thống thể loại báo chí. Quá trình này còn được hỗ trợ bởi

các yếu tố như ngôn từ, bút pháp, giọng điệu giàu chất văn học và sự xuất hiện trực tiếpcủanhân vật trần thuật trong tác phẩm.

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, trong hệ thống hệ thống thể loại báo chí với ba nhóm như đã nêu ở trên, các thể loại có thể tồn tại độc lập nhưng cũng có thể giao thoa với các thể loại (và các loại thể) ở trong và ở bên ngoài hệ thống. Trong số đó, trừ một số thể loại tương đối ổn định, các thể loại khác ít nhiều đều có sự giao thoa, chuyển hoá lẫn nhau. Đó là một hiện tượng bình thường trong đời sống các thể loại báo chí.

3 - Tính phản biện xã hội, dự báo đã thành chuẩn thẩm mĩ trong lựa chọn tác phẩm báo chí của "Việt Nam - Tổng quan của báo giới":

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thông tin trên sách Việt Nam - Tổng quan của báo giới từ lý luận đến thực tiễn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)