Những yếu tố không chắc chắn

Một phần của tài liệu đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến vườn quốc gia xuân thuỷ (Trang 45)

Những yếu tố không chắc chắn tồn tại ở mọi bước của một bản đánh giá tác động nước biển dâng bao gồm sự không chắc chắn về lượng khí nhà kính phát thải trong tương lại, sự tập trung của khí nhà kính trong khí quyển, sự thay đổi của khí hậu, sự nhạy cảm của nước biển dâng với sự thay đổi của nhiệt độ, những tác động tiềm năng và đánh giá sự thích nghi. Có hai phương pháp nhằm tính đến những yếu tố không chắc chắn này là :phân tích sự không chắc chắn và phân tích rủi ro.

● Phân tích yếu tố không chắc chắn:

Phân tích yếu tố không chắc chắn bao gồm một loạt các kỹ thuật dự đoán và chuẩn bị cho những tác động của những sự kiện không chắc chắn xảy ra trong tương lại. Nó được sử dụng để mô tả một phân tích những yếu tố không chắc chắn đột ngột xuất hiện trong bản nghiên cứu đánh giá.

● Phân tích rủi ro

Phân tích rủi ro giải quyết vấn đề không chắc chắn về mặt rủi ro của tác động. Rủi ro được định nghĩa là kết hợp giữa khả năng xảy ra một sự kiện và tác động của sự kiện đó lên một đối tượng nào đó. Một dạng khác của phân tích rủi ro là phân tích quyết định được dùng để đánh giá chiến lược ứng phó với nước biển dâng. Nó có thể được sử dụng để ấn định khả năng đối với những kịch bản nước biển dâng khác nhau, xác định những chiến lược ứng phó mềm dẻo với chi

phí thấp nhất (tối thiểu hoá thiệt hại hàng năm) thì chiến lược tốt nhất đó sẽ làm giảm đi rất nhiều các tác động được dự đoán.

1.3.6. Bước 6:Đánh giá sự thích nghi tự động

Các bản đánh giá tác động trước đây được thực hiện để lượng giá các tác động của nước biển dâng lên một đối tượng trong trường hợp bỏ qua các biện pháp ứng phó, điều mà có thể làm thay đổi các tác động này. Có hai biện pháp ứng phó chính là giảm nhẹ và thích nghi.

Các biện pháp giảm nhẹ nhằm đối phó với nguyên nhân của biến đổi khí hậu. Nó có thể đạt được thông qua các hoạt động nhằm ngăn chặn hay làm chậm sự tăng lên của sự tập trung khí nhà kinh trong khí quyển, bằng việc giới hạn những phát thải từ những nguồn gây ra khí nhà kính như đốt nháy nhiên liệu hoá thạch, thâm canh nông nghiệp) trong hiện tại và tương lại và gia tăng những bể hấp thụ khí nhà kính (ví dụ như rừng, biển). Trong những năm gần đây người ta đã coi giảm nhẹ là chiến lược chính để đối phó với vấn đề khí nhà kính.

●Các biện pháp thích nghi là phản ứng với cả tác động tích cực và tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

1.3.7. Bước 7: Đánh giá các chiến lược thích nghi

Một khung đánh giá chung cho một chiến lược thích nghi gồm các bước sau:

• Xác định mục tiêu;

• Chỉ rõ các tác động chính của nước biển dâng;

• Xác định các lựa chọn thích nghi;

• Nghiên cứu những yếu tố tác động đến lựa chọn thích nghi;

1.4. Tiểu kết Chương I

Như vậy, chương I đã khái quát các vấn đề cơ bản liên quan đến nước biển dâng tại các khu vực ven biển trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Chương I đã đưa ra Khung đánh giá tác động nước biển dâng gồm 7 bước là cơ sở để thực hiện việc đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy tại các chương tiếp theo.

CHƯƠNG II:

Một phần của tài liệu đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến vườn quốc gia xuân thuỷ (Trang 45)