Các biện pháp thích ngh

Một phần của tài liệu đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến vườn quốc gia xuân thuỷ (Trang 102)

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VỚI NƯỚC BIỂN DÂNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ

4.2.Các biện pháp thích ngh

Đối mặt với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, cộng đồng dân cư vùng ven biển nói chung và tại Giao Thủy nói riêng có ba lựa chọn cơ bản cho biện pháp thích nghi: bảo vệ, rút lui và thích nghi. Biện pháp bảo vệ có nghĩa là đắp đê; rút lui nghĩa là thay đổi địa điểm nhà hoặc hay doanh nghiệp, hay phân định ranh giới các vùng nhất định cấm không phát triển; thích nghi bao gồm thiết lập quy tắc xây dựng cứng rắn hơn, hoặc củng cố hệ thống cảnh báo sớm. Một số lựa chọn được liệt kê ở hình 4.1.

- Công trình cứng: đê, tường chắn, rào chắn thủy triều;

- Công trình mềm: phục hồi, tái tạo cồn cát, đầm lầy, bồi đắp bãi biển;

- Lựa chọn truyền thống: tường chắn bằng gỗ, đá, lá dừa; trồng rừng.

- Thiết lập vùng phía sau; - Di dời các công trình có

nguy cơ bị đe dọa; - Giảm dần việc phát triển

ở những vùng trống; - Tạo tầng đệm ở vùng cao; - Di dời công trình phụ. - Hệ thống cảnh báo di tản sớm;

- Bảo hiểm rủi ro;

- Biện pháp nông nghiệp mới, như là sử dụng cây trồng chống mặn; - Quy tắc xây dựng mới; - Cải thiện hệ thống thoát

nước; - Khử muối.

Nguồn: UNFCCC, Công nghệ thích nghi với biến đổi khí hậu, 2006

4.2.1. Bảo vệ

 Với phương pháp bảo vệ, lựa chọn dễ thấy nhất là xây các công trình cứng như đập ngăn nước biển .Tuy nhiên bên cạnh chi phí đắt đỏ, chúng còn có những mặt bất lợi như thay đổi vị trí xói mòn và lắng cặn. Do đó sẽ tốt hơn nếu lựa chọn các biện pháp mềm, bao gồm phục hồi cồn cát, khôi phục vùng đầm lầy, hay tiếp tục các biện pháp truyền thống như trồng rừng.

 Trồng thêm rừng ngập mặn tại khu vực ven biển vì chúng sẽ có tác dụng như “rào chắn” chống bão lũ, xâm nhập mặn cũng như đóng vai trò là một hệ thống lọc trước khi nước thải từ khu vực dân cư đổ ra biển. Theo các nhà khoa học, nếu mật động dày đặc của rừng ngập mặn ít nhất là 70% và được chăm sóc cẩn thận, chúng có thể cứu sống hàng nghìn sinh mạng nếu sóng thần xảy ra;

 Xây dựng đập và hồ tự nhiên hoặc nhân tạo tại các lưu vực sông chính và những nơi hay xảy ra lũ lụt nhằm kiểm soát ngập lụt làm giảm nhẹ tổn thất gây ra bởi lũ và duy trì nguồn nước cung cấp cho mùa khô;

 Củng cố những hệ thống đê sẵn có và xây dựng thêm hệ thống đê mới bao gồm đê biển và hàng rào chống mặn. Cũng có thể chống xâm nhập mặn bằng cách sử dụng hệ thống thoát nước và làm cho nền đất trở nên cao hơn;

vào mùa mưa và cung cấp nước vào mùa khô. 4.2.2. Rút về phía sau

Với phương pháp rút lui, cách thức đơn giản nhất có thể là thiết lập và phát triển vùng phía sau có khoảng cách nhất định so với mép nước biển; tránh các tác động tự nhiên của nước biển dâng bằng cách tái định cư, di dời nhà cửa và cơ sở hạ tầng từ khu vực chịu nguy hiểm đến khu vực khác an toàn hơn. Xây dựng các khu dân cư mới có đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường trạm, cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh môi trường phù hợp với phong tục tập quán và văn hoá của nhân dân.

4.2.3. Thích nghi

Với phương pháp thích nghi, có khá nhiều lựa chọn. Chúng bao gồm hệ thống cảnh báo thiên tai, hay các biện pháp dài hạn như hệ thống xây dựng mới, hay cải tiến hệ thống thoát nước bằng cách tăng sức bơm hay sử dụng ống dẫn rộng hơn.

 Trách nhiệm của Nhà Nước

Hành động để thích ứng có thể liên quan đến nhiều cơ quan tổ chức, nhưng trên thực tế trách nhiệm có xu hướng thuộc về khu vực Nhà nước. Ở vùng ven biển, biến đối khí hậu có khả năng ảnh hưởng tới an ninh lương thực và nguồn nước, đa dạng sinh học, an toàn và sức khỏe con người - những đối tượng mà Nhà Nước có trách nhiệm chủ yếu. Tuy nhiên ở mọi giai đoạn nhà nước nên đảm bảo sự tham gia của toàn dân. Điều này là do người dân có quyền tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng tới cuộc sống của họ, trên thực tế đây là nhu cầu tất yếu - cộng đồng dân cư trên toàn thế giới phản đối ngày càng nhiều đối với các hoạch định từ trên xuống. Nhưng sự chấp nhận và hợp tác của cộng đồng địa phương cũng rất cần thiết do hầu hết các biện pháp đều phụ thuộc vào khả năng thực hiện và duy trì của địa phương. Và sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các hành động riêng của cộng đồng địa phương, chẳng hạn như ở Viti Levu, Fiji, những người dân trong làng tham gia tích cực vào việc phục hồi cây đước. Nhà nước

lý, tránh bố trí các vùng phát triển tại những khu vực có nguy cơ bị ngập lụt do nước biển dâng;

 Đầu tư một khoản Ngân sách nhằm giải quyết và ngăn chặn các vấn đề có thể gây ra bởi nước biển dâng. Ví dụ: xây đê mới, cải tạo hệ thống đê cũ, trồng rừng ngập mặn, tạo nguồn sinh kế mới cho người dân ven biển chịu ảnh hưởng…

 Xây dựng Quy hoạch thuỷ lợi chi tiết cho huyện Giao Thuỷ nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung có xét đến tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng;

 Đẩy mạnh hệ thống dự báo thời tiết để có thể dự báo tốt hơn thời gian đổ bộ của các cơn bão, lũ nhằm di chuyển kịp thời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm;

 Giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về Biến đổi khí hậu-Nước biển dâng để tất cả cộng đồng dân cư và các cấp chính quyền ý thức được tầm quan trọng và cùng nỗ lực hợp tác, đóng góp chung nhằm đưa ra các giải pháp thiết thực và hiệu quả nhất để ứng phó và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu - nước biển dâng. Thực tế đã chứng minh, nếu người dân được cung cấp thông tin, họ sẽ ứng phó được tốt hơn ví dụ như giảm số người bị nhiễm bệnh trong mùa bão lũ nếu họ được hướng dẫn các biện pháp vệ sinh đúng cách;

 Hợp tác với quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ để bảo vệ và trồng thêm rừng ngập mặn, tạo nguồn sinh kế mới cho người dân, giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên.

Trách nhiệm của khu vực tư nhân

Trong một số trường hợp, khu vực tư nhân cũng có động lực để đầu tư vào công việc đối phó với nước biển dâng do nước biển dang làm xói mòn bờ biển tại những

Trách nhiệm của các tổ chức nước ngoài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vai trò của các tổ chức phi chính phủ cũng khá lớn. Bên cạnh tăng cường nhận thức cho cộng đồng, các tổ chức này còn đóng vai trò trung gian: xác định công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và hỗ trợ về mặt quản lý, kỹ thuật và các hỗ trợ khác.

Trách nhiệm của người dân địa phương

Thay vì thụ động chờ sự giúp đỡ của người khác, người dân địa phương cũng cần chủ động trong việc thích ứng với nước biển dâng nhằm tự bảo vệ mình. Một số biện pháp người dân có thể thực hiện như sau:

 Chấp nhận một số mất mát, tập trung chú ý xây dựng những cơ sở hạ tầng thích nghi với nước biển dâng và chuyển dịch sang những kĩ thuật trồng trọt phù hợp hơn; Đa dạng hoá phát triển sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản, thay đổi lịch thời vụ…để thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng;

 Chuyển sang trồng các loại cây biến đổi gen, có thể chịu được mặn, cho sản lượng cao;

 Tại khu vực ngập lụt, có thể học tập quốc gia Bangladesh, thực hiện mô hình “Nông nghiệp nổi”– một hệ thống tương tự như trồng cây trong nước, tại đó thực vật sẽ hút chất dinh dưỡng không phải từ đất mà là từ nước. Để làm nông nghiệp nổi, người nông dân phải chuẩn bị “đất sinh học” bao gồm khoáng chất, tảo nước, giống cây leo giữ nước, rơm, thảo mộc hay những phần còn lại của tây. Một khu vườn nổi điển hình có thể dài 50m, rộng 15m và cao 0,75m – mặc dù kích thước, hình dạng và nguyên liệu được điều chỉnh tùy theo hoàn cảnh địa phương để đảm bảo khu vườn đó có thể chống chịu được với gió mùa và lũ thủy triều. Sau khi thu hoạch, người nông dân có thể bảo quản gốc rạ để chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo;

thiết.

4.3. Tiểu kết Chương IV

Trong Chương IV, tác giả đã đưa ra một số đề xuất nhằm giảm nhẹ và thích ứng với vấn đề nước biển dâng đối với Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Tuy nhiên, nước biển dâng là vấn đề khu vực và toàn cầu nên một quốc gia, một vùng dù có nỗ lực đến mấy nếu thiếu sự hợp tác, giúp đỡ quốc tế, khu vực và của các vùng khác thì các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ cũng không thể đạt được hiệu quả tối đa như mong muốn. Vì vậy, trong vấn đề này, không chỉ cần sự phối hợp liên ngành, kết hợp nhiều biện pháp chính sách khác nhau một cách mềm dẻo mà còn cần tập trung hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ và đầu tư của nước ngoài.

Như vậy, qua chuyên đề “Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy”, tôi đã làm rõ những vấn đề sau:

Trong Chương I, tôi đã nêu khái quát những vấn đề liên quan đến nước biển dâng tại khu vực ven biển nói chung và Việt Nam nói riêng cũng như đưa ra khung đánh giá tác động gồm 7 bước được xây dựng bởi IPCC;

Chương II tôi đã nêu tổng quan các đặc điểm của Vườn Quốc gia Xuân Thủy bao gồm các đặc điểm tự nhiên, đa dạng sinh học và các hoạt động kinh tế-xã hội của năm xã giáp Vườn Quốc gia. Đồng thời, Chương II cũng đưa ra bản ước tính tổng giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy, làm cơ sở cho việc tính toán sau này;

Chương III, tôi đã lựa chọn một kịch bản nước biển dâng và đánh giá các tác động của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy bao gồm đánh giá định tính và định lượng. Tuy nhiên, do thiếu số liệu cần thiết và còn nhiều yếu tố không chắc chắn nên công việc đánh giá định lượng mới dừng lại ở đánh giá thiệt hại kinh tế tiềm năng do mất diện tích rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy;

Chương IV tôi đã đưa ra một số đề xuất thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Các biện pháp này không còn là lựa chọn mà là cần thiết vì đây là vấn đề liên quan đến chính trị và xã hội. Khi những tác động này xảy ra, đối tượng chịu tổn thương nhiều nhất là người nông dân do sinh kế của họ phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên và khả năng tài chính hạn chế khiến họ trở nên bị động trong quá trình ứng phó. Do đó, nó có thể làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn vốn có giữa tầng lớp người giàu và người nghèo trong cộng đồng.

người phải xem lại toàn bộ quá trình phát triển kinh tế của mình và trong mọi trường hợp, khi con người cố tình đi ngược lại quy luật tự nhiên thì sẽ phải gánh chịu hậu quả, không bây giờ thì cũng là trong tương lai. Rất có thể đây sẽ là cơ hội để nhân loại hướng tới “một nền kinh tế ít cácbon hơn” và càng nhiều người nhận thức được rằng công cuộc bảo vệ môi trường không phải chỉ là của Nhà nước hay Tổ chức chính phủ nào đó mà là của chính bản thân mình. Bằng việc “thay đổi thói quen” trong sinh hoạt hàng ngày, tất cả chúng ta đều đang góp phần giảm lượng khí nhà kính phát thải và bảo vệ môi trường toàn cầu. Chương trình “Giờ trái đất” vừa qua chính là một minh chứng cho ý thức bảo vệ môi trường và mong muốn có một sự phát triển bền vững hơn của rất nhiều người trên thế giới.

Tôi hy vọng bản đánh giá này sẽ phần nào khiến thêm nhiều người nhận thức đầy đủ hơn về một vấn đề khá nóng bỏng hiện nay là “nước biển dâng” và bằng các biện pháp giảm nhẹ và thích nghi kịp thời, đúng hướng, hy vọng các tác động mà tôi đưa ra trong bản đánh giá này sẽ chỉ ở dạng “tiềm năng” chứ không “thực sự” xảy ra trong thực tế vào thời gian tới.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến vườn quốc gia xuân thuỷ (Trang 102)