ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VỚI NƯỚC BIỂN DÂNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ
4.1.2. Giảm phát thải khí nhà kính
Theo nghiên cứu mới nhất của Trung tâm nghiên cứu khí tượng quốc gia (NERC), nguy cơ ấm lên toàn cầu có thể giảm đáng kể nếu mỗi quốc gia cắt giảm đi khoảng 70% lượng phát thải khí nhà kính trong thế kỷ này. Sau đây, tôi xin đưa ra một số đề xuất nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính:
Các nguồn điện truyền thống dẫn tới phát thải ra một lượng khí nhà kính đáng kể như việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch trong nhiệt điện hay chặt rừng trong thuỷ điện. Chính vì vậy, cần phải dần chuyển sang sử dụng những loại năng lượng sạch hơn như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học (ví dụ chế ra dầu diesel từ cây cọc rào) nhằm giảm bớt lượng khí nhà kính phát thải ra. Trong ngành giao thông, khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng mới giảm phát thải khí cacbon như khí thiên nhiên nén CNG, khí dầu hoá lỏng LPG và nhiên liệu sinh học;
Sử dụng tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt và sản xuất nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết;
loại chất thải và khí thải ở đầu ra trong đó có các loại khí nhà kính;
Trên cơ sở Nghị Định thư Kyoto, Cơ chế Phát triển sạch (CDM) là một cơ chế hiệu quả nhằm giảm phát thải khí nhà kính với chi phí thấp, đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Tuy nhiên, các dự án CDM tại Việt Nam vẫn chưa nhiều do đó trong thời gian tới cần phải tạo điều kiện, khuyến khích hơn nữa các dự án thuộc loại này;
Mỗi người trong cộng đồng đều có thể góp phần làm giảm khí nhà kính bằng cách thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày như: sử dụng các sản phẩm “xanh”, mua những thiết bị tiết kiệm năng lượng, sử dụng điện tiết kiệm, mua các sản phẩm lâu bền, giảm việc sử dụng tủ lạnh, điều hoà nhiêt độ và ưu tiên sử dụng xe đạp và các phưong tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm…hơn là các phương tiện cá nhân.