Khung phân tích tác động nước biển dâng

Một phần của tài liệu đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến vườn quốc gia xuân thuỷ (Trang 38)

b. Những đánh giá quy mô khu vực và toàn cầu

1.3.Khung phân tích tác động nước biển dâng

Sau những điều không chắc chắn về những yếu tố biến đổi khí hậu khác, tập trung chính của hầu hết các nghiên cứu là các tác động và ứng phó với nước biển dâng.

Để thực hiện phần lớn các nghiên cứu, một khung công việc chung như được thể hiện ở Hình 3 đưa ra một nền tảng hữu ích cho việc giải thích và so sánh. Cụ thể là, nó đã làm nổi bật những giả định ẩn và hiện và những đơn giản hóa được thực hiện trong tất cả các nghiên cứu sẵn có vì thế giúp xây dựng những vấn đề chung cũng như khiến việc giảm nhẹ biến đổi khí hậu trở nên rõ rảng hơn.

Nước biển dâng khu vực, dù là vì lý do gì, cũng gây ra những tác động sinh địa lý như tăng khả năng xói mòn và lũ lụt. Tiếp theo, những tác động này sẽ gây ra những tác động trực tiếp hay gián tiếp đến kinh tế - xã hội phụ thuộc vào tình trạng không được bảo vệ trước nguy hiểm của con người đối với những thay đổi này. Cũng có phản hồi quan trọng khi hệ thống bị tác động tự điều chỉnh và thích nghi với thay đổi, bao gồm việc con người tận dụng thay đổi có ích và thích nghi với thay đổi có hại. Vì vậy, hệ thống ven biển được xác định tốt nhất là trong sự tương tác giữa hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Những thuật ngữ trong Hình 3 đã bị thay đổi chút ít so với nguyên bản của Klein và Nicholls (1999) để thể hiện những thuật ngữ được sử dụng bởi Smit và các cộng sự (2001) nhưng ý nghĩa cơ bản thì vẫn không thay đổi. Tất cả hệ thống này đều được mô tả bởi tình trạng không được bảo vệ trước nguy hiểm của chúng, độ nhạy cảm, và khả năng thích nghi với thay đổi của nước biển dâng và những biến đổi khí hậu liên quan và điều này có thể bị thay đổi bởi các áp lực phi khí hậu khác. Nói chung, độ nhạy cảm và khả năng thích nghi cùng với tình trạng không được bảo vệ trước nguy hiểm đã

xác định tính dễ bị tổn thương của mỗi hệ thống đối với nước biển dâng và những thay đổi khác.

Tất cả các hệ thống đều có sự tương tác và người ta có thể chỉ ra những cách thích nghi và điểu chỉnh khác nhau (Smit và các cộng sự, 2001). Cách thích nghi tự động (hay tự phát) đại diện cho sự ứng phó tự nhiên đối với nước biển dâng (ví dụ: tăng sự bồi lắng theo chiều dọc của vùng đất ngập nước ven biển trong thiên nhiên hay điều chỉnh giá thị trường trong hệ thống kinh tế - xã hội). Quá trình tự động này thường ít được nhận thức tuy nhiên lại có ảnh hưởng đáng kể đến phạm vi của nhiều tác động. Hơn nữa, quá trình điều chỉnh tự động này thường bị giảm hay dừng lại bởi những áp lực phi khí hậu gây ra bởi con người như chỉ ra ở Hình 3 (Bijlsma và các cộng sự, 1996). Thích nghi có kế hoạch (chắc chắn phải từ hệ thống kinh tế - xã hội ) có thể giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương thông qua một loạt các biện pháp.

Tác động qua lại giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội tại khu vực ven biển bao gồm những tác động của hệ thống tự nhiên đến hệ thống kinh tế - xã hội và những thích nghi có kế hoạch của hệ thống kinh tế - xã hội đến hệ thống tự nhiên. Điều này khiến hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội tương tác với nhau theo một cách rất phức tạp. Những thích nghi và điều chỉnh không đổi xảy ra trong và giữa các hệ thống như thường lệ sẽ làm giảm độ lớn tác động tiềm năng, điều sẽ xảy ra nếu thiếu thích nghi và điều chỉnh. Vì vậy, những tác động thực sự thường nhỏ hơn rất nhiều so với những tác động tiềm năng nếu quá trình ước tính bỏ qua sự thích nghi (trừ trường hợp thích nghi không hiệu quả (Smit và các cộng sự, 2001)). Đánh giá tác động mà không tính đến các biện pháp thích nghi nói chung sẽ đánh giá quá cao các tác động (tức là tính tác động tiềm năng chứ không phải là tác động thật sự).

Hình 1.5: Khung lý thuyết đánh giá tính dễ bị tổn thương và các tác động ven biển do nước biển dâng

Nguồn: Nicholls (2002a)

Tác động Sinh địa lý Thích nghi tự động Thích nghi có kế hoạch Khả năng thích

nghi của tự nhiên

Tính dễ bị tổn thương của tự nhiên Sự nhạy cảm của tự nhiên Những áp lực phi khí hậu Nước biển dâng (và những biến đổi khí hậu khác) Hệ thống tự nhiên Thích nghi tự động Thích nghi có kế hoạch Khả năng thích

nghi của Kinh tế-Xã hội

Tính dễ bị tổn thương của Kinh tế-Xã hội Sự nhạy cảm

của Kinh tế-Xã hội

Những tác động còn lại Hệ thống Kinh tế - Xã hội

Theo Hướng dẫn kỹ thuật của IPCC về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và thích nghi, khung chung để thực hiện một bản đánh giá tác động gồm bảy bước:

Hình 1.6: Bảy bước của một bản đánh giá tác động

Nguồn: IPCC, Hướng dẫn kỹ thuật của IPCC về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và thích nghi

Năm bước đầu được coi là phổ biến đối với hầu hết các nghiên cứu. Bước sáu và bước bảy thì xuất hiện ít hơn. Các bước được làm liên tục nhau nhưng khung này

1. Xác định vấn đề

3. Kiểm tra phương pháp/độ nhạy cảm 2. Lựa chọn phương pháp

5. Đánh giá tác động sinh-lý Đánh giá tác động Kinh tế-Xã hội

4. Lựa chọn kịch bản

6. Đánh giá sự điều chỉnh tự động

cũng cho phép lặp lại ở một số bước. Ở mỗi bước, một loạt các phương pháp nghiên cứu được sử dụng.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến vườn quốc gia xuân thuỷ (Trang 38)